DOMAIN AUTHORITY LÀ GÌ? 9 BƯỚC TĂNG CHỈ SỐ DA CHO WEBSITE — WISE Business

5/5 – (9 bình chọn)

Domain Authority có thể vẫn còn khá mới mẻ với những người mới học SEO và làm Website. Nhưng nó lại không quá lạ lẫm đối với những người trong ngành. Domain Authority là một thước đo hữu hiệu để có thể kiểm tra và phát triển trang Web của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp cạnh tranh với đối thủ cùng ngành. Một trang web có điểm số DA cao có thể xếp hạng cao hơn trong các trang kết quả của Công cụ Tìm kiếm (SERPs). Để hiểu rõ hơn về DA là gì và các bước giúp tăng chỉ số DA cho website thì các bạn hãy theo chân WISE BUSINESS tìm hiểu thông tin chi tiết về Domain Authority và cách để chỉ số DA website của bạn nhanh nhất nhé!

Domain-AuthorityDomain-Authority

I. Domain Authority là gì?

Domain authority là một số liệu được tạo bởi Moz, với mục đích đánh giá một trang web theo thang điểm từ 1 tới 100, (100 chính là tốt nhất và 1 là kém nhất). Vì vậy, domain authority của một trang web càng cao thì thứ hạng trong các công cụ tìm kiếm càng cao. Thay vì nghĩ về domain authority như một thước đo của SEO, hãy nghĩ về nó như một thước đo độ cạnh tranh với các trang web khác. Vì vậy, hãy so sánh điểm số DA của bạn với đối thủ cạnh tranh bởi trang web có điểm DA cao hơn có khả năng xếp hạng cao hơn trong các tìm kiếm của công cụ tìm kiếm!

  • DA bao gồm 40 tiêu chí xếp hạng, ví dụ như: số lượng liên kết trỏ đến trang web, số lượng các trang web khác liên kết đến trang web của bạn…

  • DA đo lường cho toàn bộ domain. Tương tự, PA (page authority) là thước đo của một page riêng lẻ.

Xem thêm: TOP 7 sai lầm khiến SEO không hiệu quả

II.  9 cách tăng chỉ số DA (Domain Authority) cho website

1. Đảm bảo tên miền thật chất lượng

Domain-AuthorityDomain-Authority

Tên miền giống như diện mạo của một con người khi nhìn từ bên ngoài vào. Thông qua diện mạo này web của bạn sẽ được xác định mức độ tin tưởng, sự chuyên nghiệp và uy tín. Nên nhớ, domain phải tương đối dễ để khách truy cập sẽ không gặp vấn đề gì khi quay lại tìm trang website của bạn. Domain ngắn gọn, dễ nhớ sẽ mang đến thiện cảm hơn với người dùng, đặc biệt là việc truy cập sẽ không gặp bất cứ khó khăn nào.

Để đảm bảo quyền sử dụng Domain tốt bạn nên kiểm tra và gia hạn tên miền của mình. Domain tùy theo gói bạn chọn để có thời gian gia hạn khác nhau. Thông thường là từ 3 đến 5 năm sẽ phải gia hạn 1 lần.

2. Xuất bản Content chất lượng và liên tục

Domain-AuthorityDomain-Authority

Content là một trong những yếu tố quan trọng để tăng điểm Domain Authority cho website của bạn. Khách hàng khi truy cập vào website có lưu lại trên web của bạn hay không tùy thuộc hoàn toàn vào nội dung cuốn hút, có giá trị và hình ảnh đẹp mắt. Hiện nay những bài viết dài trên 1000 từ sẽ được đánh giá cao hơn. Điểm Domain Authority sẽ tăng khi bạn viết bài dài, chất lượng và có thông tin chuyên nghiệp. Tuyệt đối đừng copy bài của trang web khác hãy sử dụng đa dạng các từ ngữ, từ đồng nghĩa và từ khóa phụ. Việc nhồi nhét từ khóa trong các bài viết sẽ bị đánh giá thấp.

