Đặc điểm và phân loại các vụ án giải quyết tranh chấp thương mại

Trong kinh doanh, việc tranh chấp thương mại trong kinh doanh là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Vậy cần giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại như thế nào? Và có thể giải quyết tranh chấp bằng những hình thức nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm, cùng luật sư A+ tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý về các định nghĩa đặc điểm trong tranh chấp thương mại

Luật Thương mại 2005: Điều 1, Điều 2, khoản 1 Điều 3, Điều 4, Điều 6.

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê (2003) định nghĩa: “Tranh chấp: […] là đấu tranh, giằng co khi có ý kiến bất đồng thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên“. Như vậy, có thể hiểu tranh chấp theo ngôn ngữ pháp lý là một sự bất đồng ý kiến biểu hiện bằng việc tranh cãi, tranh luận giữa các bên nhằm phân xử quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm.

Tranh chấp thương mại là các tranh chấp quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giữa các thương nhân hoặc một trong các bên là thương nhân. Các tranh chấp thương mại có thể kể đến như tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ và các hợp đồng khác có liên quan vì mục đích sinh lợi.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

2. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp thương mại.

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tranh chấp thương mại thường là các nguyên nhân do không thực hiện đúng quyên, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên, có thể liệt kê như:

  • Giao hàng trễ hạn, không đúng chất lượng, yêu cầu của bên mua;
  • Cung ứng dịch vụ không đúng yêu cầu hoặc kết quả không đúng mong muốn của bên được cưng ứng;
  • Chậm thanh toán;
  • Các tranh chấp về bồi thương thiệt hại, phạt vi phạm và trách nhiệm khắc phục hậu quả.

Các nguyên nhân này thường bắt nguồn từ việc các bên giao kết hợp đồng có nội dung không rõ ràng, thống nhất; thiếu đi sự trao đổi thông tin giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

tranh chấp kinh doanh thương mại 1

3. Đặc điểm của tranh chấp trong thương mại bao gồm?

Đặc điểm của tranh chấp thương mại:

Thứ nhất, tranh chấp thương mại là tranh chấp của các hoạt động có mục đích sinh lợi.

Khái niệm mục đích sinh lợi là một khái niệm rộng, bao hàm cả khái niệm mục đích sinh lời. Bởi lẽ, mục đích hoạt động của các thương nhân không chỉ lúc nào cũng hướng tới lợi nhuận. Ngoài ra, họ có thể hướng tới danh tiếng hoặc trách nhiệm của họ đối với xã hội.

Thứ hai, trong tranh chấp thương mại sẽ có ít nhất một bên là thương nhân.

Đây là yêu cầu được đặt ra tại Điều 1 Luật Thương mại quy định về phạm vi điều chỉnh. Bởi lẽ, luật thương mại được lập ra để điều chỉnh mối quan hệ của thương nhân hoạt động thương mại một cách chuyên nghiệp, gắn liền với sự tồn tại của thương nhân ấy. Giả dụ, luật thương mại sẽ điều chỉnh các mối quan hệ mua bán hàng hóa của một thương nhân bán bánh, kẹo và không điều chỉnh hành động tổ chức từ thiện của thương nhân đó.

Xem thêm: Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại

4. Phân loại tranh chấp thương mại phổ biến hiện nay.

Tùy theo quan điểm mỗi người mà tranh chấp thương mại được phân thành nhiều loại khác nhau. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân loại tranh chấp thương mại theo yêu cầu đàm phán, khởi kiện giữa các bên:

  • Nghĩa vụ thanh toán;
  • Giao hàng trễ hạn, không đúng chất lượng;
  • Cung ứng dịch vụ không đúng yêu cầu, kết quả theo mong muốn của người được cung ứng;
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và hạn chế tổn thất.

tranh chấp kinh doanh thương mại 2

5. Cách xác định vụ án là tranh chấp thương mại hay là án dân sự?

Hãy tưởng tượng các mối quan hệ dân sự như một cành cây, các mối quan hệ thương mại sẽ là phân nhánh của cành đó. Theo đó, khác với mối quan hệ dân sự, mối quan hệ thương mại chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản; các tranh chấp thương mại sẽ tập trung giải quyết vấn đề của các thương nhân vì mục đích sinh lời như đã phân tích ở trên.

Với một vụ việc diễn ra, chúng ta phân định là tranh chấp thương mại hoặc dân sự bằng cách:

  1. Chủ thể của tranh chấp: Yêu cầu của một vụ việc thương mại sẽ cần ít nhất một bên là thương nhân.
  2. Mối quan hệ của tranh chấp: Tranh chấp thương mại phải được bắt đầu từ các hoạt động thương mại, vì mục đích sinh lợi và tính hoạt động chuyện nghiệp của hoạt động đó.
  3. Trong trường hợp một bên của hoạt động thương mại không là thương nhân, không vì mục đích sinh lợi thì tranh chấp được xem là tranh chấp thương mại khi bên đó chọn luật thương mại là luật áp dụng.

Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thương mại

6. Luật sư tư vấn Tranh chấp Thương Mại

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại, bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp

  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)

  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ

  • Đại diện đàm phán tranh chấp

  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện

  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Giỏi chuyên môn

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Có rất nhiều loại tranh chấp cũng như nguyên nhân dẫn đến tranh chấp kinh doanh thương mại. Khi hiểu được những nguyên nhân của những vụ tranh chấp, quý khách hàng có thể dễ dàng tìm được các hình thức giải quyết phù hợp. Bài viết trên đã mang đến những thông tin hữu ích giúp quý khách hàng có thể giải đáp được những thắc mắc của mình trong tranh chấp kinh doanh thương mại. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay với luật sư A+ để được tư vấn và hỗ trợ.