Đặc sắc trong lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang | Saigon Star Travel
Nếu bạn đang đến du lịch Nha Trang và đến tham quan tháp bà Ponagar thì đừng bỏ qua lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được xem là lễ hội đáng xem nhất ở Nha Trang. Không ngẫu nhiên nơi đây nhanh chóng lọt top những điểm du lịch cuốn hút của Nha Trang đặc biệt vào dịp cuối tháng 3 âm lịch. Cùng Saigon Star Travel tìm hiểu về điểm du lịch này nhé!
Giới thiệu chung về tháp bà Ponagar Nha Trang
Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố trên 3 mặt bằng: Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng: Gồm Mandapa (tiền đình) và Khu đền Tháp ở phía trên.
Tháp bà Ponagar Nha Trang
Lễ hội tháp Yang Po Nagar là lễ hội dân gian lớn nhất trong năm ở tỉnh Khánh Hòa để tưởng nhớ nữ thần Yang Po Inư Nagar – người đã có nhiều công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người. Đại lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang thường được tổ chức trong khuôn viên của di tích Tháp Bà Ponagar Nha Trang- quần thể lưu giữ dấu ấn của vương quốc Chăm pa. Đại lễ như gợi nhắc về một nền văn hóa của người Việt cổ đại.
Ý nghĩa của lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Dựa theo truyền thuyết về Tháp Bà Ponagar kể lại thì lễ hội này diễn ra hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức trời biển của Thiên Yana Thánh Mẫu. Hay được người dân Chăm pa gọi là người Mẹ của xứ sở. Thánh Mẫu là người được toàn thể nhân dân nơi đây tôn sùng bởi Người đã dạy cho cư dân biết cách dệt vải, trồng rau, sinh sống…
Kiến trúc nơi đây dường như vẫn còn vẹn nguyên cùng thời gian. Từ bức tượng thần Shiva cưỡi Ngưu thần Nandin cho đến từng đường nét trạm trổ tinh xảo đều mang trong mình nét đặc trưng của văn hóa Chăm pa.
Trong tiềm thức của người dân nơi đây từ bao đời , người Mẹ xứ sở có vai trò vô cùng quan trọng, là người đầy quyền năng có tầm ảnh hưởng lớn lao. Có thể xem đây là người phụ nữ duy nhất được tôn thờ, luôn dẫn dắt người dân để có được một cuộc sống trọn vẹn hơn, hạnh phúc hơn. Chính bởi lý do đó, bà mẹ xứ sở được người dân tôn sung với hình thức tế bái thiêng liêng.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Tìm hiểu về các hoạt động của lễ hội Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang
Nét đặc sắc từ lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang không chỉ dừng lại ở những ý nghĩ thiêng liêng mà còn được thể hiện qua các nghi lễ cầu kỳ, trang trọng. Với thời điểm diễn ra ttừ ngày 20/03 – 23/03 Âm lịch, du khách có thể bố trí thời gian sao cho thích hợp nhất.
Lễ thay y
Nghi lễ được tiến hành ngày 20 tháng 3 Âm lịch. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm (5 loại). Hiện nay, lễ thay y không còn là nghi lễ mà các thiếu nữ trong xóm Bóng thay y Mẫu, thay vào đó là một số phụ nữ lớn tuổi thực hiện. Sau khi tắm tượng xong, Thánh Mẫu được mặc xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng.
Lễ thay y
Lễ thả hoa đăng
Tối ngày 20/3 âm lịch là thời điểm diễn ra lễ thả đèn hoa đăng trên sông. Đoàn rước từ tháp xuống xóm Bóng và đến đàn tế lễ bên dòng sông Cái. Cầu siêu xong, các thuyền trên sông đốt nến thả đăng khiến cho một khúc sông trở nên lung linh, huyền ảo.
Hình ảnh những bông hoa đăng lấp lánh dưới mặt hồ sẽ lưu giữ mãi trong tiềm thức du khách. Để rồi khi nhớ về lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang, mọi thứ dường như mọi ký ức vẫn còn vẹn nguyên. Mỗi bông hoa như tượng trưng cho một mong muốn của người dân gửi gắm đến người Mẹ xứ sở.
Lễ thả hoa đăng
Lễ cầu Quốc thái dân an
Diễn ra sáng ngày 21 tháng 3 Âm lịch, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa chủ trì lễ cúng. Lễ cầu siêu và cầu quốc cũng được tổ chức trang nghiêm trong khuôn viên Tháp Bà.
Lễ hoàn kinh, cúng thí thực
Nghi lễ diễn ra trưa ngày 21 tháng 3 Âm lịch.
Dâng lễ Mẫu
Nghi lễ diễn ra giờ Tý ngày 22 tháng 3 Âm lịch để dâng hương lễ Mẫu. Từng đoàn người một sẽ đội lễ, dâng rượu và hoa quả…lên Thánh Mẫu để bày tỏ lòng thành với Người.
Dâng lễ Mẫu
Tế lễ cổ truyền, lễ Khai Diên và lễ Tôn vương:
Diễn ra ngày 23 tháng 3 Âm lịch, đoàn tế lễ gồm các hào lão và người dân Cù Lao (Xóm Bóng) dâng lễ theo nghi thức cổ truyền; Đoàn Tuồng biểu diễn lễ Khai Diên và Tôn vương ở sân khấu.
Múa Bóng và Hát văn:
Ngoài những nghi thức có đôi chút cầu kỳ của lễ hội, du khách sẽ còn xem những màn ca múa hấp dẫn. Trong suốt ngày lễ, những màn múa bóng ca hát văn sẽ khiến cho du khách không thể dời mắt làm nên nét hấp dẫn riêng khi nhớ về nơi đây.
Diễn ra trong suốt các ngày lễ hội. Do diện tích trong tháp nhỏ, hẹp nên hạn chế số người vào tháp, các thành viên còn lại của đoàn đứng hầu lễ Mẫu ở sân tháp Chính. Sau đó các đoàn biểu diễn múa Bóng và hát Văn ở sân khấu trước Mandapa. Bên cạnh đó, trong những ngày diễn ra lễ hội còn có những buổi biểu diễn các tích tuồng cổ liên quan đến Thiên Y A Na Thánh Mẫu … luôn thu hút bà con nhân dân đến xem trong suốt dịp lễ hội.
Múa Bóng và Hát văn
Vào chiều ngày 23/3, hội thi rước và trang trí mâm quả cùng được tổ chức trong lễ hội Tháp Bà Ponagar. Đội được đem mâm quả của mình dâng Mẫu là đội có mâm quả đẹp nhất, trang trí bắt mắt nhất.
- Xem thêm: Tour Nha Trang 2020
Các nghi thức cúng lễ, tế lễ được diễn ra rất mực trang nghiêm và theo một trình tự, không lộn xộn, chen lấn.
Trong hành trình tháng 3 âm lịch của bạn với Nha Trang đừng quên ghé qua lễ hội Tháp Bà Ponagar ở Nha Trang. Hãy để Saigon Star Travel thực hiện chuyến du lịch đó của bạn nhé!