ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG dẫn ôn THI môn LUẬT HÀNH CHÍNH (full) – Tài liệu text
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG dẫn ôn THI môn LUẬT HÀNH CHÍNH (full)
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.9 KB, 51 trang )
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN THI MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Câu 1: Chứng minh Luật Hành chính là 1 ngành luật về quản lý Hành chính
nhà nước
– Hành chính nhà nước được hiểu theo hai nghĩa :
+Nghĩa hẹp : là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là hoạt động
chấp hành và điều hành của hệ thống các cơ qua hành chính nhà nước trong việc
quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật, nhằm mục đích phục vụ nhân dân, duy trì
sự ổn định và phát triển của xã hội.
+Nghĩa rộng : là hoạt động của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ
chức chính trị, xã hội và công dân.
– Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính được chia làm 3 nhóm :
1.Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành và điều
hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và
do đó quan trọng nhất, được chia làm 5 nhóm nhỏ:
+Nhóm thứ nhất: Những quan hệ xã hội nảy sinh giữa cơ quan hành chính cấp trên
và cơ quan hành chính cấp dưới trong quá trình hoạt động quản lý hành chính nhà
nước.
+Nhóm thứ hai: Những quan hệ giữa hai bên đều là cơ quan hành chính cùng cấp,
thực hiện các quan hệ phối hợp phục vụ lẫn nhau.
+Nhóm thứ ba: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền
với một bên là các tổ chức sự nghiệp và tổ chức kinh doanh của các thành phần
kinh tế trong xã hội;
+ Nhóm thứ tư: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm quyền
với một bên là các tổ chức xã hội và các đoàn thể nhân dân;
+Nhóm thứ năm: Những quan hệ giữa một bên là cơ quan hành chính có thẩm
quyền và một bên là công dân. Đây là nhóm quan hệ phổ biến nhất mà Luật hành
chính điều chỉnh vì đây là mối quan hệ phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong cuộc
sống.
2.Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạt
động nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án và Viện kiểm sát.
3.Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội được nhà nước trao
quyền hành pháp.
Như vậy, dựa vào đối tượng điều của LHC, có thể chứng minh rằng “Luật Hành
chính là 1 ngành luật về quản lý Hành chính nhà nước”
Câu 2: Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
của LHC. Phân tích mối quan hệ giữa khoa học LHC và các khoa học xã hội
khác.
Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của LHC: tham
khảo giáo trình.
Mối quan hệ giữa khoa học LHC và các khoa học xã hội khác :
-Khoa học LHC : là hệ thống những vấn đề nghiên cứu được sắp xếp theo trật tự
logic chặt chẽ, trên cơ sở quan hệ nội tại giữa các chế định pháp luật hành chính.
( Lưu ý Khoa học Luật HC không đồng nhất với Luật HC, Luật HC không bao hàm
tất cả tri thức của Khoa học luật HC)
-Khoa học xã hội khác : chủ yếu tập trung vào mối quan hệ với khoa học
quản lý bởi khoa học quản lý là ngành khoa học được nghiên cứu từ nhiều góc độ :
triết học, chính trị học, kinh tế học ……
-Mối quan hệ giữa khoa học Luật hành chính và Khoa học quản lý :
1.Khoa học LHC có mối quan hệ mật thiết với khoa học quản lý và là 1 bộ phận
của Khoa học quản lý mà cụ thể là khoa học “ Lý luận quản lý nhà nước”. :
+Khoa học “Lý luận quản lý nhà nước” là khoa học nghiên cứu về bản chất của
hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm những quan hệ trong hoạt động QLNN : cả
những quan hệ được pháp luật điều chỉnh và không được pháp luật điều chỉnh .
Khoa học Luật hành chính chỉ nghiên cứu những quan hệ được pháp luật điều
chỉnh.
+Các quan hệ của khoa học Luật hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạm
pháp luật của Luật Hành chính. Các quan hệ của khoa học Lý luận quản lý nhà
nước không chỉ dduocj điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật Hành chính mà
còn được điều chỉnh bằng Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tập quán, đạo đức
2. Các luận điểm của khoa học lý luận quản lý nhà nước là cơ sở phương pháp luận
trực tiếp của khoa học LHC. Ngược lại, Lý luân quản lý nhà nước cũng sử dụng
những thành tựu của khoa học LHC
Câu 3: Phân loại quy phạm luật hành chính. Cho ví dụ về 1 quy phạm vật chất
và 1 quy phạm thủ tục tương ứng và nêu rõ mối quan hệ giữa chúng
-Phân loại quy phạm luật hành chính : Giáo trình
– Ví dụ về 1 quy phạm vật chất và 1 quy phạm thủ tục tương ứng và mối quan hệ
giữa chúng :
+ Quy phạm vật chất ( quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan
hệ pháp luật hành chính cụ thể; trả lời câu hỏi cần làm gì, cần tuân thủ quy tắc
nào)
VD Điều 17 – Luật khiếu nại 2011 quy định về : “Thẩm quyền của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân
dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” trong việc giải quyết khiếu nại:
“Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ
trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách
nhiệm do mình quản lý trực tiếp.”
+Quy phạm thủ tục( chứa đựng trình tự thủ tục, trả lời câu hỏi cần làm theo trình
tự nào )
VD : Điều 27. Luật khiếu nại quy định về “Thụ lý giải quyết khiếu nại” lần đầu:
“Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà
không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này,
người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo
bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển
khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý
giải quyết thì phải nêu rõ lý do”.
+Mối quan hệ : như vậy, trong ví dụ trên, quy phạm vật chất đã chỉ rõ thẩm quyền
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” trong việc giải quyết khiếu
nại; cho biết những khiếu nại của đối tượng nào thuộc thẩm quyền giải quyết và
phải tiến hành thụ lý giải quyết. Còn quy phạm thủ tục đã chỉ rõ phải tiến hành việc
giải quyết khiếu nại như thế nào, theo trình tự cụ thể ra sao, cần phối hợp với
những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Như vậy : quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Quy phạm thủ tục phát sinh, hình thành dựa trên những quy phạm vật chất. Quy
phạm thủ tục là phương tiện để đưa những quy phạm vật chất vào thực hiện.
Câu 4 Khái niệm – phân loại Nguồn của Luật Hành chính (GT)
Câu 5 : Cho ví dụ về một sự kiện pháp lý hành chính và quan hệ pháp luật
hành chính phát sinh tương ứng với các sự kiện đó. Phân tích các bộ phận cấu
thành của quan hệ pháp luật hành chính đó
VD sự kiện pháp lý : Ông Nguyễn Văn A – công chức xã B khiếu nại Quyết định
kỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND xã B đối với ông A.
Sự kiện pháp lý này đã làm phát sinh quan hệ pháp luật khiếu nại giữa ông A
và chủ tịch UBND xã B
Các bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật :
-Chủ thể :
+Ông Nguyễn Văn A– cán bộ công chức xã B
+Chủ tịch UBND xã B
-Khách thể : là quyền và lợi ích trực tiếp của ông Nguyễn Văn A. Ông Nguyễn Văn
A cho rằng quyền và lợi ích của mình đã bị quyết định kỷ luật buộc thôi việc xâm
phạm.
-Nội dung quan hệ pháp luật
+Ông Nguyễn Văn A : có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật buộc thôi việc của
Chủ tịch UBND xã B với ông. Ông phải tuân thủ theo những quy định của Luật
khiếu nại 2011 về trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại đối với
việc khiếu nại quyết định kỷ luật Cán bộ – công chức.
+Chủ tịch UBND xã B : có trách nhiệm xem xét, thụ lý, giải quyết khiếu nại theo
quy định của Luật Khiếu nại 2011.
Câu 6 : Phân tích các điều kiện để trở thành chủ thể ngành Luật Hành chính
Chủ thể pháp luật hành chính là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở
thành các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, có những quyền và nghĩa vụ
pháp lý trên cơ sở những quy phạm pháp luật hành chính
Để trở thành chủ thể của Luật hành chính cần có năng lực chủ thể pháp luật
hành chính. Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm hai yếu tố: năng lực
pháp luật hành chính( điều kiện cần) và năng lực hành vi pháp hành chính ( điều
kiện đủ)
+Năng lực pháp luật hành chính là khả năng của chủ thể có được quyền chủ thể và
mang các nghĩa vụ pháp luật hành chính được nhà nước thừa nhận. Năng lực pháp
luật hành chính xuất hiện từ khi công dân sinh ra
+Năng lực hành vi hành chính là khả năng thực tế của chủ thể pháp luật hành chính
được nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thể
và nghĩa vụ pháp luật hành chính tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính.
Năng lực hành vi pháp luật hành chính phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ,
trình độ văn hoá ..) Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “ Người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;
người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành
chính.”
Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của các chủ thể
pháp luật hành chính không phải là một thuộc tính vốn có của con người, mà xuất
hiện trên cơ sở pháp luật hành chính, phụ thuộc vào ý chí, quyền lực của nhà nước.
Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành hành chính là những thuộc tính
pháp lý có liên quan mật thiết với nhau. Cá nhân hay tổ chức muốn trở thành chủ
thể quan hệ pháp luật hành chính thì đồng thời phải có cả năng lực pháp luật hành
chính và năng lực hành vi pháp luật hành chính.
Các chủ thể của Luật hành chính là những công dân Việt Nam, người nước ngoài
và người không có quốc tịch sinh sống, người học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Các
tổ chức là các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chính
sự nghiệp, đơn vị vũ trang…
Trường hợp chủ thể của Luật Hành chính là tổ chức thì có đặc trưng sau :
– Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ của các
tổ chức có quy định;
– Có năng lực pháp luật hành chính xác định;
– Năng lực pháp luật hành chính, năng lực hành vi pháp luật hành chính được Nhà
nước quy định xuất hiện đồng thời với việc thành lập chính thức các tổ chức ấy.
Năng lực hành vi pháp luật hành chính được thực hiện thông qua cơ quan hoặc
người có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức, giám đốc xí nghiệp, thủ trưởng
cơ quan;
– Hoạt động của các tổ chức được gắn với những lĩnh vực nhất định của quản lý
hành chính nhà nước.
