[ĐÚNG] Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu? – Top Tài Liệu

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “ Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu? ” và phần kiến thức mở rộng thú vị do TOP TÀI LIỆU biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo

Câu hỏi

Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu?
A. Bộ nhớ trong (Rom, Ram)
B. Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, CD,…)
C. Bộ xử lý trung tâm
D. Kết quả khác

Lời giải :

đáp án đúng: B

Hệ điều hành được lưu trữ dưới dạng các môđun độc lập trên bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, đĩa mềm, CD…).

Kiến thức tham khảo

Các loại hệ điều hành phổ biến

* Các loại hệ điều hành phổ biến
– Hệ điều hành dành cho máy tính
1. Hệ điều hành Windows

Được phát hành đầu tiên vào năm 1980 bởi Microsoft, trãi qua rất nhiều phiên bản cho đến nay và gần đây nhất là Windows 10 (ra mắt vào 2015) được cài sẵn trên hầu hết cái máy tính. Giúp nó trở thành hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới ở thời điểm hiện tại.

– Ưu điểm: Phổ biến, dễ sử dụng, tính ổn định cao và có đầy đủ tính năng để phục vụ cho công việc cũng như giải trí.

– Nhược điểm: Không phải miễn phí, bạn cần phải mua bản quyền để sử dụng.

2. Hệ điều hành macOS

Trước đây macOS còn có tên là OS X, được tạo ra bởi apple và được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính của Apple.

– Ưu điểm: Giao diện đẹp, được cài sẵn ở những chiếc máy tính được Apple bán ra và không tốn phí.

– Nhược điểm: Vì số người sử dụng macOS ít nên có nhiều phần mềm chưa được phát hành cho hệ điều hành này.

Ngoài ra, hệ điều hành macOS cũng có thể được cài đặt trên những máy tính không được sản xuất bởi Apple, được gọi chung là Hackintosh.

Tuy nhiên, điều này là vi phạm quy tắc và bản quyền. Cách hợp pháp duy nhất để chạy hệ điều hành macOS của Apple chính là sở hữu các sản phẩm máy tính của hãng.

3. Hệ điều hành Linux

Là một hệ điều hành mở, có nghĩa là bạn có thể sửa đổi, làm bất cứ điều gì trên hệ điều hành này. Linux là hệ điều hành miễn phí và không cần phải mua bản quyền để sử dụng.

– Ưu điểm: Miễn phí, bạn có thể thay đổi thậm chí là phân phối nó.

– Nhược điểm: Rất ít người sử dụng, tính bảo mật không cao, giao diện có phần cổ điển.

4. Hệ điều hành dành cho thiết bị di động
a. Hệ điều hành Android

Hệ điều hành Android được phát triển bởi công ty Android Inc và được Google mua lại vào năm 2005, Android là hệ điều hành trên thiết bị di dộng có số người được sử dụng đông đảo nhất trên thế giới (chiếm 87,7% thị phần) năm 2017.

– Ưu điểm: Hệ điều hành mở, vì hầu hết cách thiết bị di động điều sử dụng nên Android sở hữu kho ứng dụng khổng lồ, khả năng tùy biến cao, dễ dàng đặt lại thiết bị nếu như quên mật khẩu.

– Nhược điểm: Hiện tại độ bảo mật của Android là khá cao nhưng sẽ không bằng nếu so sánh với iOS.

b. Hệ điều hành iOS

iOS là hệ điều hành được sử dụng duy nhất trên các thiết bị di động của Apple. Được ra mắt vào năm 2007, iOS đã tạo ra một cuộc cách mạng về công nghệ phần mềm. Được đánh giá khá cao về tính năng cũng như về độ ổn định của nó.

– Ưu điểm: Tính bảo mật cao, khả năng tối ưu phần mềm tốt, hiệu năng ổn định mà không cần đòi hỏi nhiều về cấu hình so với Android.

– Nhược điểm: Hệ điều hành chỉ độc quyền cho các dòng điện thoại của Apple và không thể sử dụng trên các điện thoại khác, kho ứng dụng ít hơn so với Android.

Chức năng của bộ nhớ ngoài và hệ điều hành

1. Khái niệm, chức năng của bộ nhớ ngoài
– Bộ nhớ ngoài của máy tính hay còn được gọi là bộ nhớ thứ cấp hoặc ổ cứng gắn ngoài, thường được nằm trong một thiết bị lưu trữ riêng biệt như ổ đĩa cứng thể rắn, đĩa CD/DVD. Bộ nhớ này có thể tháo rời đồng nghĩa cũng có thể sử dụng cho các máy tính khác. Phương pháp này còn được gọi là lưu trữ dữ liệu khác với bộ nhớ trong.

– Những thiết bị này có thể gắn trực tiếp vào hệ thống của máy tính. Bộ nhớ ngoài của máy tính có những chức năng:

+ Lưu trữ dữ liệu

+ Lưu trữ thông tin rộng (có thể lắp vào máy tính khác)

+ Chia sẻ “gánh nặng” giúp bộ nhớ trong
2. Chức năng của hệ điều hành
– Là nơi để quản lý thông tin phần cứng, bao gồm như: Quản lý bộ nhớ, quản lý CPU, quản lý mạng, quản lý thiết bị và quản lý hệ thống tập tin. Cung cấp cho người dùng giao diện phù hợp, để có thể sử dụng các phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành sẽ tối ưu hóa quá trình hoạt động của máy tính bao gồm cả các công đoạn thao tác hoặc nhập liệu.
– Là điểm trung gian kết nối giữa phần cứng với người dùng, giúp chúng ta nhanh chóng truy cập, cũng như vận hành các tài nguyên khác. Xử lý các xung đột xảy ra giữa chương trình hệ thống và các chương trình khác do người dùng sử dụng.