ĐỀ THU HOẠCH Chuyên đề Lý luận dạy học Đại Học Dành cho Lớp NVSP Giảng viên Hình thức Viết tiểu luận | Vạn Điều Hay
ĐỀ THU HOẠCH Chuyên đề Lý luận dạy học Đại Học Dành cho Lớp NVSP Giảng viên Hình thức Viết tiểu luận
Chia sẻ
ĐỀ THU HOẠCH
Chuyên đề: Lý luận dạy học Đại Học
Dành cho: Lớp NVSP Giảng viên Hình thức: Viết tiểu luận
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4 điểm): Trình bày cấu trúc của một giáo án và liệt kê những kỹ năng cụ thể trong thiết kế kế hoạch dạy học (kỹ năng thiết kế giáo án).
Câu 2 (6 điểm): Phương pháp dạy học là gì? Trình bày bản chất một phương pháp dạy học hoặc một kĩ thuật dạy học mà anh chị tâm đắc. Soạn một đoạn giáo án có sử dụng phương pháp hoặc kĩ thuật đó trong giảng dạy môn chuyên ngành của anh (chị).
BÀI LÀM
CÂU 1:
CẤU TRÚC CỦA GIÁO ÁN
Ngày soạn:……..
Tiết PPCT: …………….
TÊN BÀI HỌC:…….
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
– Kiến thức
– Kĩ năng
– Thái độ
– Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực chung
- Năng lực chuyên biệt
– Phẩm chất
II. CHUẨN BỊ CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN
1. Chuẩn bị của giảng viên
2. Chuẩn bị của sinh viên
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
A. KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động):…………
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Giảng viên kết luận vấn đề để sinh viên lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GIẢNG VIÊN phân công Trao đổi, thảo luận, nhận xét Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Giảng viên kết luận vấn đề để sinh viên lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GIẢNG VIÊN phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động
C. LUYỆN TẬP
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động) Phương pháp/kĩ thuật dạy học Hình thức tổ chức Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Giảng viên kết luận vấn đề để sinh viên lĩnh hội, ghi vào vở
Thực hiện nhiệm vụ GIẢNG VIÊN phân công Trao đổi, thảo luận Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
ó Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
D. VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Mục tiêu (MT cần đạt của hoạt động)
Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIẢNG VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA SINH VIÊN
Chuyển giao nhiệm vụ học tập Theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ sinh viên thực hiện nhiệm vụ Kết thúc hoạt động, Giảng viên kết luận vấn đề để sinh viên lĩnh hội, ghi vào vở
– Thực hiện nhiệm vụ GIẢNG VIÊN phân công
– Trao đổi, thảo luận
– Báo cáo kết quả học tập. Trình bày sản phẩm của hoạt động học
Dự kiến SP cần đạt sau khi kết thúc hoạt động:
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
– Hướng dẫn học bài ở nhà (Nội dung, câu hỏi bài tập ở nhà)
– Hướng dẫn sinh viên chuẩn bị bài mới …
KỸ NĂNG THIẾT KẾ GIÁO ÁN
- Xác định mục tiêu bài giảng: Trong mẫu giáo án mới đã giúp giảng viên xác định mục tiêu bài giảng một cách khoa học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Mục tiêu bài giảng chính là kết quả mà giảng viên phải hoàn thành, đây là thước đo chất lượng dạy học của giảng viên. Mục tiêu bài giảng là căn cứ để đánh giá chất lượng dạy học của giảng viên và chất lượng học của học viên. Khi xác định mục tiêu bài giảng, giảng viên phải căn cứ vào nội dung chuẩn của bài giảng cũng như các yêu cầu liên quan khác. Xác định rõ mục tiêu bài giảng, giảng viên có căn cứ để kiểm tra xem học viên đã thu nhận được những cái mình muốn họ thu nhận chưa. Việc thông báo mục tiêu bài giảng cho học viên giúp học viên định hướng tư duy, thu nhận kiến thức và theo dõi bài giảng dễ hơn. Căn cứ vào mục tiêu bài giảng học viên nhận biết đâu là những thông tin chủ chốt cần nắm vững trong tưng bài giảng.