Câu 7: Cơ quan hành chính nhà nước có phải là chủ thể quan trọng nhất của
Luật Hành chính không ? Tại sao?
-Chủ thể pháp luật hành chính là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành các
bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý
trên cơ sở những QPPLHC. Chủ thể PLHC được nhà nước trao cho năng lực chủ
thể PLHC , tức là khả năng trở thành chủ thể PLHC, chủ thể của quan hệ PLHC.
– Cơ quan hành chính nhà nước là 1 người hoặc 1 tập thể người được thành thành
lập theo trình tự, thủ tục luật định, có tính độc lập tương đối về mặt cơ cấu tổ chức,
hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, tương đối ổn định nhằm thực hiện hoạt
động chấp hành và điều hành.
Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quan trọng nhất của Luật hành chính vì :
– Xét các nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính thì các cơ quan hành
chính nhà nước là chủ thể chiếm đa số, có mặt trong phần lớn các mối quan hệ mà
Luật Hành chính điều chỉnh :
+Quan hệ giữa CQHCNN cấp trên và CQHCNN cấp dưới
+Quan hệ giữa CQHCNN cùng cấp.
+Quan hệ giữa CQHC có thẩm quyền với các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh doanh
+ Quan hệ giữa CQHCNN có thẩm quyền với các tổ chức xã hội và các đoàn thể
nhân dân
+Quan hệ giữa CQHCNN có thẩm quyền và công dân.
-Cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng được nhà nước trao quyền lực pháp lý
để thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, nhằm mục đích phục vụ nhân dân,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Theo đặc điểm của quan hệ pháp luật
hành chính, quan hệ pháp luật hành chính chỉ xuất hiện khi có sự tham gia của bên
bắt buộc là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà trong đó chủ yếu là cơ
quan hành chính nhà nước. CQHCNN là bên được giao quyền hạn mang tính pháp
lý, nhân danh nhà nước. Nếu không có sự tham gia của CQHCNN hay các CQ, cá
nhân có thẩm quyền thì quan hệ pháp luật hành chính không tồn tại.
Vì vậy : cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quan trọng nhất của Luật hành
chính.
Câu 8 Khái niệm và phân loại các cơ quan hành chính nhà nước. Ý nghĩa của
việc phân loại các CQHCNN.
Khái niệm – phân loại : Giáo trình
Ý nghĩa của việc phân loại các CQHCNN :
1.Phân loại theo căn cứ pháp lý : gồm cơ quan hiến định và cơ quan do luật, hoặc
văn bản QPPL quy định. Việc phân loại cho thấy tính chất của từng loại cơ quan:
+Cơ quan hiến định : có vị trí pháp lý ổn định, tạo sự ổn định trong hệ thống cơ
quan HCNN ( VD như chính phủ, UBND các cấp)
+Cơ quan do luật và các văn bản dưới luật quy định : ít ổn định hơn nhưng tạo sự
linh hoạt để phù hợp với các điều kiện thực tế ( VD như các bộ có thể chia tách, sát
nhập tùy theo tình hình thực tế)
2. Phân loại theo trình tự thành lập( được bầu ra, được lập ra) : cho thấy được mối
quan hệ giữa các quan, cho biết cơ quan đó chịu sự quản lý, chịu trách nhiệm trước
cơ quan, tổ chức, cá nhân nào; góp phần tạo ra cơ chế hoạt động rõ ràng trong hệ
thống HCNN.
3.Phân loại theo vị trí trong bộ máy hành chính ( CQHCNN ở TƯ, CQHCNN ở địa
phương) : giúp quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của từng
loại cơ quan.
4. Phân loại theo tính chất thẩm quyền ( CQ thẩm quyền chung/riêng) : giúp quy
định rõ tính chất, nhiệm vụ của từng loại cơ quan
5. Phân loại hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc ( cơ quan làm việc
theo chế độ tập thể/ thủ trưởng) : giúp phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của người
đứng đầu, tạo cơ chế làm việc rõ ràng, hiệu quả.
Câu 9: Địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp 2013 và so sánh với quy
định này trong Hiến pháp 1992 sđ – bs 2001
Địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp 2013 :
“Điều 94
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”
Những điểm khác nhau cơ bản về địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp
2013 so với Hiến pháp 1992 sđ-bs 2001
-Về vị trí, chức năng của Chính phủ : HP 2013 đã nêu rõ Chính phủ là cơ quan có
chức năng thực thi quyền hành pháp . ( HP 1992 sđ-bs 2001 không quy định rõ
điều này mà chỉ thừa nhận Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất) . Điều này
phù hợp với quan điểm và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước có sự phân
công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp
– hành pháp – tư pháp.
-Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ : Hiến pháp 2013 nhấn mạnh “ Cơ cấu, số lượng
thành viên của Chính phủ do Quốc Hội quyết định” và nhấn mạnh về trách nhiệm
cá nhân cũng như trách nhiệm tập thể của các thành viên chính phủ.
-Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ ( Điều 99 – HP2013): HP 2013 đã sắp xếp,
cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ một cách khái quát, khoa học hơn.
Có một số điểm mới cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ :
+Quy định cụ thể các loại văn bản QPPL mà Chính phủ tổ chức thi hành. : “Tổ
chức thi hành Hiến pháp và các VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước;”
+Bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc “thi hành các
biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân
dân;“đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…”
+ Chuyển thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới
đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-Về Thủ tướng Chính phủ : HP 2013 sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của
TTCP một cách khoa học; quy định rõ “ nhiệm vụ” và “ quyền hạn”. HP2013 lần
đầu tiên khẳng định “ TTCP là người đứng đầu chính phủ” . Điều này cho thấy vai
trò, vị trí của TTCP được tăng cường. Hp 2013 đã bổ sung thẩm quyền của Thủ
tướng Chính phủ trong việc “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký,
gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực
hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”
– Về bộ, cơ quan ngang bộ :
+Quy định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân của các thành viên CP
+Bổ sung quy định “ Bộ trưởng, thủ trưởng CQNB báo cáo công tác trước Chính
phủ, thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc
thẩm quyền quản lý.”
Câu 10: Địa vị pháp lý của UBND trong Hiến pháp 2013 và so sánh với quy
định này trong Hiến pháp 1992 sđ – bs 2001
Hiến pháp 2013 quy định về địa vị pháp lý của UBND:
+Khoản 2, Điều 111, HP 2013 “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô
thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.”
+Điều 114 –HP 2013
1. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp
bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà
nước cấp trên.
2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ
chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ
quan nhà nước cấp trên giao.
So sánh với HP 1992 sđ – bs 2001, địa vị pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn của
UBND không có gì thay đổi. Tuy nhiên trong HP 2013, quy định về HĐND và
UBND được đặt trong chương “ Chính quyền địa phương”. Điều này đã khẳng định
mối quan hệ chặt chẽ HĐND và UBND, tăng tính tự chủ và sự thống nhất của
chính quyền địa phương, thể hiện sự phân cấp quản lý rõ ràng cho CQ địa phương
Câu 11: Trình bày tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Lấy ví dụ minh họa
Các cơ quan HCNN ở địa phương bao gồm UBND các cấp và các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan này phần lớn
theo nguyên tắc “ hai chiều phụ thuộc” . Điều đó thể hiện như sau :
• Với cơ quan chuyên môn thuộc UBND :
+Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức,
biên chế và công tác của UBND cấp mình đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ
của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND
chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cần
thiết thì báo cáo công tác trước HĐND.
VD : Phòng TNMT chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế của UBND huyện
đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT và phải báo cáo
công tác trước sở TNMT.
+Người đứng đầu cơ quan chuyên môn do chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệm
nhưng trước khi bổ nhiệm có sự thống nhất với thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp
trên.
VD: Trường phòng TNMT do chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm sau khi có sự thống
nhất với Giám đốc sở TNMT.
• Với UBND các cấp:
-UBND các cấp vừa là cơ quan chấp hành của HĐND, vừa là cơ quan hành chính
nhà nước. Bởi vậy, UBND các cấp vừa chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết của
HĐND cùng cấp vừa chịu trách nhiệm chấp hành những quyết định của cơ quan
HCNN cấp trên.
-UBND phải báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp.
-Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu và được chủ tịch UBND cấp trên trực
tiếp phê chuẩn.
Câu 12 Trình bày các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý HCNN (
cụ thể xem giáo trình)
Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong QLHCNN chia 3 nhóm :
-Trong lĩnh vực hành chính , chính trị :
+Quyền bầu cử, ứng cử
+Quyền thảo luận, kiến nghị, biểu quyết khi trưng cầu dân ý
+Quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận
+Quyền khiếu nại, tố cáo
-Trong lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội
+Quyền tự do lao động, tự do kinh doanh
+Quyền được trả lương, sở hữu thu nhập hợp pháp..
+Quyền được nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế
+Nghĩa vụ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa….
-Các quyền tự do cá nhân : tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bất khả xâm phạm về thân
thể; được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…
Câu 13: Nội dung chủ yếu của quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân.
Ý nghĩa của quyền này
• Nội dung chủ yếu của quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân( xem
câu 12)
• Ý nghĩa của các quyền này :
-Trong lĩnh vực hành chính , chính trị :
+Quyền bầu cử, ứng cử : thể hiện sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong hoạt
động quản lý nhà nước, nhân dan có thể tự lựa chọn những người xứng đáng đại
diện cho tiếng nói của mình trong bộ máy nhà nước hoặc trực tiếp tham gia vào bộ
máy nhà nước
+Quyền thảo luận, kiến nghị, biểu quyết khi trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp,
tự do ngôn luận : thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước ta, nhân dân có thể tự do
thể hiện ý kiến của mình. Đây là cơ sở để cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước
lắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân để ngày một hoàn thiện, nâng cao hiệu lực
hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.
+Quyền khiếu nại, tố cáo: giúp phát hiện và xử những hành vi sai phạm, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nâng cao hiệu lực hiệu
quả trong hoạt động quản lý nhà nước.
