Đặc điểm giống và sự phân bố hươu sao

Sự phân bố hươu sao

Nhóm hươu, nai ở Việt Nam bao gồm 3 loài: Nai đen, Hươu sao và Hươu Cà tong. Hươu Cà tong là giống có chỉ số sinh học đa dạng về loài lớn nhất trong nhóm hươu nai.

Hươu sao chỉ phân bố ở miền Bắc và miền Trung với giới hạn vĩ tuyến 16020 Bắc. Kết quả điều tra cho thấy hươu sao có mặt ở Cao Bằng, Quảng Ninh. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội và Hà Tây.

Sau những năm 2006 nhiều hộ dân di cư từ Hà Tĩnh, Nghệ An vào vùng Đông Nam Bộ Lập nghiệp mang theo hành trang là hươu sao giống nên hiện nay nhiều tỉnh ở Nam Bộ cũng phát triển đàn hươu sao rất lớn điển hình nhất là Tỉnh Đồng Nai với số liệu thống kê năm 2010 là trên 10.000 con

hươu sao

Đặc đim giống hươu sao

Hươu sao Việt Nam có hình dáng nhỏ hơn nai và lớn hơn hoẵng. Nó có vóc dáng nhẹ nhàng, cân đối, 4 chân thon dài và mảnh. Đầu hươu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi. Mắt hươu sáng, tinh nhanh và linh hoạt, tuyên lệ ở mắt khá phát triển.

Kích thước trung bình của hươu trưởng thành dài thân từ đầu tới đuôi là 1,3 – 1,6m. Khối lượng con đực nặng khoảng 50 – 70 kg, con cái nặng khoảng 40 – 60 kg.

Lông da hươu sao có màu vàng đậm, con cái nhạt màu hơn con đực. Trên da ở thân có những đốm trắng, hình tròn còn gọi là các “sao”. Độ lớn của hình tròn tăng dân từ phía lưng và lớn ở phía bụng và hông. Dọc sống lưng chạy từ vai xuống hông là hai hàng sao, còn các sao trên mình không tạo thành hàng rõ rệt. Từ gáy xuống cổ và dọc sông lưng chạy giữa hai hàng sao là vệt lông mầu sẫm. Chân, đầu và bụng của hươu không có sao.

Đuôi hươu có túm lông màu trắng với viền lông đen gần góc đuôi, mặt dưới đuôi trần. Phía dưới gốc đuôi và mặt sau đùi có những sợi lông màu trắng dài từ 4 – 6 cm, tạo thành “gương” có hình tam giác.

Tứ chi của hươu sao màu vàng xám, thẫm ở mặt trước và nhạt ở mặt sau. Mặt ngoài ống chân gần kheo của chi sau thường có các tấm chai chân được hình thành trong đời sống của hươu, giúp hươu làm chỗ tỳ khi đứng lên hoặc nằm xuống.

Sừng hươu sao là đặc điểm và biểu tượng về sức mạnh của hươu. Điều này không giống với các động vật có sừng khác, chỉ có hươu đực mới có sừng, hươu cái không có sừng. Sừng hươu đực mọc lần đầu khi hươu được một năm tuổi gọi là sừng sơ sinh. Mọc sừng cũng thể hiện thành thục về tính và sự trưởng thành của hươu đực. Sừng hươu cũng là loại sừng duy nhất có khả năng tái sinh hàng năm. Khi sừng mới mọc gọi là lộc nhung. Nhung hươu có giá trị sinh học và dược liệu mà các động vật khác ít khi có.

⇒ Nếu bạn cần sách KỸ THUẬT CHĂN NUÔI HƯƠU SAO thì ấn tải về ngay bên dưới nhé, chúc bạn sớm thành công trên con đường mình đã chọn.

NUT_DOW

Bà con có thể để lại ý kiến thắc mắc của mình tại đây