Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Sở hữu công nghiệp thường được nhắc đến như một phần liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Vậy sở hữu công nghiệp là quyền như thế nào? Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Luật sư X qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
Mục Lục
Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy khái niệm quyền sở hữu công nghiệp là gì? Hiểu thế nào về loại quyền này?
Khoa học, kĩ thuật, công nghệ là sáng tạo của con người và đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên, tài sản “khoa học, kĩ thuật” mà con người tạo ra lại có những nét đặc thù không giống như các tài sản khác, đó là những tài sản vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình, chúng rất dễ bị tước đoạt, chiếm dụng.
Việc bảo vệ các thành quả của hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại ngày nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp đa dạng, phong phú không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Việc Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng.
Quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa chính:
Quyền sở hữu công nghiệp hiểu theo nghĩa khách quan
Quyền sở hữu công nghiệp là pháp luật về sở hữu công nghiệp hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng sở hữu công nghiệp. Với nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình, mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Hiểu theo nghĩa chủ quan quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Với ý nghĩa này, quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền chủ quan này phải phù hợp pháp luật nói chung và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng; bao gồm các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; quyền ngăn chặn những hành vi xâm phạm hoặc cạnh tranh không lành mạnh đối với các quyền của những người sáng tạo ra hoặc người sử dụng hợp pháp các đối tượng đó.
Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
Là một trong các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân, quyền sở hữu công nghiệp có các đặc điểm chính sau:
Cơ sở phát sinh quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Đây là sự khác biệt cơ bản giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp Đối với quyền tác giả, pháp luật bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng, còn đối với quyền sở hữu công nghiệp, pháp luật bảo hộ nội dung của ý tưởng. Do vậy, về nguyên tắc, các đối tượng sở hữu công nghiệp muốn được cấp văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhất định do pháp luật quy định (ví dụ, sáng chế là phải mới, sáng tạo và có khả năng áp dụng trong công nghiệp). Như vậy, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập không chỉ thông qua việc các chủ thể tạo ra đối tượng quyền sở hữu công nghiệp mà phải được ghi nhận hoặc công nhận từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng “văn bằng bảo hộ” hoặc “chấp nhận bảo hộ”.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với tài sản vô hình
Bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các thông tin, các tri thức về khoa học, kĩ thuật, về công nghệ… do con người sáng tạo ra. Các thông tin, tri thức này có thể khai thác và sử dụng trong thương mại và mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữu. Vì vậy chúng lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp, nên việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài là rất khó khăn. Chính vì vậy cần phải có một cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho các chủ thể tại nước ngoài nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ sở hữu, khuyến khích sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các quan hệ thương mại…
Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra những sản phẩm được xác định là đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình. Các nội dung liên quan quyền sở hữu công nghiệp còn được thể hiện trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có phạm vi bảo vệ trên toàn cầu.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự. Trong đó chủ sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ hoặc bằng hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc khởi kiện tại Tòa án, hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là để bảo vệ pháp chế, là bảo đảm sự chấp hành các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nhằm đảm bảo cho các nội dung của quy phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp được thi hành nghiêm chỉnh, có hiệu lực, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội và của chủ văn bằng.
Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp như tác giả, chủ văn bằng bảo hộ và những chủ thể khác liên quan đến việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp. Việc ghi nhận này được thể hiện thông qua 3 nội dung quyền sở hữu công nghiệp như sau:
Ban hành các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Để bảo đảm cho tính hiệu lực thực thi mà Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Nhờ vậy mà quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được giữ vững hơn. Từ cách thức xác lập quyền, thủ tục, trình tự để xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các đối tượng phải đăng ký đều được thể hiện rõ ràng. Muốn được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tác giả và những chủ thể khác có liên quan phải nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng các yêu cầu theo quy định (xác lập quyền)
Đối tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý. Từng đối tượng này sẽ có những yêu cầu khác nhau. Muốn được bảo vệ bằng quyền này thì buộc phải đáp ứng các yêu cầu đó. Vì vậy mà góp phần tạo nên tính thống nhất chung cho cơ chế này.
Bằng các phương thức, biện pháp khác nhau bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng (bảo vệ quyền)
Khi quyền sở hữu công nghệ được xác lập cũng là lúc chủ sở hữu phát sinh quyền bảo vệ đối với tài sản trí tuệ của mình. Mọi hoạt động liên quan đến các đối tượng đó đều phải nhận được sự đồng ý. Người nào sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (trừ các trường hợp có quy định riêng). Khi đó tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: hồ sơ giải thể công ty tnhh 1 thành viên, mã số thuế cá nhân tra cứu, công chứng ủy quyền tại nhà, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, tra cứu quy hoạch xây dựng, điều kiện cấp phép bay flycam,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là ai?
Theo quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế cũng có khái niệm tương tự với khái niệm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ tức là đây cũng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh nhưng có yếu tố nước ngoài.
Những điểm giống nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là gì?
– Quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đều là những quyền sở hữu trí tuệ và được pháp luật bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
– Không được pháp luật bảo hộ nếu vi phạm 1 trong các quy định của pháp luật hay vi phạm về đạo đức của đất nước sở tại cần đăng ký.
– Cả quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều có phạm vi bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam.
– Quyền của chủ thể sáng tạo hoặc chủ thể sở hữu sáng tạo đó
– Bảo hộ cho quyền và lợi ích của chủ thể có quyền và tránh hành vi xâm phạm đến quyền được bảo hộ
– Những quyền này tạo sự phát triển cho ngành công nghiệp trí tuệ
5/5 – (1 bình chọn)