[ĐÚNG] Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có: – Top Tài Liệu
Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “ Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có: ” và phần kiến thức mở rộng thú vị do TOP TÀI LIỆU biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo
Câu hỏi
Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có:
A. giá trị
B. giá trị sử dụng.
C. giá trị trao đổi
D. giá trị trên thị trường.
Lời giải :
đáp án đúng: B
Công dụng của sản phẩm làm cho hàng hoá có giá trị sử dụng.
Kiến thức tham khảo
Khái niệm, các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm
1. Khái niệm chất lượng sản phẩm
– Có thể nói chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế kĩ thuật khá trừu tượng .Khi nhìn nhận sản phẩm trên những góc độ khác nhau ta lại có những quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm
– Quan niệm siêu việt về chất lượng : chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại.
– Quan niệm chất lượng sản phẩm theo hướng sản phẩm: đứng trên góc độ này người ta cho rằng chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính phản ánh tính năng tác dụng của sản phẩm đó.
– Quan niệm chất lượng hướng theo người sản xuất: đứng trên góc độ người sản xuất thì họ cho rằng chất lượng sản phẩm là sự phù hợp và đạt được của một sản phẩm so với một tập hợp các yêu cầu và hệ thống tiêu chuẩn đã được thiết kế từ trước.
– Quan niệm chất lượng theo thị trường cho rằng chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu của người sử dụng (xuất phát từ nhu cầu của thị trường).
+ Xuất phát từ giá cả (mối quan hệ giữa lợi ích của sản phẩm với chi phí phải bỏ ra ) chất lượng là cung cấp những sản phẩm dịch vụ ở mức giá mà khách hàng có thể chấp nhận được
+ Xuất phát từ cạnh tranh ta lại có định nghĩa : chất lượng đó là cung cấp những đặc điểm của sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cạnh tranh không có .
Mỗi định nghĩa trên đều xuất phát từ một khía cạnh nhất định vì vậy tuy ở mỗi cách đều có những ưu điểm nhất định song cũng đều không tránh khỏi những hạn chế nhất định để đưa ra một định nghĩa dễ hiểu, loại bỏ được những hạn chế trên thì tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) có định nghĩa trong ISO 9000 như sau: “chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
2.Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm
– Trong một sản phẩm có nhiều nhóm thuộc tính thể hiện chất lượng sản phẩm như:
+ Các thuộc tính phản ánh chức năng tác dụng của sản phẩm thể hiện khả năng của sản phẩm có thể thực hiện chức năng hoạt động như mong muốn
+ Tuổi thọ sản phẩm thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong điều kiện hoạt động bình thường trong khoảng thời gian nhất định
+ Tính thẩm mĩ của sản phẩm : là các thuộc tính thể hiện sự gợi cảm thu hút khách hàng như hình dáng màu sắc kích thước, cách trang trí, tính thời trang…
+ Độ tin cậy của sản phẩm : là khả năng thực hiện đúng tính năng hoạt động như thiết kế và hoạt động chính xác
+ Tính kinh tế của sản phẩm thể hiện ở tiết kiệm chi phí tổng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
+ Tính tiện dụng của sản phẩm thể hiện ở khả năng dễ bảo quản, dễ vận chuỷên, dễ sửa chữa, dễ sử dụng
+ Tính an toàn của sản phẩm khác với các thuộc tính trên đối với tính an toàn của sản phẩm do nhà nước qui định các sản phẩm phải tuân thủ qui định về tính an toàn sản phẩm
+ Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm do các tổ chức các quốc gia qui định
+ Các dịch vụ kèm theo như bảo hành vận chuyển hướng dẫn
Đặc trưng, vai trò của sản xuất hàng hóa
1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa mang các đặc trưng chính dưới đây:
– Việc sản xuất hàng hóa được thực hiện với mục tiêu chính là trao đổi cũng như mua bán.
– Quá trình lao động để tạo ra sản phẩm, hàng hóa của người sản xuất vừa thể hiện tính tư nhân vừa thể hiện tính xã hội vì nó đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng của xã hội và đáp ứng nhu cầu của nhiều người khác trong xã hội.
– Sản xuất hàng hóa có tính tư nhân vì việc sản xuất sản phẩm nào và cách thức sản xuất như thế nào được xem là hoạt động riêng và mang tính độc lập riêng của mỗi cá thể.
2. Vai trò của sản xuất hàng hóa
So với hình thức sản xuất tự cung tự cấp thì sản xuất hàng hóa mang nhiều ưu thế vượt trội hơn hẳn.
– Khai thác lợi thế sẵn có
Điều đầu tiên không thể bỏ qua chính là khai thác tốt những lợi thế của tự nhiên xã hội, kỹ thuật, khả năng của từng cá nhân, tập thể ở từng khu vực, từng địa phương. Bởi vì sản xuất hàng hóa được ra đời trên nền tảng của sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất.
Nhờ vậy, tính tự cung tự cấp, sự bảo thủ, lạc hậu hay trì trệ của mỗi ngành nghệ, địa phương được cải thiện, nâng cao năng suất lao động xã hội giúp cho nhu cầu xã hội ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn trước.
Khi sản xuất, trao đổi hàng hóa được mở rộng quy mô trên nhiều quốc gia thì còn khai thác tối đa lợi thế của nhiều quốc gia khác nhau.
– Quy mô sản xuất hàng hóa không bị giới hạn
Đối với sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất sẽ không bị giới hạn trong nhu cầu và nguồn lực hạn hẹp của các cá nhân, gia đình, cơ sở kinh doanh, hay địa phương mà nó được mở rộng dựa trên nhu cầu cũng như nguồn lực của xã hội. Điều này góp phần tạo điều kiện thuận lợi giúp ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất.
– Nâng cao khả năng cạnh tranh
Trong một nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự tác động từ các quy luật sẵn có của sản xuất và trao đổi hàng hóa như cung cầu, quy luật giá trị, canh tranh khiến người sản xuất hàng hóa luôn năng động, nhạy bén, biến thay đổi, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng.
Từ đó tăng hiệu quả kinh tế, cải tiến quy cách, hình thức và chủng loại hàng hóa giúp chi phí sản xuất được giảm xuống tối thiểu nhằm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.
– Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, việc phát triển của sản xuất, mở rộng cũng như giao lưu kinh tế giữa cá nhân, tổ chức, giữa các vùng miền với nhau hay giữa nhiều quốc gia giúp cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, đa dạng và phong phú hơn.