-Trong lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội: quyền tự do lao động, tự do kinh doanh
được trả lương, sở hữu thu nhập hợp pháp; được nghiên cứu khoa học – kỹ thuật,
phát minh, sáng chế… Những quyền này đảm bảo cho công dân có một cuộc sống
ổn định, bình thường, có điều kiện để phát triển, có cơ hội để nâng cao chất lượng
của sống cũng như góp phần vào sự phát triển của đất nước.
– Các quyền tự do cá nhân : đảm bảo cho công dân thấy mình được nhà nước, được
pháp luật, được xã hội tôn trọng và bảo vệ.
Câu 14: Trình bày các bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của công dân trong quản lý HCNN. Đánh giá của anh chị về viêc thực hiện các
đảm bảo ấy trong thực tế hiện nay
Các bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong
quản lý HCNN : giáo trình
Đánh giá việc thực hiện các đảm bảo pháp lý trong thực tế hiện nay :
+ Hoạt động chất vấn của các Đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủ
ngày càng được chú trọng. Các Đại biểu đã thẳng thắn bày tỏ những quan điểm, ý
kiến của mình trước các vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Tuy
nhiên, những đối tượng chịu sự chất vấn thường trả lời rất chung chung theo cách “
đá bóng” trách nhiệm. Vì vậy, nhiều vấn đề chưa tìm được hướng giải quyết. Gần
đây, chúng ta đã quy định về việc lây phiếu tín nhiệm đối với những người giữ
chức vụ, chức danh do Quốc Hội, HĐND phê chuẩn. Đây sẽ là điều kiện để tăng
cường việc thực hiện các đảm bảo pháp lý cho quyền và nghĩa vụ của công dân.
+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra của của các cơ quan nhà nước đã phát hiện ra nhiều
sai phạm trong đó có vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Đây là cơ sở nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoat động của bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân.
+Hoạt động giám sát của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội và công dân : phần nhiều
mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao.
+ Hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát : nhìn chung đã đảm bảo được yêu cầu
trong việc thực hiện quyền công tố, xét xử; đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn xảy ra một số trường hợp xét xử oan sai, gây mất niềm
tin của nhân dân vào sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
Câu 15 Khái niệm và phân loại tổ chức xã hội ở Việt Nam. Cho ví dụ minh họa
-Khái niêm – phân loại : giáo trình
-Ví dụ :
+ Tổ chức Chính trị : Đảng Cộng sản Việt Nam
+Tổ chức CT – XH : MTTQ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Công Đoàn, Hội nông dân, Hội cựu
chiến binh
+Các tổ chức quần chúng : Hội người cao tuổi, Hội khuyến học ….
+Các cơ quan xã hội: các trung tâm bảo trợ trẻ em Khuyêt tật…
+Các tổ chức kinh tế : hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệp
Câu 16 Tại sao Luật hành chính quy định về các hình thức quan hệ giữa cơ
quan hành chính và các tổ chức xã hội?
Các tổ chức xã hội là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở nước ta. Các tổ
chức xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, là cầu nối
giữa nhân dân và nhà nước, là phương tiện hiệu quả để tuyên truyền chủ trương,
đường lối, chính sách pháp luật đến với nhân dân. Bởi vậy, quan tâm đên các tố
chức xã hội cũng là một phương thức để nhà nước thực hiện hoạt động quản lý.
Luật hành chính quy định các hình thức quan hệ giữa cơ quan hành chính và
các tổ chức xã hội :
+Sự hợp tác phát sinh trong quá trình thiết lập các cơ quan, tổ chức nhà nước
+Sự hợp tác phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật
+Sự hợp tác phát sinh trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
+Quan hệ kiểm tra, giám sát lẫn nhau
Ngoài ra, người đứng đầu các Đoàn thể nhân dân còn được mời đến dự các
phiên họp của các cơ quan nhà nước khi bàn về các vấn đề có liên quan. Các cơ
quan nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt
động; có trách nhiệm thông báo tình hình với MTTQ, giải trình, trả lời kiến nghị
với các tổ chức xã hội.
Như vậy, việc Luật hành chính quy định các hình thức quan hệ giữa cơ quan
hành chính và các tổ chức xã hội nhằm mục đích :
+Tạo cơ chế thuận lơi cho sự hình thành, hoạt động, phát triển của các tổ
chức xã hội.
+Quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của CQHCNN – TCXH khi
tham gia quan hệ pháp luật hành chính.
+Tạo động lưc thúc đẩy quá trình dân chủ của xã hội, dân chủ hóa trong quản
lý nhà nước.
Câu 17: Trình bày sự điều chỉnh của pháp luật Hành chính đối với các tổ chức
xã hội ( Giáo trình )
Tập trung cơ bản vào những ý sau :
– Pháp luật Hành chính quy định cụ thể về địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội, các
vấn đề về lập hội, mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước, giữa mối quan hệ với các tổ
chức xã hội, các hình thức khen thưởng..
-Pháp luật hành chính không điều chỉnh mọi hoạt động của tổ chức xã hội
-Pháp luật hành chính đưa ra quy định để quy định quyền, nghĩa vụ cụ thể các tổ
chức xã hội
-Pháp luật hành chính đưa ra những quy đinh để tạo điều kiện cho các tổ chức xã
hội phát huy tính tích cực khi tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Câu 18Khái niệm, đặc điểm và những nguyên tắc hoat đông công vụ của nhà
nước (GT)
Câu 19 : Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của PL hiện
hành
Cán bộ
Công chức
Viên chức
Khái
niệm
Cách
thức
hình
thành,
bổ sung
Cán bộ là công dân
Việt Nam, được bầu
cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm giữ chức vụ,
chức danh theo nhiệm
kỳ trong cơ quan của
Đảng, Nhà nước, tổ
chức chính trị – xã hội
ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện trong biên
chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam,
được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong
cơ quan của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
– xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị
thuộc Công an nhân dân mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên
nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,
(Luật cán bộ, công quản lý của đơn vị sự nghiệp công
chức năm 2008, điều lập, trong biên chế, hưởng lương
từ ngân sách nhà nước; đối với
4, khoản 1)
công chức trong bộ máy lãnh đạo,
quản lý của đơn vị sự nghiệp công
lập thì lương được bảo đảm từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật
Viên chức là công
dân Việt Nam
được tuyển dụng
theo vị trí việc
làm, làm việc tại
đơn vị sự nghiệp
công lập theo chế
độ hợp đồng làm
việc, hưởng lương
từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy
định của pháp luật.
(Luật viên chức
năm 2010
-Bầu cử, phê chuẩn, Tuyển dụng ( thi tuyển, xét Thi tuyển,
bộ nhiệm( bổ nhiệm tuyển ), bổ nhiệm ( bổ nhiệm theo tuyển
theo nhiệm kì)
thời hạn đối với các chức vụ, chức
danh hoặc bổ nhiệm vào ngạch)
xét
Phân loại Theo cấp hành chính : -Theo ngach được bổ nhiệm: công Theo nghề nghiệp
cán bộ TƯ/tỉnh/ huyện chức loại A, B, C, D
/xã
-Theo vị trí công tác: công chức
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lú và
công chức không giữ chức vụ lãnh
đạo quản lý
Thời
Theo nhiệm kì
Suốt đời
Theo hợp đồng
gian làm
việc
Chế độ Hưởng lương từ ngân Hưởng lương từ ngân sách nhà Hưởng lương từ
lương
sách nhà nước
nước hoặc quỹ lương của đơn vị quỹ lương của đơn
sự nghiệp.
vị sự nghiệp.
Các hình -Chịu cả trách nhiệm
thức chịu chính trị và trách
trách
nhiệm pháp lý
nhiệm
-Khi vi phạm kỷ luật,
cán bộ phải chịu các
hình thức kỷ luật:
khiển trách, cảnh cáo,
cách chức, bãi nhiệm
-Không phải chịu trách nhiệm
chính trị.
-Khi vi phạm kỷ luật, công chức
phải chịu các hình thức kỷ luật:
khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc
lương, giáng chức,cách chức, buộc
thôi việc
Câu 20: Nội dung chủ yếu của quyền và nghĩa vụ của cán bộ – công chức theo
quy định của pháp luật hiện hành ( Điều 8, 9,10, 11, 12,13,14 Luật cán bộ công chức 2008)
Câu 21 : Nếu quy định về những điều Cán bộ – công chức không được làm
theo quy định của Luật cán bộ – công chức (Điều 18, 19, 20 Luật cán bộ công chức 2008)
Câu 22 : Nêu nhận xét của anh/ chị về phạm vi điều chỉnh của luật Cán bộ công chức năm 2008. Ý nghĩa của luật CB – CC năm 2008 đối với việc quản lý
CB-CC
Nhận xét : Luật Cán bộ – Công chức năm 2008 có phạm vi điều chỉnh rất lớn và
phức tạp. Nội dung luật quy định đầy đủ và cụ thể nhiều vấn đề như :
+Đưa ra khái niệm rõ ràng về cán bộ – công chức
+Nêu ra các nguyên tắc quản lý cán bộ – công chức
+Quy định quyền, nghĩa vụ của cán bộ – công chức đối với Đảng, Nhà nước, Nhân
dân; nghĩa vụ trong thi hành công vụ
+Quy định cụ thể về nghĩa vụ của CB –CC là người đứng đầu
+ Quy định những việc CB-CC không được làm
+ Quy định các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ- công chức
+Quy định về việc sử dụng, quản lý cán bộ – công chức
+Quy định về các hình thức khen thưởng, kỷ luật CB –CC
Ý nghĩa của luật CB – CC năm 2008 :
+Với các chủ thể quản lý cán bộ – công chức : đây là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng,
đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ – công chức
+Với bản thân cán bộ – công chức : giúp cán bộ – công chức hiểu rõ được nhiệm
vụ, quyền hạn, những điều được làm và không được làm. Đây là điều kiện để cán
bộ – công chức thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu của
người dân
+Với nhân dân : đây là cơ sở để nhân dân thực hiện việc đánh giá với hoạt động
của cán bộ – công chức; giúp phát hiện những sai phạm của cán bộ – công chức và
kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp xử lý.
Câu 23 : Khái niệm cán bộ – công chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nêu ý nghĩa của các cách phân loại công chức.
