Đa ối ở tuần 37-39 nên xử lý thế nào?

Đa ối nhẹ thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể bao gồm:

 

3.1 Thai 38 tuần dư ối có sao không?

Dư ối xuất hiện càng sớm trong thai kỳ và lượng dịch ối càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Dư ối tuần 38 có thể xuất hiện các tình trạng như:

  • Vỡ ối sớm. Lượng chất lỏng trong tử cung quá cao mẹ sẽ bị nguy cơ vỡ màng ối sớm.
  • Ngôi bất thường. Sinh ngôi mông hoặc các tình huống không thuận lợi khác cho mẹ
  • Bong nhau thai
  • Sa dây rốn
  • Tăng trưởng và phát triển của thai nhi bị hạn chế, và có các vấn đề với phát triển khung xương.
  • Để an toàn mẹ cần sinh mổ và vì vậy có thêm rủi ro so với sinh thường, có thể gặp nhiễm trùng hậu sản.
  • Dư nước ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Dư ối có thể dẫn đến sinh non. Em bé sinh non nên các chức năng bộ phận chưa được hoàn thiện, có thể mẹ sẽ được cho thuốc steroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn.
  • Đa ối có nguy cơ băng huyết sau sinh.. Điều này là do tử cung bị chèn ép do lượng ối lớn và không thể co lại hoàn toàn như thông thường.
  • đa ối có nguy hiểm không? Dư thừa nước ối nguy hiểm nhất đối với thai là có thể dẫn đến thai chết lưu, đây là trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

3.2. Đa ối ở tuần 37-39 nên xử lý thế nào?

Điều trị ngoại trú

  • <34 tuần: Tái khám mỗi 2 tuần, đo chiều dài kênh cổ tử cung, dùng thuốc hỗ trợ phổi
  • >= 34 tuần: Tái khám theo đúng hẹn hoặc sớm hơn nếu có các triệu chứng bất thường, siêu âm Doppler màu và thực hiện Non-stress test mỗi tuần.

Tiêu chuẩn nhập viện

  • Xuất hiện dấu hiệu quá tải( Khó thở, đau bụng, nhịp tim nhanh…)
  • Dấu hiệu dọa sinh non( đau bụng cơn, ra huyết,…)
  • Đa ối thai 39 tuần trở lên
  • CTG nhóm II trở lên hoặc siêu âm Doppler màu bất thường

Điều trị nguyên nhân( nếu có)

Điều trị triệu chứng

  • Giảm lượng nước ối bằng cách hút bớt dịch. Nếu có triệu chứng quá tải ở sản phụ( khó thở, nhịp tim nhanh, đau bụng…). Hút với tốc độ <1 lít>