[ĐÚNG] Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là – Top Tài Liệu
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
Trắc nghiệm: Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là:
A.Chất lượng của dịch vụ vận tải.
B.Khối lượng vận chuyển.
C.Khối lượng luân chuyển.
D.Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Lời giải:
Đáp án đúng: D. Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là Sự chuyển chở người và hàng hóa.
Giải thích:
– Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
– Giao thông vận tải phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải.
– Và dù là loại hình giao thông nào thì mục đích chính của chúng là phục vụ nhu cầu của con người.
Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu về Giao thông vận tải các em nhé!
1. Giao thông vận tải là gì?
Giao thông vận tải (GTVT) là một chuyên ngành của sản xuất vật chất đặc biệt. Thông qua đó, nó trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị gia tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình. Cụ thể, GTVT phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải.
2. Các loại hình giao thông vận tải:
– Đường ô tô
– Đường sắt
– Đường sông
– Đường biển
– Đường hàng không
– Đường ống.
3. Đặc điểm của giao thông vận tải
– Sản phẩm là sự chuyên chở người và hàng hóa.
+ Giao thông vận tải tham gia vào việc cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
+ Giao thông vận tải phục vụ cuộc sống con người, giúp cho việc đi lại giữa các vùng miền trên đất nước được thông suốt với nhau, thông qua đó con người dễ dàng có cơ hội tạo ra nhiều giá trị gia tăng trong quá trình tham gia vào giao thông vận tải.
+ Và dù là loại hình giao thông nào thì mục đích chính của chúng là phục vụ nhu cầu của con người.
– Chất lượng được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa…
– Để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải, người ta thường dùng các tiêu chí :
+ Khối lượng vận chuyển (tức số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển)
+ Khối lượng luân chuyển (tính bằng người.km và tấn.km)
+ Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km).
4. Vai trò đặc biệt quan trọng của ngành giao thông vận tải
– Giao thông vận tải là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được thuận tiện.
– Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới giao thông vận tải. Vì thế, những nơi nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải cũng là những nơi tập trung các ngành sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
– Ngành giao thông vận tải phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế, văn hoá ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế, tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới.
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải
a. Điều kiện tự nhiên
– Vị trí địa lí: quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.
Ví dụ: + Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng;
+ Vùng băng giá xe trượt tuyết do chó và tuần lộc kéo.
+ Ở Nhật, Anh giao thông vận tải đường biển có vị trí quan trọng.
– Địa hình ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận tải.
Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình: Chống lở đất,làm đường vòng, đường hầm…
– Khí hậu, thời tiết ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.
Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.
– Sông ngòi: ảnh hưởng vận tải đường sông,chi phí cầu đường.
– Khoáng sản: ảnh hưởng hướng vận tải, loại hình vận tải.
b. Các điều kiện kinh tế-xã hội
– Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải
+ Hoạt động của các ngành kinh tế là khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Ví dụ: Kinh tế phát triển nhu cầu vận tải lớn thúc đẩy ngành phát triển.
+ Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho sự phát triển, phân bố, hoạt động ngành giao thông vận tải.
+ Quan hệ giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định hướng và cường độ các luồng vận chuyển.
– Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).