-Khái niệm ( Luật CB-CC)
-Nêu ý nghĩa của các cách phân loại công chức
1. Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm :
Công chức được phân thành 4 loại A, B, C, D :
-Loại A : công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương
-Loại B : công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương
-Loại C : công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương
-Loại D : công chức được bổ nhiệm ngạch cán sự hoặc nhân viên.
Mỗi ngạch bao gồm những tiêu chuẩn nhất định về trình độ học vấn, bằng
cấp, thâm niên công tác, những kĩ năng về tin học, ngoại ngữ…
Việc phân loại công chức theo ngạch bậc giúp :
+Cơ sở để xác định mức lương cho công chức ( hệ số lương được tính theo ngạch,
bậc )
+Chỉ rõ con đường chức nghiệp cho công chức, để công chức có hướng phấn đấu.
+Là cơ sở để sử dụng công chức vào những vị trí phù hợp với trình độ và năng lực
chuyên môn.
2. Căn cứ theo vị trí công tác
Căn cứ theo vị trí công tác, công chức được chia làm 2 loại
+Côn chức giữ chức vụ quản lý lãnh đạo
+Công chức chuyên môn, nghiệp vụ
Giữa công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo và công chức chuyên môn,
nghiệp vụ có sự đòi hỏi rất khác nhau về kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, phân loại theo
cách này sẽ tạo cơ sở để tiến hành hoạt động bồi dưỡng phù hợp với công chức,
giúp cho việc tuyển dụng cán bộ công chức luôn “ đúng người, đứng việc”, phù
hợp giữa vị trí công việc và năng lực của bản thân.
Ngoài ra, trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và công chức
chuyên môn, nghiệp vụ rất khác nhau. Phân loại công chức theo cách này sẽ giúp
quy định rõ ràng, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm; là cơ sở cho việc kiểm tra, đánh
giá cán bộ, công chức.
Câu 24 : Các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ, công chức theo quy định
của pháp luật
-Các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ
+Bầu cử
+Phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì
-Các hình thức hình thành, bổ sung công chức
+Tuyển dụng bằng một trong hai cách : thi tuyển hoặc xét tuyển.
+Bổ nhiệm theo thời hạn đối với các chức vụ, chức danh hoặc bổ nhiệm vào ngạch
Câu 25 : Nêu và phân tích các hình thức sử dụng công chức ( gồm điều
động,luân chuyển, biệt phái , chuyển ngạch, đào tạo bồi dưỡng, thôi việc, nghỉ
hưu)
1.Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định
chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị
khác.
+Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất
chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
+Việc điều động thường không xác định thời gian cụ thể
2. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm
giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục
được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
+Luân chuyển là hình thức chỉ áp dụng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo,
quản lý ( thường áp dụng cho các vị trí lãnh đạo quản lý mang tính chất “ nhạy
cảm” hoặc diện trong quy hoạch”
+Thời hạn luân chuyển từ 3 đến 5 năm.
3.Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm
việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
+Thời hạn biệt phái là xác định ( không quá 3 năm )
4.Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này
được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên
môn, nghiệp vụ.Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn,
nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Đào tạo, bồi dưỡng: là hoạt động chuẩn bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năng
cho công chức căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu
chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
6. Thôi việc : Công chức được hưởng chế độ thôi việc do sắp xếp tổ chức hoặc
nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý. Công chức xin thôi việc theo
nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét,
quyết định.
7.Nghỉ hưu : công chức được nghỉ hưu dựa theo quy định của bộ luật lao động ( khi
đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội)
Câu 26.Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý, sử dụng cán bộ, công
chức ( Điều 65 , 66, 67, 68, 69 luật Cán bộ – công chức)
Câu 27. Trình bày quan niệm về trách nhiệm chính trị đối với Cán bộ và cơ
chế thực hiện trách nhiệm chính trị ở Việt Nam
-Trách nhiệm chính trị với cán bộ : cán bộ giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì,
có trách nhiệm về việc hoạch định chính sách, chỉ ra những định hướng chung
trong quản lý và là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, cán
bộ phải chịu trách nhiệm về những chính sách, định hướng do mình ban hành ( chịu
trách nhiệm về chính sách chứ không chịu trách nhiệm về hành vi). Đây chính là “
trách nhiệm chính trị” của cán bộ,
-Cơ chế thực hiện trách nhiệm chính trị với cán bộ ở Việt Nam: đó là việc thể hiện
sự bất tín nhiệm với cán bộ thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiện nay, chúng
ta đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ, chức
danh do quốc hội và HĐND bầu.
Câu 28. Phân biệt trách nhiệm chính trị với trách nhiệm pháp lý, cho VD
minh họa.
Trách nhiệm chính trị
Trách nhiệm pháp lý
Là trách nhiệm trước cử tri
Là trách nhiệm trước pháp luật
Phát sinh khi các chính sách ban hành Phát sinh khi có vi phạm pháp hoặc có
không tạo hiệu quả như mong đợi, thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân
không tạo được sự tín nhiệm của cử tri
khác được pháp luật quy định.
Không gắn với các biện pháp cưỡng chế
Găn với các biện pháp cưỡng chế
Thể hiện sự lên án, bất tín nhiệm của cư Thể hiện sự lên án của nhà nước đối với
tri vào các chính sách do nhà nước ban các hành vi VPPL
hành
Vd : Bộ trưởng bộ GTVT phải chịu Vd : Ông A – chủ tịch UBND huyện có
trách nhiệm chính trị trước Quốc hội, cử hành vi nhận hối lộ. Ông B phải chịu
tri khi các chính sách về giảm thiểu tai trách nhiệm pháp lý ( bị xử lý theo quy
nạn giao thông không đạt hiệu quả. Bộ
trưởng bộ GTVT chịu TN chính trị là định pháp luật) về hành vi của mình
mất đi sự tín nhiệm của cử tri.
Câu 29. Trình bày khái niệm, đặc điểm và căn cứ của trách nhiệm công chức
(giáo trình )
Câu 30. Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ – công chức theo
quy định pháp luật hiện hành.
Công chức phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý :
+Trách nhiệm kỷ luật ( Điều 79, 80 luật CB-CC)
+Trách nhiệm vật chất : cán bộ, công chức phải bồi thường vật chất do hành vi vi
phạm của mình gây ra.
+Trách nhiệm hành chính: CB – CC có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính khi
có các hành vi vi phạm các quy tắc quản lý HCNN
+Trách nhiệm hình sự : CB – CC có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có các
hành vi phạm tội
Câu 31. Trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo pháp luật hiện
hành.
Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý thường gặp nhất trong quản lý hành
chính nhà nước. Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật trước hết là những hành vi vi phạm
kỷ luật. Đó là những hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc. nghĩa vụ hoạt động công
vụ của cán bộ, công chắc nhà nước nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình
sự. Cụ thể, theo Luật cán bộ công chức năm 2008:
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức gồm:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Theo quy định chung của pháp luật, chỉ xử lý một lần đối với mỗi vi phạm kỷ luật.
Nhưng không loại trừ khả năng truy cứu trách nhiệm vật chất, nếu hành vi vi phạm
kỷ luật gây ra thiệt hại vật chất. Cán bộ, công chức phải bồi thường vật chất do
hành vi vi phạm của mình gây ra trong quá trình hoạt động công vụ. Có 2 mức bồi
thường vật chất: bồi thường có giới hạn và bồi thường toàn bộ.
Câu 32. Trình bày quy trình kỷ luật cán bộ, công chức. Điểm khác biệt giữa 2
quy trình này
Quy trình kỷ luât công chức : xem chi tiết tại Nghị đinh số: 34/2011/NĐ-CP của
Chính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”. Cần tập trung 1 số nội
dung cơ bản sau :
Bước 1 : Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chức
cuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hình
thức kỷ luật.
Bước 2: Họp hội đồng kỷ luật
-Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư
vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm pháp
luật, trừ các trường hợp :
+Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết
luận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp
quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.
– Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu
tập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Công chức có
hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp công
chức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến
lần thứ 3 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng
kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
-Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nơi công chức có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác dự họp. Người
được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng
không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;
-Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên
quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
-Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích ngang
sơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểm
điểm của cơ quan sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan.
Trình tự họp:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của công
chức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;
c) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu công chức
có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay, nếu
công chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng
kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại Khoản này;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
đ)Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;
e) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu công chức có
hành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ
luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại Khoản này;
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản
cuộc họp;
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biên
bản cuộc họp.
– Trường hợp nhiều công chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi
phạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với
từng công chức.
Bước 3. Quyết định kỷ luật
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật
phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng
kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật
-Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội
đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp
kiểm điểm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong trường hợp không thành lập
Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc
kết luận công chức không vi phạm pháp luật
Công chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy
định của pháp luật về khiếu nại.
Quy trình kỷ luật cán bộ :
– Theo NĐ 35/2005/NĐ-CP về Xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức với và các văn
bản có liên quan đối với cán bộ cụ thể cho những chủ thể khác nhau có thẩm quyền
quản lý .
-Lưu ý : với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thì quy trình kỷ luật tuân theo
những quy định chung của Bộ chính trị, ban bí thư và các chủ thể có thẩm quyền
quản lý.
Câu 33. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhà
nước? Có mấy loại phương pháp quản lý hành chính nhà nước?
