DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT LÀ GÌ?
Mục Lục
KHÁI NIỆM
Song hành với các doanh nghiệp thương mại với vai trò thúc đẩy sự phát triển hàng hóa thì không thể không kể đến các doanh nghiệp sản xuất. Vậy doanh nghiệp sản xuất là gì?
Đây là các công ty chuyên tiến hành các hoạt động sản xuất các loại hàng hóa nhằm cung cấp ra thị trường. Là những doanh nghiệp then chốt trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa để cung cấp cho người tiêu dùng. Đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và khu vực.
ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
- Quyết định hoạt động của doanh nghiệp: dựa trên những yêu cầu đòi hỏi của thị trường để đưa ra những quyết định trong việc sản xuất các mặt hàng tiêu dùng ra sao, sản xuất cái gì để cân bằng giữa cung và cầu trên thị trường.
- Quy trình sản xuất: dựa trên một chuỗi kết hợp giữa nguyên vật liệu, nhân công và các trang thiết bị để tạo nên sản phẩm.
- Chi phí sản xuất: là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, gồm chi phí nhân công và nguyên vật liệu hàng hóa để điều hành phục vụ cho việc sản xuất hàng hóa.
- Giá thành sản phẩm: toàn bộ chi phí để hoàn thành một số lượng hàng hóa nhất định trong thời gian nhất định.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT LÀ GÌ?
Quy trình sản xuất là một quá trình để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh có thể sử dụng được trên thị trường. Trong đó các doanh nghiệp sản xuất đóng vai trò hoàn thiện các sản phẩm này để cung cấp cho người tiêu dùng.
Có 2 loại quy trình sản xuất thông dụng hiện nay :
- Sản xuất tập trung vào sản phẩm: chỉ tốt khi sản xuất hàng hóa có số lượng ít và đã được chuẩn hóa
- Sản xuất tập trung vào quy trình: sản xuất nhiều loại hàng hóa có số lượng vừa và nhỏ.
Với mỗi loại hàng hóa khác nhau đều có quy trình sản xuất khác nhau. Các quy trình sản xuất này phụ thuộc chủ yếu vào từng loại mặt hàng với chi phí nguyên vật liệu, nhân công hoàn toàn riêng biệt.
QUY TRÌNH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Hoạt động Quản lý trong doanh nghiệp sản xuất (Quản lý quy trình sản xuất) có sự tham gia của tất cả các bộ phận tại nhà máy (ban giám đốc nhà máy và các phòng ban, bộ phận trực thuộc), với các công việc tuần tự sau:
- Bộ phận sản xuất kế thừa “kế hoạch sản xuất” từ bộ phận kinh doanh và xây dựng các “kế hoạch sản xuất” chi tiết theo các công đoạn sản xuất.
- Dựa trên kế hoạch sản xuất, tồn kho nguyên liệu khả dụng sẽ tiến hành dự trù nguyên liệu phục vụ sản xuất.
- Kiểm tra và theo dõi thời gian dừng máy để dự trù vật tư sửa chữa, bảo dưỡng.
- Lập các đề nghị mua vật tư, đề nghị xuất/lĩnh vật tư chuyển bộ phận kỹ thuật kiểm tra và gửi về phòng mua hàng.
- Dựa trên kế hoạch và nguồn lực phù hợp tiến hành lập các “lệnh sản xuất” chuyển tới các phân xưởng, công đoạn sản xuất trong nhà máy để tiến hành quá trình sản xuất.
- Theo dõi tiến độ, thống kê sản xuất chi tiết theo các kế hoạch sản xuất.
- Phối kết hợp, kiểm tra đánh giá chất lượng thành phẩm hoàn thành.
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc cung cấp hàng hóa trên thị trường tiêu dùng. Đặc biệt là các loại hàng hóa thiết yếu cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là doanh nghiệp sản xuất và nhiệm vụ của doanh nghiệp này như thế nào trong công việc cung ứng hàng hóa ra thị trường và quy định áp dụng đối với từng doanh nghiệp sản xuất được áp dụng với từng nghành nghề riêng biệt.
Xem thêm: DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI LÀ GÌ?