Mục tiêu bài giảng mà giảng viên phải xác định khi soạn bài và phải đạt được sau khi kết thúc bài giảng là:
Về kiến thức: Lượng tri thức khoa học tối thiểu liên quan đề chủ đề bài giảng cần trình bày. Nếu học viên mở rộng được lượng tri thức nhận được trong bài giảng càng nhiều càng tốt. Yêu cầu tối thiểu là học viên phải làm chủ được các tri thức cơ bản theo giáo trình hoặc chương trình giảng dạy. Việc nắm được lượng tri thức khoa học này bao hàm cả việc hiểu đúng và tổ hợp tri thức theo hệ thống khoa học.
Về kỹ năng: Kỹ năng áp dụng tri thức đó vào cuộc sống. Việc thu nhận kỹ năng phải bao hàm cả nội dung lý thuyết (hiểu được cách làm) và sự thành thạo ở mức nhất định thông qua quá trình thực hành trên lớp.
Về thái độ: Sự tin tưởng vào sự đúng đắn của tri thức khoa học và thái độ tích cực trong vận dụng kỹ năng vào đời sống. Có nghĩa là giảng viên không những truyền tải tri thức, kỹ năng, mà còn tạo thái độ tích cực của học viên về nội dung giảng dạy.
Trong thực tế, giảng viên thường coi trọng truyền đạt tri thức hơn rèn luyện kỹ năng, quan tâm đến kết quả nhận thức của học viên, coi nhẹ thái độ của học đến nội dung giảng dạy. Theo lý thuyết hiện đại, nếu giảng viên trong quá trình soạn giáo án cũng như trong quá trình giảng dạy nếu không đạt được cả ba kết quả trên thì giờ giảng coi như không đạt yêu cầu.
- Lập kế hoạch chi tiết bài giảng:
Đây là công việc mà bất kỳ giảng viên nào trước khi lên lớp giảng dạy cũng đều phải thực hiện. Việc có bản kế hoạch chi tiết bài giảng có thể ví như một “bản thiết kế bao gồm cả tổng thể và chi tiết cho một tòa nhà” trược khi bắt tay vào thi công một công trình nào đó. Vì vậy, thiếu một kế hoạch giảng dạy chi tiết sẽ làm cho chất lượng bài giảng của giảng viên không cao.
Lập kế hoạch chi tiết bài giảng giúp cho giảng viên chủ động tính toán, sắp sếp nội dung, bài giảng một cách khoa học, logic. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp theo từng phần của nội dung trình bày; lựa chọn các phương tiện hỗ trợ và phân bổ thời gian phù hợp để từng bước thực hiện bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. Giúp cho giảng viên lường trước được những tình huống có thể xảy ra khi thực hiện giảng dạy trên lớp để dự liệu trước các biện pháp xử lý thích hợp. Tạo cho giảng viên trước, trong quá trình thực hiện bài giảng tâm lý tự tin, thoải mái khi lên lớp.
Việc lập một kế hoạch bài giảng chi tiết, chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ trước khi lên lớp sẽ tránh cho giảng viên rất nhiều những sai lầm có thể gặp khi giảng dạy như: thuyết trình quá dài; không khí trong lớp học tập đơn điệu, buồn tẻ, bị động về thời gian…Có một kế hoạch tốt, giảng viên sẽ chủ động trong sử dụng các phương pháp, sử dụng đúng cách, đúng chỗ các phương tiện hỗ trợ, tạo nên bầu không khí học tập vui vẻ, sôi nổi, kích thích tính sáng tạo của học viên, từ đó kết quả học tập sẽ tốt hơn.
Nội dung lập Kế hoạch chi tiết bài giảng như sau:
Bước
lên lớp
Nội dung
Phương pháp
Phương tiện
Thời gian
Bước 1
Ổn định lớp
Thuyết trình
(1)
Micro
(2)
5’
(3)
Bước 2
Kiểm tra bài cũ
…………….