Khái niệm: Phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước là những
phương thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để tác động lên khách thể quản lý
sống.2.Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành trong tổ chức và hoạtđộng nội bộ của các cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án và Viện kiểm sát.3.Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạtđộng của các cơ quan nhà nước khác và của các tổ chức xã hội được nhà nước traoquyền hành pháp.Như vậy, dựa vào đối tượng điều của LHC, có thể chứng minh rằng “Luật Hànhchính là 1 ngành luật về quản lý Hành chính nhà nước”Câu 2: Trình bày khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứucủa LHC. Phân tích mối quan hệ giữa khoa học LHC và các khoa học xã hộikhác.Khái niệm, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của LHC: thamkhảo giáo trình.Mối quan hệ giữa khoa học LHC và các khoa học xã hội khác :-Khoa học LHC : là hệ thống những vấn đề nghiên cứu được sắp xếp theo trật tựlogic chặt chẽ, trên cơ sở quan hệ nội tại giữa các chế định pháp luật hành chính.( Lưu ý Khoa học Luật HC không đồng nhất với Luật HC, Luật HC không bao hàmtất cả tri thức của Khoa học luật HC)-Khoa học xã hội khác : chủ yếu tập trung vào mối quan hệ với khoa họcquản lý bởi khoa học quản lý là ngành khoa học được nghiên cứu từ nhiều góc độ :triết học, chính trị học, kinh tế học ……-Mối quan hệ giữa khoa học Luật hành chính và Khoa học quản lý :1.Khoa học LHC có mối quan hệ mật thiết với khoa học quản lý và là 1 bộ phậncủa Khoa học quản lý mà cụ thể là khoa học “ Lý luận quản lý nhà nước”. :+Khoa học “Lý luận quản lý nhà nước” là khoa học nghiên cứu về bản chất củahoạt động quản lý nhà nước, bao gồm những quan hệ trong hoạt động QLNN : cảnhững quan hệ được pháp luật điều chỉnh và không được pháp luật điều chỉnh .Khoa học Luật hành chính chỉ nghiên cứu những quan hệ được pháp luật điềuchỉnh.+Các quan hệ của khoa học Luật hành chính được điều chỉnh bằng các quy phạmpháp luật của Luật Hành chính. Các quan hệ của khoa học Lý luận quản lý nhànước không chỉ dduocj điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật Hành chính màcòn được điều chỉnh bằng Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tập quán, đạo đức2. Các luận điểm của khoa học lý luận quản lý nhà nước là cơ sở phương pháp luậntrực tiếp của khoa học LHC. Ngược lại, Lý luân quản lý nhà nước cũng sử dụngnhững thành tựu của khoa học LHCCâu 3: Phân loại quy phạm luật hành chính. Cho ví dụ về 1 quy phạm vật chấtvà 1 quy phạm thủ tục tương ứng và nêu rõ mối quan hệ giữa chúng-Phân loại quy phạm luật hành chính : Giáo trình- Ví dụ về 1 quy phạm vật chất và 1 quy phạm thủ tục tương ứng và mối quan hệgiữa chúng :+ Quy phạm vật chất ( quy định quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quanhệ pháp luật hành chính cụ thể; trả lời câu hỏi cần làm gì, cần tuân thủ quy tắcnào)VD Điều 17 – Luật khiếu nại 2011 quy định về : “Thẩm quyền của Chủ tịchỦy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhândân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” trong việc giải quyết khiếu nại:“Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủtrưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộctỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầuđối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có tráchnhiệm do mình quản lý trực tiếp.”+Quy phạm thủ tục( chứa đựng trình tự thủ tục, trả lời câu hỏi cần làm theo trìnhtự nào )VD : Điều 27. Luật khiếu nại quy định về “Thụ lý giải quyết khiếu nại” lần đầu:“Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền màkhông thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này,người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báobằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyểnkhiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lýgiải quyết thì phải nêu rõ lý do”.+Mối quan hệ : như vậy, trong ví dụ trên, quy phạm vật chất đã chỉ rõ thẩm quyềncủa Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủyban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” trong việc giải quyết khiếunại; cho biết những khiếu nại của đối tượng nào thuộc thẩm quyền giải quyết vàphải tiến hành thụ lý giải quyết. Còn quy phạm thủ tục đã chỉ rõ phải tiến hành việcgiải quyết khiếu nại như thế nào, theo trình tự cụ thể ra sao, cần phối hợp vớinhững cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.Như vậy : quy phạm vật chất và quy phạm thủ tục có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Quy phạm thủ tục phát sinh, hình thành dựa trên những quy phạm vật chất. Quyphạm thủ tục là phương tiện để đưa những quy phạm vật chất vào thực hiện.Câu 4 Khái niệm – phân loại Nguồn của Luật Hành chính (GT)Câu 5 : Cho ví dụ về một sự kiện pháp lý hành chính và quan hệ pháp luậthành chính phát sinh tương ứng với các sự kiện đó. Phân tích các bộ phận cấuthành của quan hệ pháp luật hành chính đóVD sự kiện pháp lý : Ông Nguyễn Văn A – công chức xã B khiếu nại Quyết địnhkỷ luật buộc thôi việc của Chủ tịch UBND xã B đối với ông A.Sự kiện pháp lý này đã làm phát sinh quan hệ pháp luật khiếu nại giữa ông Avà chủ tịch UBND xã BCác bộ phận cấu thành của quan hệ pháp luật :-Chủ thể :+Ông Nguyễn Văn A– cán bộ công chức xã B+Chủ tịch UBND xã B-Khách thể : là quyền và lợi ích trực tiếp của ông Nguyễn Văn A. Ông Nguyễn VănA cho rằng quyền và lợi ích của mình đã bị quyết định kỷ luật buộc thôi việc xâmphạm.-Nội dung quan hệ pháp luật+Ông Nguyễn Văn A : có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật buộc thôi việc củaChủ tịch UBND xã B với ông. Ông phải tuân thủ theo những quy định của Luậtkhiếu nại 2011 về trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại đối vớiviệc khiếu nại quyết định kỷ luật Cán bộ – công chức.+Chủ tịch UBND xã B : có trách nhiệm xem xét, thụ lý, giải quyết khiếu nại theoquy định của Luật Khiếu nại 2011.Câu 6 : Phân tích các điều kiện để trở thành chủ thể ngành Luật Hành chínhChủ thể pháp luật hành chính là những cá nhân, tổ chức có khả năng trởthành các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, có những quyền và nghĩa vụpháp lý trên cơ sở những quy phạm pháp luật hành chínhĐể trở thành chủ thể của Luật hành chính cần có năng lực chủ thể pháp luậthành chính. Năng lực chủ thể pháp luật hành chính bao gồm hai yếu tố: năng lựcpháp luật hành chính( điều kiện cần) và năng lực hành vi pháp hành chính ( điềukiện đủ)+Năng lực pháp luật hành chính là khả năng của chủ thể có được quyền chủ thể vàmang các nghĩa vụ pháp luật hành chính được nhà nước thừa nhận. Năng lực phápluật hành chính xuất hiện từ khi công dân sinh ra+Năng lực hành vi hành chính là khả năng thực tế của chủ thể pháp luật hành chínhđược nhà nước thừa nhận, bằng các hành vi của mình thực hiện các quyền chủ thểvà nghĩa vụ pháp luật hành chính tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính.Năng lực hành vi pháp luật hành chính phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ,trình độ văn hoá ..) Luật xử lý vi phạm hành chính quy định: “ Người từ đủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý;người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hànhchính.”Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính của các chủ thểpháp luật hành chính không phải là một thuộc tính vốn có của con người, mà xuấthiện trên cơ sở pháp luật hành chính, phụ thuộc vào ý chí, quyền lực của nhà nước.Năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành hành chính là những thuộc tínhpháp lý có liên quan mật thiết với nhau. Cá nhân hay tổ chức muốn trở thành chủthể quan hệ pháp luật hành chính thì đồng thời phải có cả năng lực pháp luật hànhchính và năng lực hành vi pháp luật hành chính.Các chủ thể của Luật hành chính là những công dân Việt Nam, người nước ngoàivà người không có quốc tịch sinh sống, người học tập trên lãnh thổ Việt Nam. Cáctổ chức là các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị hành chínhsự nghiệp, đơn vị vũ trang…Trường hợp chủ thể của Luật Hành chính là tổ chức thì có đặc trưng sau :- Có cơ cấu tổ chức thống nhất được các văn bản pháp luật, quy chế, điều lệ của cáctổ chức có quy định;- Có năng lực pháp luật hành chính xác định;- Năng lực pháp luật hành chính, năng lực hành vi pháp luật hành chính được Nhànước quy định xuất hiện đồng thời với việc thành lập chính thức các tổ chức ấy.Năng lực hành vi pháp luật hành chính được thực hiện thông qua cơ quan hoặcngười có thẩm quyền đại diện cho cơ quan, tổ chức, giám đốc xí nghiệp, thủ trưởngcơ quan;- Hoạt động của các tổ chức được gắn với những lĩnh vực nhất định của quản lýhành chính nhà nước.Câu 7: Cơ quan hành chính nhà nước có phải là chủ thể quan trọng nhất củaLuật Hành chính không ? Tại sao?-Chủ thể pháp luật hành chính là những cá nhân, tổ chức có khả năng trở thành cácbên tham gia quan hệ pháp luật hành chính, có những quyền và nghĩa vụ pháp lýtrên cơ sở những QPPLHC. Chủ thể PLHC được nhà nước trao cho năng lực chủthể PLHC , tức là khả năng trở thành chủ thể PLHC, chủ thể của quan hệ PLHC.- Cơ quan hành chính nhà nước là 1 người hoặc 1 tập thể người được thành thànhlập theo trình tự, thủ tục luật định, có tính độc lập tương đối về mặt cơ cấu tổ chức,hoạt động mang tính thường xuyên, liên tục, tương đối ổn định nhằm thực hiện hoạtđộng chấp hành và điều hành.Cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quan trọng nhất của Luật hành chính vì :- Xét các nhóm đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính thì các cơ quan hànhchính nhà nước là chủ thể chiếm đa số, có mặt trong phần lớn các mối quan hệ màLuật Hành chính điều chỉnh :+Quan hệ giữa CQHCNN cấp trên và CQHCNN cấp dưới+Quan hệ giữa CQHCNN cùng cấp.+Quan hệ giữa CQHC có thẩm quyền với các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh doanh+ Quan hệ giữa CQHCNN có thẩm quyền với các tổ chức xã hội và các đoàn thểnhân dân+Quan hệ giữa CQHCNN có thẩm quyền và công dân.