Đà tăng cổ phiếu BIO hé lộ cuộc chơi của chủ mới Biopharco

Đà tăng cổ phiếu BIO hé lộ cuộc chơi của chủ mới Biopharco

Cổ phiếu BIO trên sàn UpCOM đã tăng 16 lần chỉ trong 1 tháng qua, trong bối cảnh doanh nghiệp này vừa có biến động về cơ cấu sở hữu. Chốt phiên 27/5, giá BIO là 161.000 đồng/CP, tương đương giá trị vốn hoá gần 1.400 tỷ đồng.

Cổ phiếu BIO trên sàn UpCOM đã tăng 16 lần chỉ trong 1 tháng qua, trong bối cảnh doanh nghiệp này vừa có biến động về cơ cấu sở hữu. Chốt phiên 27/5, giá BIO là 161.000 đồng/CP, tương đương giá trị vốn hoá gần 1.400 tỷ đồng.

_115792798_gettyimages-1228686353

Ảnh minh họa. Nguồn Internet.

Tiềm năng phát triển của ngành dược phẩm ở Việt Nam là rất lớn, khi thu nhập người dân ngày càng tăng lên thì chi tiêu cho y tế và giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế mà ngày càng có nhiều nhà đầu tư “chen chân” vào lĩnh vực này.

Nhìn rộng ra với các doanh nghiệp trong ngành, bề dày phát triển của CTCP Vắc xin và Sinh phẩm Nha Trang (viết tắt Biopharco) là không thua kém. Cho tới nay, công ty cũng đã hiện diện trên phạm vi cả nước với hoạt động trải dài trên các lĩnh vực như vắc xin, huyết thanh và các chế phẩm sinh học dùng cho người; sản xuất thuốc thành phẩm có chứa vi sinh, các dạng bào chế như thuốc viên nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm; sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng và mỹ phẫm; sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu.

Theo tìm hiểu, Biopharco tiền thân là Công ty Vacxin Và Sinh Phẩm số 2, được  thành lập ngày 27/2/2001 và chính thức chuyển đổi mô hình thành công ty cổ phần vào ngày 1/9/2016. Ngày 14/9/2017, Biopharco niêm yết cổ phiếu trên sàn UpCOM với mã chứng khoán BIO.

Thời gian gần đây, Biopharco trở thành ngôi sao sáng trên thị trường chứng khoán khi có đà tăng giá mạnh với chênh lệch lên đến gần 16 lần từ mức giá 9.500 đồng/cổ phiếu lên hơn 160.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong 1 tháng. Một trong những nguyên nhân khiến cổ phiếu BIO tăng mạnh, khối lượng giao dịch tăng đột biến có thể do thay đổi cơ cấu cổ đông.

Cụ thể, theo báo cáo thường niên năm 2020, CTCP Dược phẩm Bến Tre (Mã: DBT) là công ty mẹ và nắm 51,06% vốn, tương ứng 4,4 triệu cổ phiếu tại Biopharco. Tuy nhiên, tại ngày 6/5, Dược phẩm Bến Tre đã bán ra toàn bộ 4.366.680 cổ phiếu BIO (tỷ lệ 51,06%) và không còn là cổ đông lớn. Số cổ phiếu này được sang tay ở mức giá khoảng 21.000 đồng/cổ phiếu. Cùng với đó, Chủ tịch HĐQT DBT ông Phạm Thứ Triệu đã bán hết toàn bộ 1,6 triệu cổ phần BIO và từ nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT Biopharco.

Người thay thế ông Triệu là ông Lê Đình Phan. 

Ở chiều ngược lại, trong ngày 5/5/2021, ông Lê Đình Phan đã mua thêm hơn 2,73 triệu cổ phiếu, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên gần 3,34 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 39%). Ngoài ra, vợ ông Phan là bà Nguyễn Thị Kim Chung, Ủy viên HĐQT, cũng mua thêm hơn 1,63 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên mức 34,94%. Tổng cộng, vợ chồng tân Chủ tịch HĐQT đã nắm tới 74% cổ phần Biopharco. Tỷ lệ này trên thực tế có thể còn cao hơn nhiều. 

Hệ sinh thái của ông chủ Biopharco

Ông Lê Đình Phan sinh năm 1969, vốn có xuất thân là một Tiến sĩ Y khoa và từng là Phó Viện Trưởng Viện An toàn Thực phẩm chức năng và dinh dưỡng ứng dụng. Hiện tại ngoài Biopharco, doanh nhân này còn là Tổng giám đốc tại CTCP Bệnh viện Ecohospital; CTCP tư vấn và xây dựng Bệnh viện Việt Nhật; CTCP Bệnh viện khách sạn Hoàng Gia Anh; Công ty TNHH Dược và Sinh Phẩm Biofagroup Nha Trang và CTCP Nước uống tinh khiết Sài Gòn Sapuwa.

Đồng hành cùng ông Phan trong quá trình gây dựng sự nghiệp là vợ ông – bà Nguyễn Thị Kim Chung. Theo đó, trong giai đoạn 2002-2004, bà là Phó giám đốc Công ty Cổ Phần Nam Sinh, nơi ông Phan làm Tổng Giám đốc. Từ năm 2004 đến nay, nữ doanh nhân sinh năm 1978 này đảm trách vai trò Giám đốc tại CTCP Dược Phẩm EU, ngoài ra, bà còn là chủ sở hữu Công ty TNHH Dược phẩm Polovita.

Bên cạnh đó, ít ai biết, vợ chồng ông Phan còn là chủ sở hữu tại CTCP Liên doanh Hotsun-Japan, chủ đầu tư khu đất có diện tích 13.600 m2 tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

Hotsun được thành lập vào tháng 8/2012 với vốn điều lệ 14,5 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty Chè Việt Nam – Công ty TNHH MTV (37,93%), Công ty TNHH Y Dược Paris France (25,86%), Công ty TNHH Y dược Cali USA (34,48%) và ông Lê Đình Phan (1,72%).

Ngày 12/10/2012, Hội đồng Thành viên Vinatea ra nghị quyết thoái vốn, nhận về 5,5 tỷ đồng, toàn bộ cổ phần này giúp ông Phan nâng sở hữu của mình tại Hotsun lên mức 39,66%. Tuy nhiên, trên thực tế tầm ảnh hưởng của ông Phan tại đây còn lớn hơn con số sở hữu này rất nhiều bởi Paris France và Cali USA đều là những pháp nhân do các thành viên thuộc gia đình vợ ông là bà Nguyễn Thị Kim Chung góp vốn thành lập.

Như vậy, chỉ với 5,5 tỷ đồng và không cần thông qua đấu giá, ông Lê Đình Phan đã trở thành chủ sở hữu khu đất vàng tại Hòa Bình. Được biết, đây là 1 trong số 12 lô đất của Vinatea đang bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra, xác minh, xử lý vi phạm.

Theo Thanh tra Chính phủ, việc Vinatea đem 12 khu đất đi góp vốn liên doanh, liên kết, thoái vốn, bán tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước không được chủ sở hữu chấp thuận, không thông qua đấu giá là chưa thực hiện đúng quy định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

Screenshot (765)

 

Năng lực hệ sinh thái của ông Lê Đình Phan

Theo BCTC đã kiểm toán, giai đoạn 2016-2020, doanh thu thuần của Biopharco đều dao động quanh mức 30 tỷ đồng, riêng năm 2020 chỉ tiêu này đạt 35,9 tỷ đồng, lãi sau thuế 5 tỷ đồng. Năm 2021, công ty dự kiến doanh thu thuần đạt 35 tỷ và lợi nhuận trước thuế đạt 4,5 tỷ.

Screenshot (767)

 

Về phần mình, các thành viên khác trong hệ sinh thái của ông Lê Đình Phan kinh doanh vẫn chưa thực sự hiệu quả. Riêng năm 2019, có đến 4 công ty là Ecohospital, Hotsun, Sapuwa và Việt Nhật lỗ thuần, trong khi chỉ có Polovita báo lãi, tuy nhiên con số thu về chỉ là 295 triệu đồng. Polovita cũng là công ty đóng góp phần lớn doanh thu với 65,9 tỷ đồng trong năm 2019.