Đặc khu kinh tế là gì? Đặc điểm của đặc khu kinh tế

Trong đời sống hàng ngày, chắc hẳn chúng ta đã không còn xa lạ với các khái niệm như khu kinh tế, vùng kinh tế. Đây là một khái niệm khi các vùng được phân chia với mục đích phát triển kinh tế mũi nhọn, tạo tiền đề cho một nền kinh tế có tính chất tập trung, chuyên môn hóa cao. Mô hình này đã hình thành và phát triển từ khá lâu về trước ở các quốc gia từ phát triển đến các quốc gia đang phát triển. Vậy chính xác đặc khu kinh tế là gì? Đặc điểm của đặc khu kinh tế như thế nào? Hãy cùng NOVAWORLD NOVALAND tìm hiểu ngay hôm nay nhé!

Khái niệm: “Đặc khu kinh tế” là gì?Khái niệm: “Đặc khu kinh tế” là gì?Khái niệm: “Đặc khu kinh tế” là gì?

Khái niệm: “Đặc khu kinh tế” là gì?

Như đã nói, đặc khu kinh tế (SEZ – Special Economic Zones) là mô hình rất quen thuộc với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ban đầu, mô hình này được sinh ra nhằm xây dựng những khu vực mở, ít chịu ràng buộc bởi các quy định hành chính chồng chéo nhau nhằm đẩy mạnh phát triển kinh doanh, kích thích đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả quản lý. 

Về cơ bản, đặc khu kinh tế sẽ có khu vực địa giới được xác định ràng với quy mô lớn, diện tích rộng lớn hơn cả khu công nghiệp hay khu chế xuất. Những công ty, doanh nghiệp nằm trong vùng đặc khu kinh tế sẽ có những quyền lợi ưu đãi về các chế độ khác nhau từ hải quan, ngoại hối, thuế cho tới các thị thực đầu tư trong và ngoài nước.

Một số mục đích của đặc khu kinh tế có thể kể đến như sau:

  • Đẩy mạnh kinh tế đối ngoại thu hút vốn nước ngoài

  • Tiếp nhận công nghệ kỹ thuật hiện đại

  • Nâng cao khả năng cạnh tranh, giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu

Đặc điểm của đặc khu kinh tế

Tổng kết lại phần trên, có thể nói, đặc khu kinh tế là khu vực chuyên dụng được thành lập và xây dựng với mục đích thu hút FDI. Chính bởi lẽ đó, những đặc điểm của đặc khu kinh tế mang màu sắc hội nhập và kích thích rất nhiều. Điều đó được thể hiện ngay tại cơ chế SEZ với những nội dung sau đây:

Đặc điểm của đặc khu kinh tếĐặc điểm của đặc khu kinh tếĐặc điểm của đặc khu kinh tế

  • Thời gian thuê đất: Các doanh nghiệp có thể thuê đất tại đặc khu tối đa 99 năm.

  • Thuế thu nhập cá nhân: Miễn thuế TNCN trong 5 năm. Giảm 50% thuế TNCN trong các năm tiếp theo.

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ được tính thuế thu nhập 10% trong 30 năm.

  • Tổ chức chính quyền: Đặc khu kinh tế sẽ không có hội đồng nhân dân, trưởng đặc khu sẽ do thủ tướng bổ nhiệm.

  • Sở hữu nhà ở với người nước ngoài: Tự do mua bán nhà (với người có thời gian lao động trên 3 tháng); Thời hạn vĩnh viễn (nhà ở biệt thự); 99 năm với chung cư.

Xem thêm: Shophouse là gì ? Ưu và nhược điểm của shophouse trên thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, khu vực này còn được áp dụng một số biện pháp khuyến khích đặc biệt như:

  • Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, thuận lợi, thiết lập môi trường và điều kiện sống lý tưởng cho những người sinh sống và công tác trong khu kinh tế này.

  • Xây dựng một môi trường kinh doanh lý tưởng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư chẳng hạn như miễn giảm thuế, giảm tải quy chế, thiết lập các chính sách linh hoạt về lao động.

  • Sở hữu vị trí địa lý chiến lược thường gắn liền với cảng biển, cảng hàng không quốc tế…

  • Ngoài ra còn nhiều các chính sách hỗ trợ và ưu đãi đặc biệt khác.

Sơ lược về các đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Sơ lược về các đặc khu kinh tế tại Việt NamSơ lược về các đặc khu kinh tế tại Việt NamSơ lược về các đặc khu kinh tế tại Việt Nam

Trên toàn thế giới hiện nay ước tính có khoảng hơn 200 đặc khu kinh tế tại hơn 60 quốc gia khác nhau. Một số tên gọi khác của khu vực này có thể nhắc đến như khu vực kinh tế tự do, khu vực công nghiệp tự do hay khu vực khuyến khích xuất nhập khẩu… Tại nước ta, 3 đặc khu kinh tế tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại được cập nhật ngay dưới đây.

Vân Đồn – Quảng Ninh

Đặc khu kinh tế Vân Đồn được thành lập từ năm 2007 thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Ngay từ khi xây dựng, nơi đây được kỳ vọng trở thành một trung tâm sinh thái biển chất lượng cao theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. 

Khu đặc khu kinh tế Vân Đồn bao gồm một khu phi thuế quan và một khu thuế quan có diện tích rộng 2200 km2 trong đó diện tích đất là 551.33 km2, lãnh hải rộng 1620 km2.

Bắc Vân Phong – Khánh Hòa

Trước Vân Đồn 1 năm, chúng ta đã chào đón đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong – Khánh Hòa năm 2006. Đặc khu này cũng được định hướng trở thành một “hạt nhân” tăng trưởng kinh tế, phát triển dựa trên nền tảng các trung tâm đô thị, ngành công nghiệp, dịch vụ khu vực Nam Trung Bộ. 

Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong có diện tích hơn 1500km2 với phần biển rộng hơn 800km2. Với lợi thế là cảng nước sâu Đầm Môn có thể tiếp nhận tàu 200.000 DWT ra vào dễ dàng, giao thông tiện dụng do nằm trên giao lộ Bắc Nam và tây nguyên.

Bắc Vân Phong - Khánh HòaBắc Vân Phong - Khánh HòaBắc Vân Phong - Khánh Hòa

Phú Quốc – Kiên Giang

Có phần “sinh sau đẻ muộn” song đặc khu kinh tế Phú Quốc – Kiên Giang lại gây bất ngờ với sự chuyển mình nhanh chóng trong những năm trở lại đây. Được thành lập từ năm 2013, khu vực này sẽ tập trung phát triển về du lịch. Định hướng này một lần nữa được nhấn mạnh khi trong tổng quy hoạch tới năm 2030, Phú Quốc sẽ có đến 3 đô thị lớn, 2 khu du lịch phức hợp và 15 khu du lịch sinh thái.

Vậy là bài viết về đặc khu kinh tế ngày hôm nay đến đây là kết thúc. Bạn đọc đừng quên tiếp tục theo dõi novaworld-novaland.com.vn để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích trong thời gian tới!

Xem thêm: NOVAWORLD PHAN THIẾT

 

5/5 – (1 bình chọn)