-Cơ quan hành chính nhà nước là đối tượng được nhà nước trao quyền lực pháp lýđể thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, nhằm mục đích phục vụ nhân dân,duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Theo đặc điểm của quan hệ pháp luậthành chính, quan hệ pháp luật hành chính chỉ xuất hiện khi có sự tham gia của bênbắt buộc là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà trong đó chủ yếu là cơquan hành chính nhà nước. CQHCNN là bên được giao quyền hạn mang tính pháplý, nhân danh nhà nước. Nếu không có sự tham gia của CQHCNN hay các CQ, cánhân có thẩm quyền thì quan hệ pháp luật hành chính không tồn tại.Vì vậy : cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể quan trọng nhất của Luật hànhchính.Câu 8 Khái niệm và phân loại các cơ quan hành chính nhà nước. Ý nghĩa củaviệc phân loại các CQHCNN.Khái niệm – phân loại : Giáo trìnhÝ nghĩa của việc phân loại các CQHCNN :1.Phân loại theo căn cứ pháp lý : gồm cơ quan hiến định và cơ quan do luật, hoặcvăn bản QPPL quy định. Việc phân loại cho thấy tính chất của từng loại cơ quan:+Cơ quan hiến định : có vị trí pháp lý ổn định, tạo sự ổn định trong hệ thống cơquan HCNN ( VD như chính phủ, UBND các cấp)+Cơ quan do luật và các văn bản dưới luật quy định : ít ổn định hơn nhưng tạo sựlinh hoạt để phù hợp với các điều kiện thực tế ( VD như các bộ có thể chia tách, sátnhập tùy theo tình hình thực tế)2. Phân loại theo trình tự thành lập( được bầu ra, được lập ra) : cho thấy được mốiquan hệ giữa các quan, cho biết cơ quan đó chịu sự quản lý, chịu trách nhiệm trướccơ quan, tổ chức, cá nhân nào; góp phần tạo ra cơ chế hoạt động rõ ràng trong hệthống HCNN.3.Phân loại theo vị trí trong bộ máy hành chính ( CQHCNN ở TƯ, CQHCNN ở địaphương) : giúp quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của từngloại cơ quan.4. Phân loại theo tính chất thẩm quyền ( CQ thẩm quyền chung/riêng) : giúp quyđịnh rõ tính chất, nhiệm vụ của từng loại cơ quan5. Phân loại hình thức tổ chức và chế độ giải quyết công việc ( cơ quan làm việctheo chế độ tập thể/ thủ trưởng) : giúp phân định rõ vai trò, nhiệm vụ của ngườiđứng đầu, tạo cơ chế làm việc rõ ràng, hiệu quả.Câu 9: Địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp 2013 và so sánh với quyđịnh này trong Hiến pháp 1992 sđ – bs 2001Địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp 2013 :“Điều 94Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.”Những điểm khác nhau cơ bản về địa vị pháp lý của Chính phủ trong Hiến pháp2013 so với Hiến pháp 1992 sđ-bs 2001-Về vị trí, chức năng của Chính phủ : HP 2013 đã nêu rõ Chính phủ là cơ quan cóchức năng thực thi quyền hành pháp . ( HP 1992 sđ-bs 2001 không quy định rõđiều này mà chỉ thừa nhận Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất) . Điều nàyphù hợp với quan điểm và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước có sự phâncông, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp– hành pháp – tư pháp.-Về cơ cấu tổ chức của Chính phủ : Hiến pháp 2013 nhấn mạnh “ Cơ cấu, số lượngthành viên của Chính phủ do Quốc Hội quyết định” và nhấn mạnh về trách nhiệmcá nhân cũng như trách nhiệm tập thể của các thành viên chính phủ.-Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ ( Điều 99 – HP2013): HP 2013 đã sắp xếp,cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ một cách khái quát, khoa học hơn.Có một số điểm mới cơ bản về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ :+Quy định cụ thể các loại văn bản QPPL mà Chính phủ tổ chức thi hành. : “Tổchức thi hành Hiến pháp và các VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch nước;”+Bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc “thi hành cácbiện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhândân;“đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hộiquyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…”+ Chuyển thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.-Về Thủ tướng Chính phủ : HP 2013 sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn củaTTCP một cách khoa học; quy định rõ “ nhiệm vụ” và “ quyền hạn”. HP2013 lầnđầu tiên khẳng định “ TTCP là người đứng đầu chính phủ” . Điều này cho thấy vaitrò, vị trí của TTCP được tăng cường. Hp 2013 đã bổ sung thẩm quyền của Thủtướng Chính phủ trong việc “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký,gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thựchiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;”- Về bộ, cơ quan ngang bộ :+Quy định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân của các thành viên CP+Bổ sung quy định “ Bộ trưởng, thủ trưởng CQNB báo cáo công tác trước Chínhphủ, thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộcthẩm quyền quản lý.”Câu 10: Địa vị pháp lý của UBND trong Hiến pháp 2013 và so sánh với quyđịnh này trong Hiến pháp 1992 sđ – bs 2001Hiến pháp 2013 quy định về địa vị pháp lý của UBND:+Khoản 2, Điều 111, HP 2013 “Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đôthị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định.”+Điều 114 –HP 20131. Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấpbầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ởđịa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhànước cấp trên.2. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổchức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơquan nhà nước cấp trên giao.So sánh với HP 1992 sđ – bs 2001, địa vị pháp lý, nhiệm vụ quyền hạn củaUBND không có gì thay đổi. Tuy nhiên trong HP 2013, quy định về HĐND vàUBND được đặt trong chương “ Chính quyền địa phương”. Điều này đã khẳng địnhmối quan hệ chặt chẽ HĐND và UBND, tăng tính tự chủ và sự thống nhất củachính quyền địa phương, thể hiện sự phân cấp quản lý rõ ràng cho CQ địa phươngCâu 11: Trình bày tính phụ thuộc hai chiều trong tổ chức và hoạt động của cáccơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Lấy ví dụ minh họaCác cơ quan HCNN ở địa phương bao gồm UBND các cấp và các cơ quanchuyên môn thuộc UBND. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan này phần lớntheo nguyên tắc “ hai chiều phụ thuộc” . Điều đó thể hiện như sau :• Với cơ quan chuyên môn thuộc UBND :+Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức,biên chế và công tác của UBND cấp mình đồng thời chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụcủa cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBNDchịu trách nhiệm báo cáo công tác trước cơ quan chuyên môn cấp trên và khi cầnthiết thì báo cáo công tác trước HĐND.VD : Phòng TNMT chịu sự quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế của UBND huyệnđồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở TNMT và phải báo cáocông tác trước sở TNMT.+Người đứng đầu cơ quan chuyên môn do chủ tịch UBND cùng cấp bổ nhiệmnhưng trước khi bổ nhiệm có sự thống nhất với thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấptrên.VD: Trường phòng TNMT do chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm sau khi có sự thốngnhất với Giám đốc sở TNMT.• Với UBND các cấp:-UBND các cấp vừa là cơ quan chấp hành của HĐND, vừa là cơ quan hành chínhnhà nước. Bởi vậy, UBND các cấp vừa chịu trách nhiệm thi hành nghị quyết củaHĐND cùng cấp vừa chịu trách nhiệm chấp hành những quyết định của cơ quanHCNN cấp trên.-UBND phải báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp.-Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu và được chủ tịch UBND cấp trên trựctiếp phê chuẩn.Câu 12 Trình bày các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý HCNN (cụ thể xem giáo trình)Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong QLHCNN chia 3 nhóm :-Trong lĩnh vực hành chính , chính trị :+Quyền bầu cử, ứng cử+Quyền thảo luận, kiến nghị, biểu quyết khi trưng cầu dân ý+Quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận+Quyền khiếu nại, tố cáo-Trong lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội+Quyền tự do lao động, tự do kinh doanh+Quyền được trả lương, sở hữu thu nhập hợp pháp..+Quyền được nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế+Nghĩa vụ bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa….-Các quyền tự do cá nhân : tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bất khả xâm phạm về thânthể; được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…Câu 13: Nội dung chủ yếu của quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân.Ý nghĩa của quyền này• Nội dung chủ yếu của quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân( xemcâu 12)• Ý nghĩa của các quyền này :-Trong lĩnh vực hành chính , chính trị :+Quyền bầu cử, ứng cử : thể hiện sự tham gia trực tiếp của nhân dân trong hoạtđộng quản lý nhà nước, nhân dan có thể tự lựa chọn những người xứng đáng đạidiện cho tiếng nói của mình trong bộ máy nhà nước hoặc trực tiếp tham gia vào bộmáy nhà nước+Quyền thảo luận, kiến nghị, biểu quyết khi trưng cầu dân ý, quyền tự do hội họp,tự do ngôn luận : thể hiện bản chất dân chủ của nhà nước ta, nhân dân có thể tự dothể hiện ý kiến của mình. Đây là cơ sở để cho các cơ quan trong bộ máy nhà nướclắng nghe, tiếp thu ý kiến của nhân dân để ngày một hoàn thiện, nâng cao hiệu lựchiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước.+Quyền khiếu nại, tố cáo: giúp phát hiện và xử những hành vi sai phạm, đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; nâng cao hiệu lực hiệuquả trong hoạt động quản lý nhà nước.-Trong lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội: quyền tự do lao động, tự do kinh doanhđược trả lương, sở hữu thu nhập hợp pháp; được nghiên cứu khoa học – kỹ thuật,phát minh, sáng chế… Những quyền này đảm bảo cho công dân có một cuộc sốngổn định, bình thường, có điều kiện để phát triển, có cơ hội để nâng cao chất lượngcủa sống cũng như góp phần vào sự phát triển của đất nước.- Các quyền tự do cá nhân : đảm bảo cho công dân thấy mình được nhà nước, đượcpháp luật, được xã hội tôn trọng và bảo vệ.Câu 14: Trình bày các bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụcủa công dân trong quản lý HCNN. Đánh giá của anh chị về viêc thực hiện cácđảm bảo ấy trong thực tế hiện nayCác bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trongquản lý HCNN : giáo trìnhĐánh giá việc thực hiện các đảm bảo pháp lý trong thực tế hiện nay :+ Hoạt động chất vấn của các Đại biểu Quốc hội đối với các thành viên Chính phủngày càng được chú trọng. Các Đại biểu đã thẳng thắn bày tỏ những quan điểm, ýkiến của mình trước các vấn đề phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước. Tuynhiên, những đối tượng chịu sự chất vấn thường trả lời rất chung chung theo cách “đá bóng” trách nhiệm. Vì vậy, nhiều vấn đề chưa tìm được hướng giải quyết. Gầnđây, chúng ta đã quy định về việc lây phiếu tín nhiệm đối với những người giữchức vụ, chức danh do Quốc Hội, HĐND phê chuẩn. Đây sẽ là điều kiện để tăngcường việc thực hiện các đảm bảo pháp lý cho quyền và nghĩa vụ của công dân.