DỰ TOÁN LÀ GÌ? – Hoangnamtax

KHÁI NIỆM DỰ TOÁN

Dự toán là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới, cần đưa ra các con số dự báo trước để có kế hoạch chuẩn bị thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục. Cơ sở tính toán dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế từ trước, làm căn cứ để đưa ra con số dự tính hợp lý nhất. Người làm dự toán thường sẽ lập thành bảng tính cụ thể, trong đó thể thiện số lượng, giá trị, thời gian hoàn thành các hạng mục…

Khái niệm dự toán hiện nay được dùng trong lĩnh vực xây dựng là nhiều. Thông thường khi bắt đầu triển khai một công trình, đầu tiên sẽ là lập dự án hay lập kế hoạch đầu tư trong năm. Ở giai đoạn chuẩn bị này, nhà đầu tư sẽ phải tính toán sơ lược tổng giá trị đầu tư trên sơ sở chuẩn mực, sau đó đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục công trình.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC LẬP DỰ TOÁN

  • Dự tính được các khoản tiền phải chi trước cho các hạng mục, giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt khâu huy động vốn.
  • Khi dự toán được chi phí thì nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn nhà thầu nào cho phù hợp và tiết kiệm được kinh phí.
  • Thông qua các bảng dự toán đã lập, nhà đầu tư có căn cứ xem xét phí tổn và giá trị của công trình được xác định từ đây. Đây cũng chính là tài liệu cần lưu trong bộ hồ sơ sau này quyết toán khi công trình hoàn thành.
  • Căn cứ các con số dự tính được, nhà đầu tư sẽ lên kế hoạch đầu tư và cung cấp số liệu cho ngân hàng để ngân hàng tiến hành cấp vốn khi có nhu cầu vay.
  • Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.
  • Là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng như trong trong việc thanh quyết toán công trình sau khi thi công.

LẬP DỰ TOÁN

Đối với việc lập dự toán công trình, các bạn cần liệt kê ra các hạng mục cần dự tính chi phí trước, sau đó đi sâu đi sát từng hạng mục cụ thể.

Các hạng mục cần dự toán bao gồm:

  • Công tác chuẩn bị, san lắp mặt bằng, bản vẽ thi công…
  • Khối lượng dự toán
  • Chiết tính đơn giá
  • Giá vật liệu xây dựng
  • Tiền lương nhân công
  • Giá ca máy
  • Bảng tổng hợp kinh phí và các hệ số.

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LẬP DỰ TOÁN

Ngoài các kỹ năng cơ bản như đọc hiểu rõ bản vẽ, kỹ thuật, điều kiên thi công… thì người lập dự toán cần phải nắm bắt chính sách của nhà nước tại nơi đang làm việc. Bài viết này sẽ giới thiệu các bạn một số Thông tư, Nghị định của Bộ xây dựng trong việc lập dự toán một công trình. Các bạn tham khảo thêm để hiểu về luật ở nước mình hơn nhé.

Điều 8,9,10,11 Chương III Nghị định 99+12/2007-2009/NĐ-BXD ngày 13/06/2007.

1. Văn bản số 1779/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Khảo sát (Định mức cập nhật từ ĐM 28 cũ).

2.Văn bản số 1777/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Lắp đặt công bố (Định mức cập nhật từ ĐM 33 cũ).
3. Văn bản số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây dựng công trình – Phần Xây dựng (Định mức cập nhật từ ĐM 24 cũ).

4.Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

– Thông tư­ 05/2007/TT-BXD

-Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/1/2008 hướng dẫn điều chỉnh dự toán XDCT.

-Thông tư 09 hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng công trình do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.

-Thông tư332007TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc vốn nhà nước.

-Văn bản số 03/CB-XSD ngày 30/7/2008 của sở xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp khu vực trung tâm các huyện, thành phố.

Chúc các bạn thành công trong việc lập dự toán!