……..….….
………………
Bước 3
(Giảng bài mới)
Nội dung 1
…………….
…………..…….
………………
Nội dung 2
…………….
…………….
………………
Nội dung 3
………..….
………..….
………………
Nội dung 4
…………….
…………….
…………….
……………
…………….
……………
………………
Bước 4
Chốt kiến thức
……….…….
………..….
………………
Bước 5
Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, nghiên cứu tài liệu
………………..
…………….
………………
Nhìn vào bảng Nội dung lập Kế hoạch chi tiết bài giảng trên, lưu ý giảng viên khi soạn giảng một số nội dung sau: Giảng viên phải chẩn bị kỹ các nội dung chính của bài giảng, cần tính toán, cân đối sao cho phù hợp với thời gian của bài giảng. Việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và phương tiện phải sát với nội dung bài giảng và phù hợp với quỹ thời gian cho phép. Thay đổi phương pháp dạy học một cách hợp lý sẽ góp phần thay đổi không khí lớp học. Tuy nhiên, trong một giờ học 45 phút thì không nên sử dụng quá nhiều phương pháp. Mỗi nội dung giảng dạy chỉ phù hợp với một vài phương pháp nhất định. Mỗi lần thuyết trình không nên kéo dài quá 20 phút. Điều hết sức quan trọng để lập được một bản kế hoạch giảng dạy chi tiết và tốt là người giảng viên phải nắm sâu, rộng phần kiến thức chuyên môn, nắm chắc các bước thực hiện trong mỗi phương pháp giảng dạy mà mình áp dụng. Phải biết cách sử dụng thành thạo phương tiện, chuẩn bị sẵn những nội dung cần thiết khi khai thác phương tiện để phát huy được thế mạnh trong các phương pháp giảng dạy nhắm phát huy tối đa hiệu quả bài giảng.
- Giáo án của giảng viên có giá trị pháp lý rõ ràng:
Giá trị pháp lý trong mẫu giáo án mới được biểu hiện cụ thể như sau: ở trang cuối của giáo án có dấu mốc: bài soạn được thông qua khoa ngày…tháng … năm… và: người soạn (Ký và ghi rõ họ tên); Xác nhận của trưởng khoa(Ký và ghi rõ họ tên); Xác nhận của Ban Giám Hiệu (Ký tên và đóng dấu).
Như vậy khi dạy học trở thành một ngành kinh tế, các giảng viên (thầy cô giáo) cũng phải làm việc hiệu quả. Giờ đây các giảng viên là người cung cấp dịch vụ cho khách hàng là học viên. Cái mà học viên cần là thỏa mãn nhu cầu học của họ chứ không phải cái mà giảng viên muốn cung cấp. Do đó, giảng viên phải có trách nhiệm với sản phẩm mà mình cung cấp, tức là chú ý đến nhu cầu học tập của bản thân người học. hay hiểu một cách khác, dạy học là một nghề và giảng viên là người thợ lành nghề. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, giảng viên không những phải có tri thức và kỹ năng theo yêu cầu của bậc học, mà còn phải chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, đó chính là giáo án giảng dạy, bởi giáo án giảng dạy tốt, chất lượng sản phẩm dạy học tốt là mục tiêu của hoạt động dạy học. Bên cạnh trách nhiệm chính của giảng viên với giáo án giảng dạy, thì khi giảng viên soạn giáo án bài mới hay chuẩn bị cho thao giảng cấp khoa, cấp trường, thì giáo án trước khi lên lớp đều phải được thông qua tổ chuyên môn và tập thể khoa, lãnh đạo khoa trực tiếp đọc lại bản giáo án lần cuối và ký duyệt. Việc này vừa bảo đảm tính nguyên tắc vừa bảo đảm các yêu cầu chuyên môn. Ngoài ra muốn giáo án có chất lượng ngoài sự biên soạn nghiêm túc của giảng viên phải kể đến trách nhiệm quản lý và nghiệp vụ của Giám hiệu phụ trách chuyên môn của khoa. Nếu hình thức thông qua chiếu lệ sẽ dẫn đến việc soạn giáo án tuỳ tiện của giảng viên. Vì vậy, khoa chuyên môn phải tăng cường trách nhiệm quản lý, đảm bảo nghiêm túc việc kiểm tra thông qua và ký duyệt giáo án theo quy định của Học viện. Việc làm đó sẽ làm cho việc biên soạn giáo án của giảng viên có chất lượng, làm cho hiệu quả giờ giảng ngày được nâng cao.
