Đặc điểm lịch sử văn hóa, giáo dục của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long – 123docz.net

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa, giáo dục của huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long

Long

Vũng Liêm là nơi đầu tiên nổ ra Nam Kỳ Khởi Nghĩa ở Vĩnh Long, đồng thời
đây cũng là quê hương của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vũng Liêm được thiên nhiên
ưu đãi đất đai trù phú, cảnh quan sông nước, có 2 xã cù lao là Thanh Bình và Quới
Thiện rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, huyện cũng có một số di
tích văn hoá, lịch sử như: chùa Hạnh Phúc Tăng, đền Chu Văn Tiếp, đình Bình
Phụng, tượng đài Đốc binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao, công viên Nam Kỳ Khởi Nghĩa
tại ngã ba An Nhơn, bia Nam Kỳ khởi nghĩa tại xã Thanh Bình.

Văn hóa luôn được chú trọng, nhất là phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở
cơ sở. Huyện Vũng liêm có 01 trung tâm văn hóa đa dụng, 02 công viên, 01 thư viện
tại Thị trấn; 16 nhà văn hóa xã; 20 trung tâm học tập cộng đồng, nhiều sân bóng đá,
bóng chuyền, cầu lông, tennis, có 29.195 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa; 20 bưu điện
văn hóa xã, thị trấn; Ngoài ra còn có 92 cơ sở thờ tự và tín ngưỡng tôn giáo, có 03 cơ
sở được công nhận công trình văn hóa cấp quốc gia, 04 cơ sở văn hóa cấp tỉnh thường
xuyên hoạt động có hiệu quả, sinh hoạt tôn giáo, lễ hội đúng nghi thức.

Mục tiêu tổng quát của huyện Vũng Liêm đến năm 2020 về giáo dục là coi trọng
phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

2.1.3.Tình hình chung về giáo dục và đào tạo ở trường THCS huyện Vũng
Liêm

29

Mạng lưới trường, lớp phủ khắp các xã, thị trấn trong huyện, tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh đến trường. Hàng năm, ngành GD & ĐT thu từ nguồn đóng
góp học phí và đóng góp xây dựng trường đối với học sinh lớp đầu cấp khoảng trên
05 tỉ đồng. Kinh tế tăng trưởng, hàng năm ngành GD & ĐT cũng nhận được nguồn
tài lực không nhỏ từ các cấp chính quyền địa phương để đầu tư cho xây dựng trường,
lớp và cải tạo môi trường giáo dục. Cùng với những chuyển biến về kinh tế – xã hội
và thực tiễn các chủ trương đổi mới về GD & ĐT, số lượng học sinh ở các cấp học,
bậc học từng bước ổn định và tăng lên nhanh chóng.

Mạng lưới trường lớp được bố trí hợp lý và phát triển đa dạng. Quy mô GD &
ĐT nói chung và THCS nói riêng tiếp tục được mở rộng và phát triển một cách đa
dạng, phong phú, số lượng học sinh ra lớp đều tăng theo hàng năm, chất lượng giáo
dục luôn được nâng lên.

Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp năm học 2012 – 2013

TT Cấp học
Trường Lớp
Tổng
số
Công
lập
Ngoài
công lập
Tổng
số
Công
lập
Ngoài
công lập
1 Mầm non 20 20 0 209 209 0
2 Phổ thông 66 66 0 857 857 0
3 Tiểu học 45 45 0 507 507 0
4 THCS 17 17 0 227 227 0
5 THPT 4 4 0 123 123 0

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)

Bảng 2.2. Tổng số lớp và học sinh THCS huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2008 – 2012

Năm học Số lớp Số học sinh
2008 – 2009 243 7589

30

2009 – 2010 246 8926
2010 – 2011 284 8859
2011 – 2012 277 8771

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)

Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp GD & ĐT trong những năm gần đây
cũng tăng nhanh. Điều đó khẳng định rằng nhờ có sự tăng trưởng về kinh tế và sự
quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước “giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu”
nên huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long ngày càng quan tâm đầu tư cho sự nghiệp GD
& ĐT, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em nhân dân được đến trường và học lên
những cấp cao hơn.

Việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường học, lớp học, phòng
học bộ môn, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học luôn được các cấp ủy Đảng, chính
quyền địa phương quan tâm đúng mức theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa. Công
tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được các cấp ủy Đảng, chính quyền rất quan
tâm. UBND huyện đã xây dựng đề án phát triển trường THCS đạo chuẩn Quốc gia
giai đoạn 2010 – 2015.