+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra của của các cơ quan nhà nước đã phát hiện ra nhiềusai phạm trong đó có vụ việc có tính chất đặc biệt nghiêm trọng. Đây là cơ sở nhằmnâng cao hiệu lực, hiệu quả hoat động của bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp của công dân.+Hoạt động giám sát của Đảng, tổ chức chính trị – xã hội và công dân : phần nhiềumang tính hình thức, chưa đem lại hiệu quả cao.+ Hoạt động của Tòa án và Viện kiểm sát : nhìn chung đã đảm bảo được yêu cầutrong việc thực hiện quyền công tố, xét xử; đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn xảy ra một số trường hợp xét xử oan sai, gây mất niềmtin của nhân dân vào sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật.Câu 15 Khái niệm và phân loại tổ chức xã hội ở Việt Nam. Cho ví dụ minh họa-Khái niêm – phân loại : giáo trình-Ví dụ :+ Tổ chức Chính trị : Đảng Cộng sản Việt Nam+Tổ chức CT – XH : MTTQ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội liên hiệpphụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Công Đoàn, Hội nông dân, Hội cựuchiến binh+Các tổ chức quần chúng : Hội người cao tuổi, Hội khuyến học ….+Các cơ quan xã hội: các trung tâm bảo trợ trẻ em Khuyêt tật…+Các tổ chức kinh tế : hợp tác xã nông, lâm, ngư nghiệpCâu 16 Tại sao Luật hành chính quy định về các hình thức quan hệ giữa cơquan hành chính và các tổ chức xã hội?Các tổ chức xã hội là bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở nước ta. Các tổchức xã hội ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân, là cầu nốigiữa nhân dân và nhà nước, là phương tiện hiệu quả để tuyên truyền chủ trương,đường lối, chính sách pháp luật đến với nhân dân. Bởi vậy, quan tâm đên các tốchức xã hội cũng là một phương thức để nhà nước thực hiện hoạt động quản lý.Luật hành chính quy định các hình thức quan hệ giữa cơ quan hành chính vàcác tổ chức xã hội :+Sự hợp tác phát sinh trong quá trình thiết lập các cơ quan, tổ chức nhà nước+Sự hợp tác phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật+Sự hợp tác phát sinh trong lĩnh vực thực hiện pháp luật+Quan hệ kiểm tra, giám sát lẫn nhauNgoài ra, người đứng đầu các Đoàn thể nhân dân còn được mời đến dự cácphiên họp của các cơ quan nhà nước khi bàn về các vấn đề có liên quan. Các cơquan nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạtđộng; có trách nhiệm thông báo tình hình với MTTQ, giải trình, trả lời kiến nghịvới các tổ chức xã hội.Như vậy, việc Luật hành chính quy định các hình thức quan hệ giữa cơ quanhành chính và các tổ chức xã hội nhằm mục đích :+Tạo cơ chế thuận lơi cho sự hình thành, hoạt động, phát triển của các tổchức xã hội.+Quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể của CQHCNN – TCXH khitham gia quan hệ pháp luật hành chính.+Tạo động lưc thúc đẩy quá trình dân chủ của xã hội, dân chủ hóa trong quảnlý nhà nước.Câu 17: Trình bày sự điều chỉnh của pháp luật Hành chính đối với các tổ chứcxã hội ( Giáo trình )Tập trung cơ bản vào những ý sau :- Pháp luật Hành chính quy định cụ thể về địa vị pháp lý của các tổ chức xã hội, cácvấn đề về lập hội, mối quan hệ giữa Đảng, nhà nước, giữa mối quan hệ với các tổchức xã hội, các hình thức khen thưởng..-Pháp luật hành chính không điều chỉnh mọi hoạt động của tổ chức xã hội-Pháp luật hành chính đưa ra quy định để quy định quyền, nghĩa vụ cụ thể các tổchức xã hội-Pháp luật hành chính đưa ra những quy đinh để tạo điều kiện cho các tổ chức xãhội phát huy tính tích cực khi tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội.Câu 18Khái niệm, đặc điểm và những nguyên tắc hoat đông công vụ của nhànước (GT)Câu 19 : Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của PL hiệnhànhCán bộCông chứcViên chứcKháiniệmCáchthứchìnhthành,bổ sungCán bộ là công dânViệt Nam, được bầucử, phê chuẩn, bổnhiệm giữ chức vụ,chức danh theo nhiệmkỳ trong cơ quan củaĐảng, Nhà nước, tổchức chính trị – xã hộiở trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện trong biênchế và hưởng lương từngân sách nhà nước.Công chức là công dân Việt Nam,được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trongcơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội ở trung ương, cấp tỉnh,cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyênnghiệp và trong bộ máy lãnh đạo,(Luật cán bộ, công quản lý của đơn vị sự nghiệp côngchức năm 2008, điều lập, trong biên chế, hưởng lươngtừ ngân sách nhà nước; đối với4, khoản 1)công chức trong bộ máy lãnh đạo,quản lý của đơn vị sự nghiệp cônglập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp cônglập theo quy định của pháp luậtViên chức là côngdân Việt Namđược tuyển dụngtheo vị trí việclàm, làm việc tạiđơn vị sự nghiệpcông lập theo chếđộ hợp đồng làmviệc, hưởng lươngtừ quỹ lương củađơn vị sự nghiệpcông lập theo quyđịnh của pháp luật.(Luật viên chứcnăm 2010-Bầu cử, phê chuẩn, Tuyển dụng ( thi tuyển, xét Thi tuyển,bộ nhiệm( bổ nhiệm tuyển ), bổ nhiệm ( bổ nhiệm theo tuyểntheo nhiệm kì)thời hạn đối với các chức vụ, chứcdanh hoặc bổ nhiệm vào ngạch)xétPhân loại Theo cấp hành chính : -Theo ngach được bổ nhiệm: công Theo nghề nghiệpcán bộ TƯ/tỉnh/ huyện chức loại A, B, C, D/xã-Theo vị trí công tác: công chứcgiữ chức vụ lãnh đạo, quản lú vàcông chức không giữ chức vụ lãnhđạo quản lýThờiTheo nhiệm kìSuốt đờiTheo hợp đồnggian làmviệcChế độ Hưởng lương từ ngân Hưởng lương từ ngân sách nhà Hưởng lương từlươngsách nhà nướcnước hoặc quỹ lương của đơn vị quỹ lương của đơnsự nghiệp.vị sự nghiệp.Các hình -Chịu cả trách nhiệmthức chịu chính trị và tráchtráchnhiệm pháp lýnhiệm-Khi vi phạm kỷ luật,cán bộ phải chịu cáchình thức kỷ luật:khiển trách, cảnh cáo,cách chức, bãi nhiệm-Không phải chịu trách nhiệmchính trị.-Khi vi phạm kỷ luật, công chứcphải chịu các hình thức kỷ luật:khiển trách, cảnh cáo, hạ bậclương, giáng chức,cách chức, buộcthôi việcCâu 20: Nội dung chủ yếu của quyền và nghĩa vụ của cán bộ – công chức theoquy định của pháp luật hiện hành ( Điều 8, 9,10, 11, 12,13,14 Luật cán bộ công chức 2008)Câu 21 : Nếu quy định về những điều Cán bộ – công chức không được làmtheo quy định của Luật cán bộ – công chức (Điều 18, 19, 20 Luật cán bộ công chức 2008)Câu 22 : Nêu nhận xét của anh/ chị về phạm vi điều chỉnh của luật Cán bộ công chức năm 2008. Ý nghĩa của luật CB – CC năm 2008 đối với việc quản lýCB-CCNhận xét : Luật Cán bộ – Công chức năm 2008 có phạm vi điều chỉnh rất lớn vàphức tạp. Nội dung luật quy định đầy đủ và cụ thể nhiều vấn đề như :+Đưa ra khái niệm rõ ràng về cán bộ – công chức+Nêu ra các nguyên tắc quản lý cán bộ – công chức+Quy định quyền, nghĩa vụ của cán bộ – công chức đối với Đảng, Nhà nước, Nhândân; nghĩa vụ trong thi hành công vụ+Quy định cụ thể về nghĩa vụ của CB –CC là người đứng đầu+ Quy định những việc CB-CC không được làm+ Quy định các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ- công chức+Quy định về việc sử dụng, quản lý cán bộ – công chức+Quy định về các hình thức khen thưởng, kỷ luật CB –CCÝ nghĩa của luật CB – CC năm 2008 :+Với các chủ thể quản lý cán bộ – công chức : đây là cơ sở để tuyển dụng, sử dụng,đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ – công chức+Với bản thân cán bộ – công chức : giúp cán bộ – công chức hiểu rõ được nhiệmvụ, quyền hạn, những điều được làm và không được làm. Đây là điều kiện để cánbộ – công chức thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động hành chính nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu củangười dân+Với nhân dân : đây là cơ sở để nhân dân thực hiện việc đánh giá với hoạt độngcủa cán bộ – công chức; giúp phát hiện những sai phạm của cán bộ – công chức vàkiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp xử lý.Câu 23 : Khái niệm cán bộ – công chức theo quy định của pháp luật hiện hành.Nêu ý nghĩa của các cách phân loại công chức.-Khái niệm ( Luật CB-CC)-Nêu ý nghĩa của các cách phân loại công chức1. Phân loại theo ngạch được bổ nhiệm :Công chức được phân thành 4 loại A, B, C, D :-Loại A : công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương-Loại B : công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương-Loại C : công chức được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc tương đương-Loại D : công chức được bổ nhiệm ngạch cán sự hoặc nhân viên.Mỗi ngạch bao gồm những tiêu chuẩn nhất định về trình độ học vấn, bằngcấp, thâm niên công tác, những kĩ năng về tin học, ngoại ngữ…Việc phân loại công chức theo ngạch bậc giúp :+Cơ sở để xác định mức lương cho công chức ( hệ số lương được tính theo ngạch,bậc )+Chỉ rõ con đường chức nghiệp cho công chức, để công chức có hướng phấn đấu.+Là cơ sở để sử dụng công chức vào những vị trí phù hợp với trình độ và năng lựcchuyên môn.2. Căn cứ theo vị trí công tácCăn cứ theo vị trí công tác, công chức được chia làm 2 loại+Côn chức giữ chức vụ quản lý lãnh đạo+Công chức chuyên môn, nghiệp vụGiữa công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo và công chức chuyên môn,nghiệp vụ có sự đòi hỏi rất khác nhau về kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, phân loại theocách này sẽ tạo cơ sở để tiến hành hoạt động bồi dưỡng phù hợp với công chức,giúp cho việc tuyển dụng cán bộ công chức luôn “ đúng người, đứng việc”, phùhợp giữa vị trí công việc và năng lực của bản thân.Ngoài ra, trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý và công chứcchuyên môn, nghiệp vụ rất khác nhau. Phân loại công chức theo cách này sẽ giúpquy định rõ ràng, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm; là cơ sở cho việc kiểm tra, đánhgiá cán bộ, công chức.Câu 24 : Các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ, công chức theo quy địnhcủa pháp luật-Các hình thức hình thành, bổ sung cán bộ+Bầu cử+Phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì-Các hình thức hình thành, bổ sung công chức+Tuyển dụng bằng một trong hai cách : thi tuyển hoặc xét tuyển.