Nên đăng bài viết thường xuyên, chia sẻ thông tin mới mẻ cho độc giả. Bài viết thường xuyên nhưng phải là bài viết chất lượng. Nếu bài viết không chất lượng thì dù có đầu tư bao nhiêu về số lượng bài viết cũng không thể tăng Domain Authority. Tốt nhất vẫn là mỗi ngày 1 bài viết chất lượng, với độ dài trên 1000 từ.

3. Tối ưu hóa nội dung On-page

Domain-AuthorityDomain-Authority

SEO sẽ gây ảnh hưởng đến xếp hạng trang trên bảng kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng cả điểm Domain Authority của trang. Hãy đảm bảo bạn luôn tối ưu tất cả code của Website như:

Tối ưu hoá Từ khoá

Viết nội dung không ai đọc sẽ không thể tăng Domain Authority được. Vì thế, phải nghiên cứu bộ từ khóa hợp lý và đảm bảo được bộ từ khóa này có bảng xếp hạng tìm kiếm cao. Sau đó từ những từ khóa đó mới phát triển thành những bài viết có giá trị, nội dung phù hợp với từ khóa.

Tối ưu hóa URL

URL là yếu tố mà nhiều người bỏ qua, nhưng đây là lại cách để tạo sự thân thiện với Google. URL ngắn gọn và chứa nội dung từ khóa chính là điều quan trọng nhất.

Tối ưu hóa tiêu đề

Hãy cố gắng để từ khóa luôn nằm đầu tiêu đề bài viết. Meta Title không tối ưu hóa thì điểm Domain Authority không thể cao.

nhận tư vấn
WISE BUSINESS

Tên

Email

Phone

Lĩnh vực quan tâm

Mô tả Meta chứa từ khóa, xúc tích

Meta Description tốt nhất nên chứa từ khóa ở đoạn đầu tiên của câu đầu tiên. Luôn phải ngắn gọn, xúc tích và đảm bảo bao quát nội dung.

Tối ưu hóa các Heading

Google sẽ luôn nhận ra meta title trước. Tiếp đến là các heading 2, 3, và 4… trong bài viết. Cuối cùng là từ khóa ở các đoạn khi nằm ở đầu câu và cuối câu. Thể hiện rõ sự phong phú về từ khóa chính, từ khóa phụ từ khóa đồng nghĩa trong các heading là điều quan trọng.

Văn bản thay thế hình ảnh

Một số trang có tốc độ load chậm, ảnh chưa hiển thị thì nội dung thay thế sẽ hiển thị trước. Muốn web được đánh giá điểm DA cao thì văn bản thay thế cho hình ảnh phải luôn luôn có. Đồng thời, bạn hãy lưu ý số lượng hình ảnh có dung lượng lớn sẽ dẫn đến tình trạng load trang chậm. Vì vậy, hãy tối ưu dung lượng hình ảnh trên website để tốc độ tải trang nhanh hơn và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nhé!

4. Loại bỏ liên kết xấu và độc hại

Domain-AuthorityDomain-Authority

Liên kết xấu và độc hại chính là các link đã hỏng không còn sử dụng được, link có tác động xấu làm phá liên kết của người đọc hay các link không có ý nghĩa và tương thích với nội dung bài viết. Những link xấu này sẽ làm phản tác dụng và giảm điểm DA. Bạn có thể kiểm tra thủ công hoặc dùng các tool như Link Manager SEOPressor để kiểm tra và loại bỏ dễ dàng các liên kết xấu.