Bảng 2.3. Số liệu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm

Năm học Mầm non Tiểu học THCS
SL % SL (mức 1; mức 2) % SL %
2007 – 2008 1 5.0 6 (2 trường mức 2) 13.04 1 5.55
2011 – 2012 4 20 8 ( 3 trường Mức 2) 17.39 2 11.11

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)

Nhìn chung, công tác xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia huyện Vũng Liêm
đã có bước tiến khá dài trong những năm qua và đã đạt được những kết quả khá. Tuy
tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chưa đáp ứng quy định nhưng kết quả đạt được cho
thấy quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo Đảng , chính quyền và ngành giáo dục là
rất lớn. Vì để trường học đạt chuẩn quốc gia thi yếu tố cơ sở vật chất là khó nhất do
nguồn kinh phí quyết định.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhìn chung đảm bảo và tất cả đều được tr-
ưởng thành từ giáo viên, đều là những người có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm
trong cuộc sống và đã được bồi dưỡng qua trường lớp quản lý. Đó là một thuận lợi

31

lớn giúp các nhà quản lý giáo dục có khả năng điều hành tốt công tác chuyên môn và
tập hợp quy tụ đối tượng quản lý vào việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Hàng
năm, phòng GD & ĐT, UBND huyện đều có kế hoạch bồi dưỡng các CBQL và lực l-
ượng giáo viên kế cận, chọn những giáo viên có tay nghề cao, trình độ chuyên môn
tốt, có ý thức phấn đấu vươn lên đề cử đi học các lớp bồi dưỡng của tỉnh và trung –
ương, Sở GD & ĐT liên kết đào tạo với các trường đại học mở các lớp đại học quản
lý cho CBQL và giáo viên.

Các trường đều thực hiện dạy đủ các môn học theo chương trình quy định của
Bộ GD & ĐT. Phương pháp dạy học được chú ý đổi mới theo hướng tích cực hoá
hoạt động học tập phát huy tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của HS có hiệu
quả. Phong trào làm đồ dùng học tập xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị, thí nghiệm
đối mới các bộ môn thiết thực cụ thể.

Phòng GD & ĐT huyện thường xuyên tổ chức hội thảo về đổi mới phương
pháp dạy học theo từng chuyên đề đối với từng bộ môn. Các cụm trường cũng thường
xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường đối với nhiều hình thức phong phú,
đa dạng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Phong trào hội giảng diễn ra liên tục ở
các cơ sở trường học. Các cuộc thi cán bộ quản lý giỏi, giáo viên giỏi, học sinh giỏi
hàng năm được tổ chức có quy mô, chất lượng và hiệu quả.

Công tác bồi dưỡng thay sách hè trong những năm qua luôn được sự quan tâm
và chú ý đặc biệt bồi dưỡng 100% cho giáo viên, hoạt động nghiên cứu khoa học và
tổng kết sáng kiến kinh nghiệm được duy trì, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ,
chất lượng giảng dạy.

Bảng 2.4. Tỉ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp THCS

Tiêu chí
đánh giá
Năm học
2008 – 2009 2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012
Lên lớp 98,58% 98,96% 97,97% 97,75%
Tốt nghiệp 99,57% 99,56% 99,93% 99,96%

32

Từ kết quả ở bảng 2.4 cho thấy tỉ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp THCS ở
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được duy trì ổn định và nâng lên theo từng năm
với kết quả này tạo nền tảng vững chắc cho công tác phổ cập bậc THCS và THPT.

* Về đội ngũ giáo viên

Bảng 2.5. Trình độ giáo viên THCS giai đoạn 2007 – 2012

Năn học Trình độ đào tạo (%)

Dưới chuẩn Đạt chuẩn Trên chuẩn
2007 – 2008 0 100 32.24
2008 – 2009 0 100 39.52
2009 – 2010 0 100 46.58
2010 – 2011 0 100 54.34
2011 – 2012 0 100 60.03.

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)

Qua số liệu thống kê bảng 2.5 thể hiện kết quả học cho thấy đội ngũ giáo viên
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nên ngành giáo dục huyện Vũng Liêm xác
định mục tiêu hàng đầu của công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đó là:
Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị tư tưởng, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, chuẩn hóa và nâng cao chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, bền vững.

* Về chất lượng giáo dục

Bảng 2.6. Kết quả học tập của học sinh THCS huyện Vũng Liêm,
tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2008 – 2012

Năm học

TS
học
sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
TS Tỷ lệ
%
TS Tỷ lệ
%
TS Tỷ lệ
%
TS Tỷ lệ
%
TS Tỷ lệ
%
2008-2009 7589 1396 18.4 2529 33.3 2992 39.4 632 8.33 40
0.53
2009-2010 8926
1731 19.4 3286 36.8 3115 34.9 766 8.58 28 0.31
2010-2011 8859 1731 19.5 3280 37.0 3177 35.8 651 7.35 20
0.23

33

2011-2012 8771 1913 21.8 3051 34.8 3005 34.3 756 8.62 46 0.52

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)

Qua số liệu thống kê bảng 2.6 thể hiện kết quả học tập của học sinh THCS
huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long có sự chuyển biến theo từng năm, trong đó tỉ lệ
học sinh giỏi và học sinh khá năm 2011 – 2012 tăng cao so với năm học trước, nhưng
nhìn chung tỉ lệ học sinh có kết quả học tập loại trung bình còn cao.

Chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm được
củng cố, nâng lên. Tỷ lệ học sinh khá giỏi toàn diện được nâng lên theo từng năm học
một cách ổn định và vững chắc

* Về phát triển quy mô trường, lớp

Bảng 2.7. Số liệu HS trung học cơ sở qua các năm

TT Trường THCS 2007-2008 2008-2009 Năm học 2009-2010 2010-2011 2011-2012
Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS Lớp HS
1 Trương Tấn Hữu 16 498 15 450 15 486 18 534 17 508
2 Hiếu Phụng 21 854 21 726 22 846 26 869 25 824
3 Hiếu Nhơn 25 795 24 715 22 832 24 814 24 794
4 Hiếu Thành 11 342 11 326 12 376 13 368 13 392
5 Trương Văn Chỉ 10 354 10 305 12 461 15 452 14 457
6 Trung An 12 365 12 357 11 341 12 352 13 397
7 Trung Hiếu 15 467 15 462 13 456 14 435 13 394
8 Trung Hiệp 9 281 11 330 12 379 13 384 13 391
9 Trung Chánh 10 346 10 308 10 346 11 352 11 346
10 Thị trấn Vũng Liêm 25 934 21 673 21 985 28 921 27 885
11 Trung Thành 10 300 11 341 12 416 13 425 13 397
12 Trung Thành Đông 9 273 9 354 12 394 14 436 14 432
13 Trung Thành Tây 12 367 12 368 11 356 13 356 13 395
14 Nguyễn Chí Trai 18 571 17 507 16 584 18 546 17 572
15 Nguyễn Thị Thu 10 321 11 328 11 364 13 394 12 374
16 Tân Quới Trung 8 243 9 265 10 384 12 392 12 372
17 Lưu Văn Mót 12 321 13 387 12 452 14 432 13 423
18 Hồ Đức Thắng 12 354 11 387 12 468 13 397 13 418

34

Quy mô giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn huyện Vũng Liêm phát triển
tương đối ổn định, khá phù hợp với tình hình đặc điểm kinh tế – xã hội của địa
phương, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hiện nay trên
địa bàn huyện có 18 trường THCS.

* Về phát triển cơ sở vật chất

Bảng 2.8. Danh sách trường THCS đạt chuẩn quốc gia qua các năm

TT Trường THCS Năm được công nhận đạt chuẩn
1 Trường THCS Hiếu Phụng Năm 2008

2 Trường THCS Thị trấn Vũng liêm Năm 2011
3 Trường THCS Trương Tấn Hữu Năm 2012

(Nguồn: Phòng GD & ĐT huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long)

Được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có những chỉ đạo và cơ chế huy
động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hóa trường, lớp học, xây dựng
phòng học bộ môn, đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện
đại hóa ở các trường THCS trên địa bàn huyện. Ưu tiên trang bị thư viện, thiết bị
đồ dùng dạy học, xây dựng các trường THCS đạt chuẩn Quốc gia góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học. Tính đến nay trên địa bàn huyện 03 trường THCS đạt
chuẩn quốc gia.

Tóm lại mạng lưới trường, lớp trên địa bàn huyện Vũng Liêm tỉnh Vĩnh Long
tương đối hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ theo yêu cầu quản lý và dạy học,
trình độ lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ ngày càng được nâng cao; chất lượng
giáo dục ổn định ngày và có hướng tăng; kết quả phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và
phổ cập THCS, phổ cập THPT được giữ vững; XHHCTGD được quan tâm, chú trọng
và thực hiện có hiệu quả khá. Tuy nhiên còn một số trường thuộc vùng sâu việc trang
bị kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho học sinh và giáo viên chưa
đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực; việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy
học chưa tốt do thiếu phòng chức năng, ở một số trường cán bộ quản lý, tổ chuyên
môn chưa quan tâm đúng mức về việc khai thác, sử dụng thiết bị dạy học một cách
thường xuyên để mang lại hiệu quả cao. Đòi hỏi các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền,

35

quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Vũng Liêm cần đề ra biện pháp khắc phục những
yếu kém đó, tăng cường XHHCTGD để huy động thêm các nguồn lực đầu tư cho giáo
dục.