Dạ dày là gì, nằm ở đâu? Chức năng của dạ dày
Dạ dày là một cơ quan của hệ tiêu hóa, nó vừa là nơi lưu trữ chất dinh dưỡng vừa là nơi diễn ra quá trình chuyển hóa các chất có trong thức ăn. Vậy dạ dày nằm ở đâu, cấu tạo của dạ dày như thế nào? Cùng tìm hiểu rõ hơn về cơ quan này thông qua các thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục Lục
Dạ dày – vị trí của dạ dày
Dạ dày hay bao tử là một đoạn phình to ra của ống tiêu hóa, có hình dạng khá giống với hình chữ J. Phía trên của dạ dày nối với thực quản thông qua lỗ tâm vị, phía dưới nối với tá tràng qua lỗ môn vị. Dạ dày có dung tích chứa khoảng 4 – 4,5 lít nước.
Cấu tạo
Dạ dày không nằm riêng lẻ mà kết hợp phức tạp với các bộ phận khác trong khoang bụng và được cấu tạo bởi một lớp cơ chắc chắn. Đồng thời lớp cơ này có liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên khả năng co bóp mạnh.
Nếu tính từ ngoài vào trong, dạ dày cũng giống như các phần khác của ống tiêu hóa , chúng được cấu tạo bởi 5 lớp. Cụ thể như sau:
- Thanh mạc: Đây là lớp phúc mạc tạng nằm bao bọc dạ dày.
- Tấm dưới thanh mạc.
- Lớp cơ. Tính từ ngoài vào trong, lớp cơ này gồm 3 lớp là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo
- Tấm dưới niêm mạc
- Lớp niêm mạc có chứa các tuyến của dạ dày. Có nhiều loại tuyến, mỗi tuyến lại tiết ra nhiều chất khác nhau và đóng vai trò khác nhau như: Chất nhầy đóng vai trò bảo vệ dạ dày; HCL và men Pepsinogene có vai trò tiêu hóa; gastrin, histamin đóng vai trò là chất trung gian hóa học hoặc nội tiết… Ngoài ra, chúng còn là yếu tố nội để hấp thụ sinh tố B12.
Cấu tạo của dạ dày người bao gồm các bộ phận như sau:
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nơi hàng ngàn bệnh nhân dạ dày lâu năm gửi trọn niềm tin
Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
- Tâm vị: Đây là một bộ phận nằm ở phía trên của dạ dày, có lỗ tâm vị để thông với thực quản. Chúng không có van hay cơ thắt mà tâm vị chia thực quản và dạ dày làm 2 thông qua mô nếp niêm mạc. Tâm vị chiếm diện tích khoảng 4 – 6cm².
- Đáy vị: Bộ phận này nằm ở mặt phẳng đi qua lỗ tâm vị và thường chứa khí.
- Thân vị: Đóng vai trò co bóp, tiêu hóa thức ăn. Tại thân vị và ở dưới vùng đáy vị có chứa rất nhiều tuyến bài tiết dịch vị acid clohydric và pepsingene. Đây cũng là bộ phận chiếm diện tích lớn nhất trong dạ dày.
- Môn vị: Nó nằm ở vị trí bên phải của đốt sống thắt lưng 1, lỗ môn vị thông với tá tràng. Môn vị bao gồm hang môn vị có hình phễu, tại đây tiết ra chất gastrine và ống môn vị có hệ cơ khá phát triển.
- Thành trước: Bộ phận này nằm ở vùng trên, có liên quan đến thùy gan trái, cơ hoành. Thông qua cơ hoành, chúng lại có liên quan đến phổi, màng phổi trái, ở màng ngoài tim và cả thành ngực. Phần dưới của thành trước lại có liên quan đến thành bụng trước.
- Thành sau của dạ dày: Khác với thành trước, thành sau lại liên quan đến cơ hoành và các bộ phận khác như tụy, thận, lách, tuyến thượng thận. Còn phần dưới của bộ phận này lại liên quan đến mạc treo kết tràng ngang. Chúng nối phần trung gian của mạc treo kết tràng ngành với phần trên của tá tràng.
- Bờ cong vị lớn: Đây là đoạn tiếp theo có mạc nối bao tử với lách. Bờ cong lớn chứa nhiều động mạch vị ngắn. Phần cuối cùng chứa các mạc nối lớn bám, mạch vòng bờ cong vị lớn nằm ở giữa 2 lá của mạc nối lớn.
- Bờ cong vị bé: Tại bờ cong vị bé có chứa các mạc nối bao tử với các bộ phận khác là gan, tá tràng. Vòng mạch bờ cong vị bé nằm ở giữa 2 lá mạc nối nhỏ.
- Động mạch: Bao gồm vòng mạch của bờ cong vị bé và vòng mạch của bờ cong vị lớn. Bên cạnh đó, nó còn chứa các động mạch vị ngắn, động mạch ở đáy vị sau, động mạch thân tạng, động mạch cho tâm vị và thực quản, động mạch vị trái, động mạch lách, động mạch gan chung.
- Bạch huyết dạ dày: Dọc theo bờ cong vị bé và bờ cong vị lớn có các nốt bạch huyết. Những nốt bạch huyết tụy lách nằm tại vị trí mạc nối vị lách.
Chức năng của dạ dày
Dạ dày là một bộ phận của hệ tiêu hóa ở người và động vật. Chúng đóng vai trò rất quan trọng vì vừa là nơi lưu trữ vừa là nơi chuyển hóa các chất có trong thức ăn. Do đó, chức năng của cơ quan này bao gồm:
- Co bóp cơ học để nghiền trộn thức ăn cho thấm acid dịch vị.
- Thực hiện quá trình chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa có trong dịch vị.
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày
Hàng ngày, chúng ta đều phải ăn uống để cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng và duy trì sự sống của cơ thể. Nhưng không có nhiều người biết đến quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra trong ống tiêu hóa. Vậy quá trình này được diễn ra như thế nào?
- Thức ăn sau khi được nghiền nát một phần khi nhai, đồng thời được phân hủy một phần nhỏ bởi các enzym trong nước bọt sẽ được đưa xuống ống cơ trơn mà chúng ta gọi là thực quản rồi đến dạ dày. Tại đây, thức ăn được nghiền nát, nhào trộn cùng với dịch vị. Thành dạ dày cũng sẽ hấp thu một phần chất dinh dưỡng nhưng với lượng không đáng kể. Sau đó, chúng tiếp tục được đẩy xuống ruột non và tiếp tục thực hiện công đoạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã.
- Trong môi trường dịch vị của bao tử có chứa mức độ pH thấp (chỉ khoảng từ 2- 2,5). Điều này không chỉ có tác dụng tốt trong việc tiêu hóa thức ăn mà nó còn có khả năng ngăn ngừa bệnh tật. Những trường hợp mắc bệnh teo niêm mạc dạ dày không thể duy trì nồng độ pH thấp thường hay bị mắc các bệnh về đường ruột. Vì độ pH thấp có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Một khi không thể duy trì nồng độ pH, vi khuẩn dễ xâm nhập và gây nhiễm trùng đường ruột. Tuy nhiên, khi độ pH quá thấp lại có thể gây nên bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
Trên đây là các thông tin về vị trí, cấu tạo, chức năng của bao tử. Đây là một cơ quan đóng vai trò quan trọng của hệ tiêu hóa nhưng lại rất dễ bị tổn thương. Do đó, hãy chú ý xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt thật lành mạnh để bảo vệ dạ dày và cũng là để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.