Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì? – KhoaHoc.tv
Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu. Con người nơi đây phải chịu nhiều khổ cực bởi sự khắc nghiệt của thời tiết.
Hãy cùng tìm hiểu về Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi để có một cái nhìn khái quát hơn về khí hậu nơi này.
Khái quát chung về vị trí địa lý của châu Phi
Châu Phi là một châu lục lớn với vị trí địa lý quan trọng. Phía Bắc tiếp giáp với Địa Trung Hải, phía bắc tiếp giáp với châu Á, phía đông nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương, phía tây nam tiếp với với Đại Tây Dương. Tuy nhiên, châu lục này lại có đường xích đạo đi qua, gây nắng nóng gay gắt, điều này chính là một hạn chế to lớn trong khí hậu, cũng như điều kiện phát triển kinh tế của khu vực.
Đại bộ phận châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam vì thế châu Phi nóng quanh năm.
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba trên thế giới, chỉ đứng sau châu Á và châu Mỹ. Với diện tích lãnh thổ trên 30 triệu km2, đại bộ phận châu Phi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. Vì vậy, châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
Bao bọc quanh châu Phi chính là các đại dương bao la và bờ biển rộng lớn: Đại Tây Dương, Ấn Đô Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Về phía đông bắc, châu Phi tiếp giáp với châu Á và được nối liền với châu Á thông qua eo đất Xuy – ê. Kênh đào Xuy – ê đã đi qua eo đất này, thông qua Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
Đường bở biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, biển đảo và các đảo lớn; trong đó, đảo lớn nhất phải kể đến ở đây chính là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-lit.
Đặc điểm khí hậu của châu Phi
Châu Phi là một châu lục có địa hình tương đối cao. Tòa bộ châu lục được xem như là một cao nguyên khổng lồ, trên có các bồn địa lớn.
Bởi nằm trong vòng đai nhiệt đới, với diện tích rộng, lại không có biển ăn sâu vào đất liền, nên nơi đây có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.
Châu phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tại khu vực này tương đối ít và có thể giảm dần về phía hai chí tuyến, từ đó hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.
Tại Bắc Phi, có rất nhiều hoang mạc, nổi bật là hoang mạc Sahara lớn nhất thế giới, khắp nơi chỉ thấy những bãi đá khô khốc và những biển cát rộng mênh mông. Ở nơi này, nhiệt độ ban ngày có thể lên tới 50 độ C, ngược lại, buổi đem có thể hạ thấp xuống tới 0 độ C. Vì khô hạn, nên sông hồ ở nơi đây là rất hiếm và có rất ít nước.
Ở châu Phi, khoảng 1/3 diện tích nơi này có khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nơi mua nhiều sẽ là điều kiện đủ cho các khu rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi đủ độ ẩm thì có rừng thưa. Ngược lại, với những nơi có ít mưa, sẽ xuất hiện nhiều đồng cỏ cao, cây bụi gọi là savan. Trên đồng cỏ mênh mông đó sẽ thỉnh thoảng xuất hiện một vài cây keo hoặc cây bao bắp. Bao bắp là một giống cây thân to và nó có thể sống được lên tới hàng nghìn năm. Ngoài ra, tại các savan sẽ có nhiều động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hươu cao cổ, voi và một số loài động vật ăn thịt như: báo, sư tử, linh cẩu,…
Với những nơi có ít mưa, sẽ xuất hiện nhiều đồng cỏ cao, cây bụi gọi là savan.
Tại sao châu Phi là châu lục khô nóng bậc nhất thế giới?
Có thể nói châu Phi là châu lục khô và nóng bậc nhất thế giới bởi các nguyên nhân sau:
Ngay từ vị trí địa lý của châu Phi là một khu vực mà không một châu lục nào có được. Đường chí tuyến Bắc Nam chạy ngang quan phần Bắc và Nam của châu lục, nên châu Phi được xem như bị nằm kẹp giữa hai chí tuyến. Mặt khác, phần lớn diện tích của châu Phi nằm trong đới nóng, nên sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khi chí tuyến lục địa khô và nóng.
Ở phía bắc châu Phi tiếp giáp với cả một lục địa Á – Âu rộng lớn. Đến một thời điểm nhất định, gió mùa đông bắc ở lục địa Á – Âu tràn xuống vùng phía bắc châu Phí khiến khí hậu rất khô và khó gây ra mưa.
Châu Phi là một lãnh thổ rộng lớn, và bằng phẳng, có độ cao trên 2000 mét, bờ biển châu Phi không bị cắt xẻ nhiều. Với đặc điểm địa hình là một lục địa hình khối có kích thước lớn, vì thế ảnh hưởng của biển không thể đi sau vào trong đất liền, làm cho khí hậu châu Phi rất khô.
Ngoài ra, châu Phi còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển lanh, cùng các dãy núi ăn sâu ra biển, đây cũng chính là nguyên nhân ngăn cản ảnh hưởng của biển vào đất liền.
Chính những nguyên nhân này, đã gây ra hiện tượng khô nóng trầm trọng ở châu Phi, lượng mưa hiếm hoi, khí hậu khắc nghiệt, khô hạn. Vì vậy, châu Phi là châu lục khô hạn, nóng bậc nhất thế giới.