+Bổ nhiệm theo thời hạn đối với các chức vụ, chức danh hoặc bổ nhiệm vào ngạchCâu 25 : Nêu và phân tích các hình thức sử dụng công chức ( gồm điềuđộng,luân chuyển, biệt phái , chuyển ngạch, đào tạo bồi dưỡng, thôi việc, nghỉhưu)1.Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết địnhchuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vịkhác.+Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chấtchính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.+Việc điều động thường không xác định thời gian cụ thể2. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệmgiữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tụcđược đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.+Luân chuyển là hình thức chỉ áp dụng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo,quản lý ( thường áp dụng cho các vị trí lãnh đạo quản lý mang tính chất “ nhạycảm” hoặc diện trong quy hoạch”+Thời hạn luân chuyển từ 3 đến 5 năm.3.Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làmviệc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.+Thời hạn biệt phái là xác định ( không quá 3 năm )4.Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn nàyđược bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyênmôn, nghiệp vụ.Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn,nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.5. Đào tạo, bồi dưỡng: là hoạt động chuẩn bị, bổ sung, nâng cao kiến thức, kỹ năngcho công chức căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêuchuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.6. Thôi việc : Công chức được hưởng chế độ thôi việc do sắp xếp tổ chức hoặcnguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý. Công chức xin thôi việc theonguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét,quyết định.7.Nghỉ hưu : công chức được nghỉ hưu dựa theo quy định của bộ luật lao động ( khiđủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội)Câu 26.Trách nhiệm của các chủ thể trong việc quản lý, sử dụng cán bộ, côngchức ( Điều 65 , 66, 67, 68, 69 luật Cán bộ – công chức)Câu 27. Trình bày quan niệm về trách nhiệm chính trị đối với Cán bộ và cơchế thực hiện trách nhiệm chính trị ở Việt Nam-Trách nhiệm chính trị với cán bộ : cán bộ giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì,có trách nhiệm về việc hoạch định chính sách, chỉ ra những định hướng chungtrong quản lý và là cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Vì vậy, cánbộ phải chịu trách nhiệm về những chính sách, định hướng do mình ban hành ( chịutrách nhiệm về chính sách chứ không chịu trách nhiệm về hành vi). Đây chính là “trách nhiệm chính trị” của cán bộ,-Cơ chế thực hiện trách nhiệm chính trị với cán bộ ở Việt Nam: đó là việc thể hiệnsự bất tín nhiệm với cán bộ thông qua việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Hiện nay, chúngta đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ, chứcdanh do quốc hội và HĐND bầu.Câu 28. Phân biệt trách nhiệm chính trị với trách nhiệm pháp lý, cho VDminh họa.Trách nhiệm chính trịTrách nhiệm pháp lýLà trách nhiệm trước cử triLà trách nhiệm trước pháp luậtPhát sinh khi các chính sách ban hành Phát sinh khi có vi phạm pháp hoặc cókhông tạo hiệu quả như mong đợi, thiệt hại xảy ra do những nguyên nhânkhông tạo được sự tín nhiệm của cử trikhác được pháp luật quy định.Không gắn với các biện pháp cưỡng chếGăn với các biện pháp cưỡng chếThể hiện sự lên án, bất tín nhiệm của cư Thể hiện sự lên án của nhà nước đối vớitri vào các chính sách do nhà nước ban các hành vi VPPLhànhVd : Bộ trưởng bộ GTVT phải chịu Vd : Ông A – chủ tịch UBND huyện cótrách nhiệm chính trị trước Quốc hội, cử hành vi nhận hối lộ. Ông B phải chịutri khi các chính sách về giảm thiểu tai trách nhiệm pháp lý ( bị xử lý theo quynạn giao thông không đạt hiệu quả. Bộtrưởng bộ GTVT chịu TN chính trị là định pháp luật) về hành vi của mìnhmất đi sự tín nhiệm của cử tri.Câu 29. Trình bày khái niệm, đặc điểm và căn cứ của trách nhiệm công chức(giáo trình )Câu 30. Các hình thức trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ – công chức theoquy định pháp luật hiện hành.Công chức phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp lý :+Trách nhiệm kỷ luật ( Điều 79, 80 luật CB-CC)+Trách nhiệm vật chất : cán bộ, công chức phải bồi thường vật chất do hành vi viphạm của mình gây ra.+Trách nhiệm hành chính: CB – CC có thể bị truy cứu trách nhiệm hành chính khicó các hành vi vi phạm các quy tắc quản lý HCNN+Trách nhiệm hình sự : CB – CC có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có cáchành vi phạm tộiCâu 31. Trách nhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức theo pháp luật hiệnhành.Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý thường gặp nhất trong quản lý hànhchính nhà nước. Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật trước hết là những hành vi vi phạmkỷ luật. Đó là những hành vi có lỗi, vi phạm các quy tắc. nghĩa vụ hoạt động côngvụ của cán bộ, công chắc nhà nước nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hìnhsự. Cụ thể, theo Luật cán bộ công chức năm 2008:Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm:a) Khiển trách;b) Cảnh cáo;c) Cách chức;d) Bãi nhiệm.Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức gồm:a) Khiển trách;b) Cảnh cáo;c) Hạ bậc lương;d) Giáng chức;đ) Cách chức;e) Buộc thôi việc.Theo quy định chung của pháp luật, chỉ xử lý một lần đối với mỗi vi phạm kỷ luật.Nhưng không loại trừ khả năng truy cứu trách nhiệm vật chất, nếu hành vi vi phạmkỷ luật gây ra thiệt hại vật chất. Cán bộ, công chức phải bồi thường vật chất dohành vi vi phạm của mình gây ra trong quá trình hoạt động công vụ. Có 2 mức bồithường vật chất: bồi thường có giới hạn và bồi thường toàn bộ.Câu 32. Trình bày quy trình kỷ luật cán bộ, công chức. Điểm khác biệt giữa 2quy trình nàyQuy trình kỷ luât công chức : xem chi tiết tại Nghị đinh số: 34/2011/NĐ-CP củaChính phủ “Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức”. Cần tập trung 1 số nộidung cơ bản sau :Bước 1 : Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức chịu trách nhiệm tổ chứccuộc họp để công chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận hìnhthức kỷ luật.Bước 2: Họp hội đồng kỷ luật-Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tưvấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm phápluật, trừ các trường hợp :+Công chức có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo;+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kếtluận về hành vi vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấpquản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.- Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệutập họp phải được gửi tới công chức có hành vi vi phạm pháp luật. Công chức cóhành vi vi phạm pháp luật vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp côngchức có hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đếnlần thứ 3 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu công chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồngkỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;-Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội nơi công chức có hành vi vi phạm pháp luật đang công tác dự họp. Ngườiđược mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưngkhông được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;-Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liênquan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;-Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm có bản tự kiểm điểm, trích ngangsơ yếu lý lịch của công chức có hành vi vi phạm pháp luật, biên bản cuộc họp kiểmđiểm của cơ quan sử dụng công chức và các tài liệu khác có liên quan.Trình tự họp:a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự.b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của côngchức có hành vi vi phạm pháp luật và các tài liệu khác có liên quan;c) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu công chứccó hành vi vi phạm pháp luật vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay, nếucông chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồngkỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại Khoản này;d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;đ)Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp phát biểu ý kiến;e) Công chức có hành vi vi phạm pháp luật phát biểu ý kiến; nếu công chức cóhành vi vi phạm pháp luật không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷluật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại Khoản này;g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bảncuộc họp;i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật ký vào biênbản cuộc họp.- Trường hợp nhiều công chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi viphạm pháp luật thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối vớitừng công chức.Bước 3. Quyết định kỷ luật-Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luậtphải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồngkỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật-Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hộiđồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họpkiểm điểm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong trường hợp không thành lậpHội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặckết luận công chức không vi phạm pháp luậtCông chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quyđịnh của pháp luật về khiếu nại.Quy trình kỷ luật cán bộ :- Theo NĐ 35/2005/NĐ-CP về Xử lý kỷ luật với cán bộ, công chức với và các vănbản có liên quan đối với cán bộ cụ thể cho những chủ thể khác nhau có thẩm quyềnquản lý .-Lưu ý : với cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thì quy trình kỷ luật tuân theonhững quy định chung của Bộ chính trị, ban bí thư và các chủ thể có thẩm quyềnquản lý.Câu 33. Khái niệm và đặc điểm của phương pháp quản lý hành chính nhànước? Có mấy loại phương pháp quản lý hành chính nhà nước?Khái niệm: Phương pháp quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước là nhữngphương thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để tác động lên khách thể quản lý