Đặc khu hành chính (Special Administrative Region – SAR) là gì? Đặc điểm
Đặc khu hành chính (tiếng Anh: Special Administrative Region, viết tắt: SAR) là một khu vực nằm dưới sự bảo trợ chung của một quốc gia nhưng vẫn duy trì một hệ thống chính trị và kinh tế riêng biệt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.
Đặc khu hành chính
Khái niệm
Đặc khu hành chính tiếng Anh là Special Administrative Region, viết tắt là SAR.
Đặc khu hành chính (SAR) là một khu vực nằm dưới sự bảo trợ chung của một quốc gia nhưng vẫn duy trì một hệ thống chính trị và kinh tế riêng biệt. Thuật ngữ này thường được dùng để miêu tả các khu tự trị của Trung Quốc.
Hai SAR quan trọng của Trung Quốc là Hongkong và Macao, hai khu vực tự trị tương đối giống nhau của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, duy trì các hệ thống pháp lí, hành chính và tư pháp riêng biệt với phần còn lại của đất nước.
Đặc điểm của Đặc khu hành chính
Đặc khu hành chính (SAR) của Trung Quốc được hưởng quyền tự chủ cao theo khái niệm “một quốc gia, hai chế độ” do Đặng Tiểu Bình phát triển. Hiện tại có hai SAR, cả hai đều nằm ở phía nam đất nước: Hongkong, một khu vực phụ thuộc cũ của Anh đã được trả lại Trung Quốc vào năm 1997, và Macau, một khu vực phụ thuộc trước đây của Bồ Đào Nha đã được trả lại năm 1999.
Các lãnh thổ này nằm trong chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhưng không tạo thành một phần của Trung Quốc đại lục. Các khái niệm về “đặc khu hành chính” và “một quốc gia, hai hệ thống” được chính phủ Trung Quốc thiết lập để tái hợp lại Hongkong và Macau vào Trung Quốc.
Là một SAR, Hongkong và Macau giữ lại hệ thống tư pháp của họ và có quyền tự chủ cao. Tuy nhiên, chính phủ đại lục vẫn chịu trách nhiệm về quốc phòng và đối ngoại của cả hai SAR, nhưng mỗi SAR được phép tham gia vào các hoạt động đối ngoại và tham gia vào các tổ chức quốc tế, nếu được cho phép bởi các điều khoản của nó. Hiến pháp nhỏ cho mỗi SAR được tìm thấy trong các luật cơ bản tương ứng của họ.
Lịch sử Đặc khu hành chính hành chính Hongkong và Macau
1. Đặc khu hành chính hành chính Hongkong
Hongkong bị Anh chiếm đóng sau Chiến tranh nha phiến năm 1840. Theo Tuyên bố chung Trung-Anh về Câu hỏi của Hongkong kí ngày 19/12/1984, hai chính phủ đã tổ chức lễ bàn giao vào ngày 1/7/1997, tuyên bố nối lại chủ quyền của Trung Quốc đối với Hongkong. Đặc khu hành chính hành chính Hồng Kông của Trung Quốc được chính thức thành lập. Luật cơ bản của Đặc khu hành chính hành chính Hồng Kông, được thông qua vào tháng 4/1990 tại Phiên họp thứ ba của Đại hội nhân dân toàn quốc lần thứ 7, đã có hiệu lực.
2. Đặc khu hành chính hành chính Macau
Năm 1557, người Bồ Đào Nha định cư ở Macau, sau đó là một làng chài nhỏ trên Biển Đông. Đến năm 1887, Macau thuộc quyền sở hữu của Bồ Đào Nha. Vào năm 1987, Bồ Đào Nha và Trung Quốc đã kí một thỏa thuận để Macau trở thành SAR của Trung Quốc và vào năm 1999, Trung Quốc đã thừa nhận chủ quyền chính thức của khu vực.
Theo các thỏa thuận được kí kết với Anh và Bồ Đào Nha vào những năm 1980, Hongkong và Macau sẽ giữ lại các hệ thống riêng biệt của họ lần lượt đến năm 2047 và 2049. Trong suốt 50 năm hoạt động như các khu vực tự trị, SAR được điều chỉnh bởi Luật cơ bản, hiến pháp duy nhất cho từng khu vực. Những điều này mang lại cho Macau và Hongkong quyền tự do hành pháp, lập pháp và tư pháp đáng kể.
(Theo Investopedia, Thomson Reuters, Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China)