5. Tăng tốc độ tải trang

Domain-AuthorityDomain-Authority

Tốc độ tải trang kém sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng. Từ đó, tỉ lệ thoát trang sẽ gia tăng bởi hầu hết khách truy cập không có đủ kiên nhẫn để chờ 15s cho một trang web. Bạn có thể tăng tốc độ tải trang bằng cách sử dụng PageSpeed (công cụ được tạo ra bởi Google). Nó không chỉ giúp bạn phân tích tốc độ tải trang mà còn đưa ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện. Hãy kiểm tra tốc độ trang của bạn để tránh ảnh hưởng đến chỉ số Authority và tìm ra những lỗi cần sửa để cải thiện trải nghiệm người dùng nhé!

6. Tối ưu hóa web thân thiện với các thiết bị di động

Domain-AuthorityDomain-Authority

Hiện nay, công nghệ di động ngày càng phát triển rộng rãi và số lượng người sử dụng điện thoại di động để truy cập vào các trình duyệt web ngày càng lớn. Nếu trang của bạn chưa được tối ưu hóa hiển thị trên di động thì bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ. Hãy check Domain Authority và đảm bảo nó có đáp ứng tiêu chí thân thiện với mobile hay không? Việc website không thân thiện với di động sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng trên công cụ tìm kiếm (trên thiết bị di động). Nó còn khiến bạn mất nhiều khách truy cập vì thời gian chờ lâu, font chữ hiển thị sai hay layout bị lộn xộn.

Để kiểm tra xem trang Web có thân thiện với di động không, bạn có thể truy cập Mobile-Friendly Test by Google Developers. Nó sẽ phân tích cho bạn biết trang Web bạn có thân thiện với thiết bị di động hay không.

7. Tạo nội dung có thể liên kết

Để tạo ra những liên kết chất lượng cao từ nhiều Domain khác nhau. Bạn sẽ cần tạo nội dung chất lượng (được đăng tải một cách thường xuyên). Khi bạn tạo nội dung có chất lượng cao, sẽ có người truy cập chia sẻ bài đăng. Từ đó, website của bạn sẽ được giới thiệu rộng rãi hơn. Nội dung càng tốt, càng có nhiều trang lớn liên kết với bài viết. Tất nhiên, bài viết của bạn phải phù hợp với thương hiệu và người đọc. Nội dung cần chứa nhiều thông tin, sáng tạo và content ổn định.

8. Quảng bá nội dung qua mạng xã hội

Domain-AuthorityDomain-Authority

Mạng xã hội là một nhân tố lớn, có ảnh hưởng không nhỏ đến các xếp hạng tìm kiếm. Vì thế, hãy quảng bá nội dung của mình trên các phương tiện truyền thông để thu được những tín hiệu xã hội. Nếu tín hiệu mạng xã hội tốt sẽ tăng Domain Authority của bạn lên rất nhiều. Nếu bạn không hành động, nội dung của bạn sẽ chẳng thể tiếp cận được đến bao nhiêu người, nó sẽ mãi ở yên trên trang web của bạn mà thôi. Hãy quảng cáo nội dung trên nhiều nền tảng xã hội để tăng điểm Domain và nên nhớ: Đảm bảo rằng bạn khuyến khích người dùng Follow, Like và bình luận nhé. 

9. Kiên nhẫn để tên miền của bạn có thời gian phát triển

Tuổi đời của domain (miền) sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trang web và điểm DA. Nếu trang web của bạn 3 hoặc 4 tuổi, tức đã hoạt động một thời gian dài. Bạn làm việc chăm chỉ bằng cách xuất bản đều đặn nội dung chất lượng được người dùng đón nhận thì sẽ tạo được niềm tin với Google và khi đó chỉ số DA sẽ tăng. 

Domain Authority là điểm số quan trọng để so sánh web của bạn với đối thủ cạnh tranh. Đừng bỏ qua 9 cách tăng chỉ số DA cho website mà chúng tôi chia sẻ ở trên nhé. Chúc các bạn thành công và được Google xếp hạng điểm DA cao nhất! Đừng quên THEO DÕI WISE Business và LIKE FANPAGE để không bỏ lỡ những bài viết hay và nhiều điều thú vị nữa nhé.