Đặc Điểm Phân Biệt Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài Bạn Nên Biết
Hiện nay ở nước ta có nhiều loại doanh nghiệp hợp pháp khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những loại doanh nghiệp phổ biến. Hình thức doanh nghiệp này có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Với vốn kiến thức sâu rộng về Luật Đầu Tư hiện hành, Bistax.vn xin nêu ra những đặc điểm để bạn dễ dàng phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, từ đó trang bị cho mình những kiến thức có ích trong công cuộc đầu tư kinh doanh.
Quy định về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Theo khoản 16 Điều 3 do Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Cũng theo khoản 17 Điều 3 của luật này, khái niệm về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được đưa ra như sau:“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
Từ những điều trên ta rút ra được khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Mục Lục
Những đặc điểm phân biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Về chủ đầu tư, thành viên, cổ đông
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải là doanh nghiệp có chủ đầu tư mang quốc tịch nước ngoài. Với danh nghĩa chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu doanh nghiệp. Mặc dù tổ chức thành lập doanh nghiệp, chịu sự chi phối từ quốc gia mà nhà đầu tư mang quốc tịch. Họ vẫn phải tuân thủ được các điều kiện về chủ thể kinh doanh do pháp luật Việt Nam quy định.
Về hình thức tổ chức doanh nghiệp
Hiện tại pháp luật Việt Nam quy định có 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở nước ta:
- Doanh nghiệp tư nhân;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty cổ phần;
- Công ty hợp danh.
Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài phép chọn một trong tất cả những hình thức tổ chức doanh nghiệp trên (Trừ doanh nghiệp tư nhân do chưa có quy định cụ thể) để thực hiện hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Căn cứ theo pháp luật doanh nghiệp về mỗi loại hình doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, thì hình thức tổ chức có thể là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Về tư cách pháp lý
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ những Nhà thầu chỉ vào Việt Nam để thực hiện các gói thầu trong một thời gian nhất định.
Các doanh nghiệp vốn nước ngoài thành lập theo các hình thức công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh đều có tư cách pháp nhân.
Tỉ lệ sở hữu vốn và trách nhiệm tài sản:
Nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế. Trừ các trường hợp sau đây:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập dưới hình thức là các loại hình công ty (có sự tham gia của nhiều cá nhân, tổ chức), do có tư cách pháp nhân nên trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trong trường hợp này được phân tách rõ ràng thành:
- Trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp và trách nhiệm tài sản của các nhà đầu tư. Là thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đó. Về nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm với các khoản nợ. Và các nghĩa vụ tài sản khác bằng toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp. Với các nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định. Tương ứng đối với hình thức tổ chức của doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư thành lập công ty dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, các nhà đầu tư sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
- Nếu hình thức tổ chức là công ty hợp danh. Các nhà đầu tư là thành viên hợp danh của công ty này. Họ sẽ phải cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Với mọi hoạt động của doanh nghiệp đã làm.
Về các ngành nghề được phép kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Điều 6 và các Phụ lục 1, 2 và 3 Luật Đầu tư, cụ thể:
“Điều 6. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh”
Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã. Theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp. Mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế về đầu tư khác mà pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài thuộc vùng lãnh thổ không phải là thành viên WTO thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam được áp dụng điều kiện đầu tư như quy định đối với nhà đầu tư thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên WTO, trừ trường hợp pháp luật và điều ước quốc tế giữa Việt Nam và quốc gia, vùng lãnh thổ đó có quy định khác.
Trên đây là tất cả những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua lượng kiến thức được tổng hợp trên, hy vọng độc giả sẽ có cái nhìn chi tiết về loại doanh nghiệp này cũng như vững vàng hơn trong những quyết định đầu tư của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
>> Xem thêm:
5/5 – (1 bình chọn)