DỊCH VỤ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG
“THỦ TỤC THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG” – Bạn đang muốn thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mà không biết thủ tục theo luật mới nhất ra sao? Không biết thay đổi đăng ký kinh doanh ở đâu? Không biết thay đổi những nội dung nào thì cần phải thay đổi giấy phép kinh doanh/thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Hiểu được điều đó, DNG Business sẽ hướng dẫn một số lưu ý khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để Quý doanh nghiệp nắm rõ như sau:
I. TRƯỜNG HỢP CẦN THAY ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH
Giấy phép đăng ký kinh doanh chính là tờ giấy thông hành để chứng minh doanh nghiệp của bạn có tồn tại và kinh doanh những ngành nghề không bị cấm.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phát sinh thay đổi những nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phải làm thủ tục thay đổi như là cách doanh nghiệp thông báo với cơ quan quản lý nhà nước cũng như là cơ sở để bạn đàm phán, làm việc với đối tác.
Sau đây là những trường hợp doanh nghiệp của bạn cần làm thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh.
-
Thay đổi tên công ty;
-
Thay đổi địa chỉ công ty;
-
Thay đổi vốn điều lệ công ty: Tăng vốn điều lệ công ty hoặc giảm vốn điều lệ công ty;
-
Thay đổi thông tin trên CMND/CCCD/Hộ chiếu về chủ sở hữu, cổ đông/thành viên góp vốn;
-
Thay đổi người đại diện pháp luật/thay đổi giám đốc;
-
Thay đổi thành viên/cổ đông góp vốn;
-
Thay đổi thông tin CMND của giám đốc công ty;
-
Thay đổi bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh;
-
Thay đổi những thông tin khác hiển thị trên
Giấy phép kinh doanh.
I. THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN DOANH NGHIỆP
Để thay đổi tên doanh nghiệp, đầu tiên doanh nghiệp cần xác định tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để tránh gây nhầm lẫn và phát sinh tranh chấp sau này.
Hoặc Quý doanh nghiệp chỉ cần cung cấp tên dự định thay đổi, DNG Business sẽ giúp doanh nghiệp tra cứu và đưa ra một số phương án có khả năng đăng ký nếu tên mà doanh nghiệp cung cấp đã bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với công ty khác.
Thành phần hồ sơ thay đổi tên Doanh nghiệp bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
-
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông.
-
Thông báo thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp;
Khi doanh nghiệp thay đổi tên doanh nghiệp thì doanh nghiệp ngoài việc thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục:
-
Thay đổi con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
-
Thay đổi thông tin trên hóa đơn ( nếu vẫn tiếp tục sử dụng hóa đơn cũ) hoặc hủy để sử dụng hóa đơn điện tử
-
Thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác và các cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc thay đổi giấy phép con,… (nếu doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sau đăng ký kinh doanh).
Lưu ý: Doanh nghiệp có quyền lựa chọn số lượng, hình thức con dấu khi tiến hành khắc dấu công ty sau ngày 01/07/2015. Sau khi khắc dấu doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo việc thay đổi mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ website dangkykinhdoanh.gov.vn
II. THỦ TỤC THAY ĐỔI NGÀNH NGHỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Khi doanh nghiệp bổ sung, rút ngành nghề vẫn phải thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
-
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông.
Lưu ý: Hiện nay việc đăng ký mã ngành kinh doanh được áp dụng theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg nên khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần rà soát lại những mã ngành đã đăng ký để cập nhật theo quy định mới.
III. THỦ TỤC THAY ĐỔI TRỤ SỞ CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
Khi thay đổi trụ sở chính cùng quận thì doanh nghiệp chỉ cần nộp hồ sơ thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp thay đổi trụ sở khác quận doanh nghiệp cần thực hiện theo 02 bước:
Bước 1: Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế tại chi cục thuế cũ
Doanh nghiệp nộp Mẫu số: 08-MST: Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế đồng thời nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Tùy thủ tục của mỗi chi cục thuế yêu cầu nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trước hoặc sau khi nộp mẫu 08 nên doanh nghiệp nên liên hệ trực tiếp với chi cục thuế quản lý để được hướng dẫn thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Hồ sơ bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
-
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông.
-
Kết quả chốt thuế: Mẫu 09 hoặc 09A
-
Thông báo thay đổi mẫu con dấu/số lượng con dấu của doanh nghiệp ( trường hợp dấu doanh nghiệp còn thông tin quận huyện cũ);
-
Điều lệ công ty sửa đổi ( nếu chuyển trụ sở khác tỉnh)
Lưu ý: Sau khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi thông tin hóa đơn VAT hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, thông báo việc thay đổi với các cơ quan liên quan như: ngân hàng, bảo hiểm, đối tác, bạn hàng và các cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc thay đổi giấy phép con,… (nếu doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện sau đăng ký kinh doanh).
IV. THỦ TỤC THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ (BAO GỒM TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ VÀ GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ) CỦA DOANH NGHIỆP
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có quyền thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp mình để phù hợp và thuận lợi hơn. Thay đổi vốn điều lệ có hai hình thức chính là tăng vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ. Khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thay đổi với phòng đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
-
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
-
Danh sách thành viên công ty TNHH/cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
Lưu ý: Trong trường hợp việc tăng mức vốn điều lệ làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp mức thuế môn bài mới trong năm kế tiếp.
V. THỦ TỤC THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở Công ty, hồ sơ bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Thông báo thay đổi người đại diện;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
-
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
-
CMND/hộ chiếu công chứng của người đại diện theo pháp luật mới.
Sau khi tiến hành thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cần tiến hành đăng bố cáo thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Trước khi nộp hồ sơ thay đổi người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra tình trạng mã số thuế của người đại diện theo pháp luật cũ và mới. Trong trường hợp một trong hai mã số thuế của người đại diện theo pháp luật bị treo thì không thể tiến hành thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được.
VI. THỦ TỤC THAY ĐỔI DO CHUYỂN NHƯỢNG, BỔ SUNG THÀNH VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP
Hồ sơ bao gồm:
-
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
-
Biên bản họp hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần);
-
Quyết định của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
-
Danh sách thành viên công ty TNHH/cổ đông sáng lập công ty cổ phần;
-
Thông báo sổ thành viên công ty TNHH/sổ cổ đông công ty cổ phần;
-
Hợp đồng chuyển nhượng, giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
-
CMND/hộ chiếu công chứng của người nhận chuyển nhượng.
Lưu ý:
Hiện tại, từ ngày 10/10/2018 việc thông báo thay đổi thông tin cổ đông sáng lập chỉ thực hiện còn 2 trường hợp: “trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua”. Như vậy việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập sẽ được ghi nhận trên hồ sơ nội bộ của công ty, tương tự đối với các cổ đông phổ thông trước đây nhưng doanh nghiệp vẫn phải làm thủ tục kê khai, nộp thuế thu nhập chuyển nhượng do chuyển nhượng cổ phần với thuế suất 0,1% kể cả khi chuyển nhượng không có lãi (áp dụng theo hình thức chuyển nhượng chứng khoán).
Sau khi chuyển nhượng vốn góp/cổ phần doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho người chuyển nhượng trong vòng 10 ngày kể từ ngày ký hợp đồng chuyển nhượng.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Hãy liên hệ DNG BUSINESS qua HOTLINE 02363707404 hoặc 0915888404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục thay đổi Giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.