CÂU 2:
- Phương pháp dạy học là gì:
Tính đến thời điểm hiện tại, hoàn toàn chưa có một định nghĩa thống nhất về phương pháp dạy học là gì. Một số quan niệm định nghĩa rằng “Phương pháp dạy học chính là cách thức làm việc giữa người dạy và người học, thông qua đó giúp người học có thể nắm vững đầy đủ các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo nhằm hình thành nên năng lực và thế giới quan”.
Tuy nhiên, quan niệm khác lại định nghĩa rằng “Phương pháp dạy học thực ra là các hình thức kết hợp về hoạt động của người dạy và người học với mục tiêu hướng vào một việc để cùng đạt được một mục đích nào đó”.
Trong 2 quan niệm này, quan niệm thứ nhất nhận được sự đồng thuận của rất nhiều người. Tuy nhiên, vì không hiểu về hai từ “cách thức” nên dẫn đến việc có nhiều phương pháp khác nhau. Để hiểu đúng phương pháp dạy học là gì, nhất định phải phân biệt nó với khái niệm thủ pháp dạy học, phương pháp luận, môn học phương pháp và hình thức dạy học.
- Khái niệm về thủ pháp dạy học được hiểu là các thao tác bộ phận trong một phương pháp dạy học cụ thể nào đó. Ví dụ: Nếu muốn thực hiện phương pháp phân tích ngôn ngữ thì những thao tác cần thiết sẽ phải sử dụng là phân tích, so sánh hoặc là tổng hợp, đối chiếu…
- Phương pháp luận: Có thể được hiểu ở hai phương diện.
- Thứ nhất: Phương pháp luận là các học thuyết về phương pháp khoa học nói chung. Dựa theo cách hiểu này thì phương pháp luận chính là triết học của Mác và Lê Nin.
- Thứ hai: Phương pháp luận chính là việc tổng hợp lại các cách thức, phương pháp để tìm tòi ý nghĩa như là các tư tưởng về hoạt động chỉ đạo, các tiền đề lý luận về phương pháp nghiên cứu thuộc một ngành khoa học.
- Khái niệm môn học phương pháp được hiểu là bộ môn chuyên đảm nhiệm việc nghiên cứu về quá trình dạy và học của một môn học nào đó. Nó gồm các hoạt động nghiên cứu về đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của môn học, nguyên tắc xây dựng chương trình học, cách thức thiết kế và tổ chức quá trình dạy học của từng đơn vị kiến thức nhỏ trong môn học,…
- Khái niệm hình thức dạy – học được định nghĩa là các cách thức để hiện thức hóa và hành động hóa phương pháp dạy học, thủ pháp dạy học.
- Kỹ thuật dạy học “Khăn trải bàn”:
Thế nào là kĩ thuật “Khăn trải bàn”?
Là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm:
– Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực
– Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
– Phát triển mô hình có sự tương tác giữa HS với HS
Cách tiến hành kĩ thuật “Khăn trải bàn”
– Hoạt động theo nhóm (4 người / nhóm) (có thể nhiều người hơn)
– Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa
– Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…)
– Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về chủ đề…). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút
– Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời
– Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn (giấy A0)
Một vài ý kiến cá nhân với kĩ thuật “Khăn trải bàn”
– Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá, giỏi.
– Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề.
– Sau khi các nhóm hoàn tất công việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy “khăn trải bàn” lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu phóng lớn
– Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu.