ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO – Tài liệu text
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN)
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.34 KB, 40 trang )
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN HỆ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG SƯ PHẠM KHOA CƠ BẢN)
Số tín chỉ: 02
Lý thuyết: 24
Bài tập, thảo luận: 06
1
CHƯƠNG 1
Một số vấn đề cơ bản về quản lí hành chính nhà nước, công vụ và công chức
Số tiết: 06 (Lý thuyết:05; bài tập, thảo luận: 01 )
A. MỤC TIÊU
– Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành
Giáo dục và Đào tạo, pháp lệnh cán bộ , công chức…
– Giúp sinh viên liên hệ những nội dung đã học vào thực tế của địa phương và trường mầm non,
tiểu học và trung học.
– Hình thành cho học sinh sự cần thiết và có ý thức nghiên cứu nội dung môn học.
B. NỘI DUNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
1.1.1. Lý luận chung về nhà nước và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.1.1. Nguồn gốc của nhà nước.
– Nhà nước xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một trình độ nhất định.
– Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới sự dư thừa sản phẩm làm cho những người có
quyền hành trong thị tộc, bộ lạc muốn chiếm đoạt làm của riêng. Họ lợi dụng quyền lực trong tay
để thực hiện khát vọng đó. Đây là nguyên nhân thúc đẩy sự phân hoá xã hội. Khi giai cấp xuất
hiện, mâu thuẫn đối kháng giai cấp cũng xuất hiện và ngày càng phát triển tăng lên. Cuộc đấu
tranh giai cấp có nguy cơ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt cả xã hội. Để điều đó không xảy ra, một
cơ quan đặc biệt ra đời, đó là nhà nước.
1.1.1.2. Bản chất của nhà nước.
– Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp đang thống trị về kinh tế, nhằm bảo vệ trật tự đang
có và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.
– Nhà nước có hai tính chất quan trọng
+ Tính giai cấp
+ Tính xã hội
1.1.1.3. Đặc trưng của nhà nước
– Nhà nước là bộ máy quản lí dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.
– Nhà nước thiết lập một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế
đối với mọi thành viên trong xã hội.
– Nhà nước ban hành một hệ thống thuế khoá để tạo nguồn ngân sách nuôi bộ máy nhà nước.
1.1.1.4. Chức năng của nhà nước.
a. Tiếp cận nhà nước từ góc độ quyền lực chính trị thì nhà nước có hai chức năng là:
– Chức năng công cụ thống trị giai cấp
– Chức năng xã hội
b. Tiếp cận nhà nước từ phạm vi tác động của quyền lực thì nhà nước có hai chức năng:
– Chức năng đối nội
– Chức năng đối ngoại
1.1.1.5. Các kiểu nhà nước.
– Nhà nước Chủ nô
– Nhà nước Phong kiến
2
– Nhà nước tư sản
– Nhà nước XHCN.
1.1.1.6. Hình thức nhà nước
– Hình thức chính thể quân chủ có hai loại
+ Chính thể quân chủ tuyệt đối
+ Chính thể quân chủ hạn chế
– Hình thức chính thể cộng hoà. Chính thể cộng hoà có hai hình thức
+ Chính thể Cộng hoà dân chủ.
+ Chính thể Cộng hoà quí tộc.
– Có hai hình thức cấu trúc chủ yếu của nhà nước là:
+ Hình thức nhà nước đơn nhất (một thành viên)
+ Hình thức nhà nước liên bang (Từ hai thành viên trở lên)
1.1.1.7. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ra đời là kết quả cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
1.1.1.8.Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
– Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước và các đoàn thể
quần chúng mang tính chất chính trị
– ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.
– Nhà nước CHXHCNVN là “Cột trụ của hệ thống chính trị”. Nhà nước vừa là cơ quan quyền
lực, vừa là bộ máy chính trị- hành chính, vừa là cơ quan quản lí văn hoá xã hội của nhân dân.
– Các đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị, các tổ chức xã hội – chính trị, đại diện cho
các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng thể chế chính trị và quản lí nhà nước
b. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN
– Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân
– Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước có tính giai cấp, quản lí xã hội bằng pháp luật, theo
pháp luật và nêu cao vai trò của pháp chế.
– Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân gắn bó chặt chẽ với dân tộc, nhân dân.
– Nhà nước pháp quyền XHCNVN thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, cán bộ
công chức nhà nước là công bộc của dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.
c. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCNVN.
– Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.
– Nguyên tắc nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
– Nguyên tắc tập trung dân chủ
– Nguyên tắc pháp chế
d. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCNVN.
– Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước
CHXHCNVN ( Điều 83, hiến pháp 1992)
– Chủ tịch Nước Là người đứng đầu nhà nước thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội, đối ngoại
(Điều 101, hiến pháp 1992). Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra
– Chính phủ: Là cơ quan quyền lực hành pháp cao nhất; Chính phủ gồm có Thủ tướng, các PTT,
các Bộ trưởng và các thành viên khác. Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong kì họp thứ nhất của
mỗi khoá Quốc hội.
3
– Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hệ thống thực hiện quyền tư pháp.
– Cơ quan chính quyền địa phương: Gồm có Hội Đồng Nhân Dân và Uỷ Ban Nhân Dân
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lí hành chính Nhà nước
1.1.2.1 Khái niệm Quản lí hành chính Nhà nước
a. Khái niệm quản lý
– Theo góc độ chính trị xã hội: Quản lí được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Cơ chế
đúng thì xã hội phát triển, ngược lại thì xã hội chậm phát triển hoặc rối ren.
– Theo góc độ hành động: Quản lí được hiểu là chỉ huy điều khiển, điều hành. Quản lí là sự tác
động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn
các quy trình xã hội và hành vi cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với qui
luật khách quan
b. Khái niệm quản lí nhà nước:
– Quản lí nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước.
– Phân biệt khái niệm: Quản lí nhà nước và nhà nước quản lí
+ Quản lí nhà nước là dạng quản lí xã hội thực thi quyền lực nhà nước, dạng quản lí này được
thể hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Nhà nước quản lí là nói đến chủ thể quản lí, đó là hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước,
trong đó có các cơ quan hành chính nhà nước
c. Hành chính nhà nước
– Hành chính là một hoạt động xã hội rộng và rất phức tạp
– Theo nghĩa rộng, hành chính: Là sự thực thi chính sách và pháp luật của Chính phủ. Chủ thể
quản lí là nhà nước
– Theo nghĩa hẹp, hành chính: Là công tác hành chính của các cơ quan nhà nước ở địa phương
như quản lí hộ tịch, hộ khẩu, an ninh
– Nhà nước quản lí hành chính bằng pháp luật, còn hành chính nhà nước là hành pháp trong hành
động, là sự thực thi pháp luật trong quản lí, điều hành mọi lĩnh vực đời sống của đất nước.
d. Nền hành chính nhà nước (hành chính công) là tổng thể cơ chế được cấu thành bởi 3 yếu tố
sau:
– Một là, hệ thống thể chế quản lí xã hội theo pháp luật gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh
– Hai là, Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.
– Ba là, đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước, chế độ công vụ, quy chế công chức
e. Quản lí hành chính Nhà nước
– Quản lí hành chính Nhà nước là sự tác động có tổ chức, là sự điều chỉnh bằng quyền lực Nhà
nước đối với các quá trình và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan có tư cách pháp
nhân, công pháp trong hệ thống hành pháp.
– Quản lí hành chính nhà nước có 3 nội dung:
+ Quản lí hành chính nhà nước có quyền hành pháp trong hành động.
+ Quản lí hành chính nhà nước tổ chức và điều chỉnh các mối quan hệ và hành vi hoạt động của
công dân bằng việc ra các quyết định hành chính mang tính qui phạm hành chính phục vụ cho
các nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo và quản lí đất nước.
+ Quản lí hành chính nhà nước là pháp nhân công pháp, là hệ thống thiết chế tổ chức hành chính
nhà nước.
1.1.2.2. Những tính chất chủ yếu của nền hành chính Nhà nước CHXHCNVN
a. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trị
4
b. Tính pháp luật
c. Tính thường xuyên, ổn định và thích nghi
d.Tính chuyên môn hoá nghiệp vụ cao
e. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ
g.Tính không vụ lợi
h.Tính nhân đạo
1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính Việt nam (7 nguyên tắc)
a. Dựa vào dân, do dân, vì dân
b. Quản lí theo pháp luật
c.Tập trung dân chủ
d. Kết hợp chế độ làm việc dân chủ với chế độ thủ trưởng
e. Kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổ
g. Phân biệt quản lí Nhà nước với quản lí kinh doanh
h. Phân biệt quản lí điều hành với quản lí tài phán
1.1.2.4. Nội dung và qui trình chủ yếu của quản lí Nhà nước Việt Nam
a. Nội dung hoạt động chủ yếu của quản lí hành chính nhà nước
– Quản lí hành chính nhà nước về kinh tế, văn hoá, xã hội
– Quản lí hành chính nhà nước về an ninh quốc phòng
– Quản lí hành chính nhà nước về ngoại giao
– Quản lí hành chính nhà nước về ngân hàng, tài chính ngân sách Nhà nước, kế toán
– Quản lí hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
– Quản lí hành chính nhà nước về các nguồn nhân lực
– Quản lí hành chính nhà nước về công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về qui chế, chế
độ, chính sách
– Quản lí hành chính nhà nước và phát triển công nghệ tin học trong hoạt động QLHC.
b. Qui trình của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước gồm các bước sau:
– Lập kế hoạch
– Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
– Bố trí nhân sự
– Ra quyết định hành chính
– Lập ngân sách
– Kiểm tra, tổng kết đánh giá.
1.1.2.5. Công cụ, hình thức và phương pháp QLHCNN
a. Các công cụ của quản lí hành chính nhà nước
– Công sở: Trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước
– Công vụ: Là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước
– Công chức: Là người thực hiện công vụ, được hưởng lương và phụ ấp theo công việc được giao
từ ngân sách nhà nước
– Công sản là ngân sách, là vốn, là kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để cơ quan hoạt động.
– Quyết định quản lí hành chính nhà nước
b. Hình thức quản lí hành chính nhà nước
– Ra văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính
– Hội nghị
5
– Hoạt động thông tin điều hành bằng các phương tiện kỹ thuât hiện đại như ghi âm, điện thoại,
vô tuyến, máy điện toán, Internet
c. Phương pháp quản lí hành chính nhà nước
– Các phương pháp khoa học khác của cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong công tác :
Phương pháp kế hoạch hoá, phương pháp thống kê, phương pháp toán học hoá, phương pháp tâm
lí- xã hội học, phương pháp sinh lí học
b. Phương pháp của quản lí hành chính
+ Phương pháp tổ chức
+Phương pháp kinh tế
+ Phương pháp hành chính
c. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước
Hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước có liên quan đến quyền lực, năng lực, kết quả và
chi phí quản lí.
1.1.3. Quản lí Nhà nước về Giáo dục – Đào tạo
1.1.3.1. Khái niệm quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo
– Quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo chính là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công để
điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội để
thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.
– Chủ thể quản lí nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực Nhà nước
– Đối tượng của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo về tổng thể là hệ thống giáo dục quốc
dân, là mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước.
– Mục tiêu quản lí Nhà nước về GD&ĐT là bảo đảm trật tự kỉ cương trong các hoạt động
GD&ĐT để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát
triển nhân cách công dân.
1.1.3.2.Tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí nhà nước về Giáo dục- Đào tạo
a. Tính chất của quản lí nhà nước về GD&ĐT
– Tính lệ thuộc vào chính trị: Phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chính trị
– Tính xã hội: GD là sự nhiệp của nhà nước và của toàn xã hội
– Tính pháp quyền: Quản lí nhà nước bằng pháp luật, tuân thủ hành lang pháp lí
– Tính chuyên môn nghiệp vụ
– Tính hiệu lực, hiệu quả: Lấyhiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá cán bộ công chức.
b. Đặc điểm của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo
– Kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong các hoạt động quản lí giáo dục
– Tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí
– Kết hợp nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lí nhà nước về GD&ĐT
c. Nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục – đào tạo
– Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ
– Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí GD&ĐT
Phát huy quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí và các văn bản pháp quy trong
hoạt động quản lí giáo dục, đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo
1.1.3.3. Nội dung quản lí hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo gồm 4 nội dung:
– Một là hoạch định chính sách giáo dục và đào tạo, thực hiện quyền hành pháp trong quản lí GD
– Hai là tổ chức bộ máy quản lí giáo dục
– Ba là huy động và quản lí các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục
6
– Bốn là thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỉ cương pháp luật trong hoạt động quản lí
giáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục
1.1.3.4. Bộ máy quản lí GD&ĐT
a. Khái niệm về cơ cấu tổ chức quản lí
Là tập hợp các bộ phận có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có chức năng,
quyền hạn nhất định nhằm thực hiện chức năng quản lí
b.Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lí
– Cơ cấu trực tuyến : chỉ rõ mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới( trực tiếp)
– Cơ cấu chức năng :
– Cơ cấu trực tuyến – tham mưu
– Cơ cấu trực tuyến – chức năng
– Cơ cấu chương trình- mục tiêu
c. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản lí
d. Phương pháp xây dựng tổ chức quản lí
1.1.3.5.Quá trình phát triển hệ thống quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt nam và xu
hướng đổi mới
a. Quá trình phát triển
– Cải cách giáo dục lần thứ nhất: vào tháng 7/1950, với hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm
– Cải cách giáo dục lần thứ hai: vào tháng 5/1956, hệ thống giáo dục phổ thông gồm 10 năm:
+ Cấp 1: 4 năm( Lớp1,2,3,4, không kể vỡ lòng)
+ Cấp 2: 3 năm (lớp 5,6,7)
+ Cấp 3: 3 năm (lớp 8,9,10)
– Cải cách giáo dục lần thứ ba: vào năm 1979, giáo dục phổ thông gồm 12 năm
+ Cấp I: 5 năm(lớp1-lớp 5)
+ Cấp II: 4 năm( lớp 6- lớp 9)
Cấp I và cấp II thành trường PTCS
+Cấp III: 3 năm(lớp10-lớp12) còn gọi là trường phổ thông trung học
– Theo luật Giáo dục năm 1998, hệ thống GD có cấu trúc hoàn chỉnh như sau:
+ Giáo dục MN( nhà trẻ, Mẫu giáo)
+ Giáo dục phổ thông: ( giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)
+ Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề
+ Giáo dục đại học và sau đại học(cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)
+ Giáo dục không chính quy(giáo dục thường xuyên)
c. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo.
– Hệ thống các cơ quan quản lí Nhà nước về giáo dục.
Chính phủ
Bộ GD&ĐT UBND tỉnh
Sở GD&ĐT UBND huyện
Phòng GD
1.2. Công vụ, công chức và pháp lệnh cán bộ công chức
7
1.2.1. Công vụ và những nguyên tắc của côngvụ
1.2.1.1. Khái niệm về công vụ
Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lí được thực thi bởi đội ngũ công
chức thực hiện các chức năng của nhà nước trong quá trình quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.
1.2.1.2. Nôi dung của công vụ để thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:
– Quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội
– Thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm kỉ cương xã hội
– Quản lí tài sản công và ngân sách nhà nước, xây dựng một nền tài chính vững mạnh, hiệu quả
1.2.1.3. Tính đặc thù của công vụ
– Hoạt động của công vụ được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước
– Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức, tuân thủ những quy chế bắt buộc theo trật tự có
tính thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục.
– Công chức là người đại diện cho Nhà nước, có quyền và nghĩa vụ quy định theo pháp luật.
– Công dân và các tổ chức kinh tế – xã hội khác được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép.
1.2.1.4. Các nguyên tắc của công vụ
– Nguyên tắc phục vụ nhân dân vô điều kiện
– Nguyên tắc tập trung dân chủ
– Nguyên tắc kế hoạch hoá
– Nguyên tắc pháp chế
1.2.2 Hoạt động công vụ
– Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của công chức trong các công
sở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân.
– Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân và người nước ngoài
– Hoạt động công vụ tuân thủ nguyên tắc thống nhất, công khai, đúng pháp luật, đúng thẩm
quyền và chịu trách nhiệm cá nhân.
– Hoạt động công vụ bao gồm:
+ Tổ chức công sở
+ Trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ
+ Quan hệ trong công vụ công sở và giữa các công sở
1.2.3. Một số vấn đề về cán bộ công chức, pháp lệnh cán bộ công chức
1.2.3.1. Khái niệm cán bộ công chức
Cán bộ công chức là những người hội đủ các tiêu chí sau:
– Là công dân Việt Nam, cư trú thường xuyên tại Việt Nam.
– Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên được phân loại theo trình
độ đào tạo, ngành chuyên môn.
– Được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan Nhà nước, mỗi ngạch có tiêu
chuẩn nghiệp vụ riêng.
– Trong biên chế Nhà nước
– Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
1.2.3.2. Phân loại cán bộ công chức: Có 2 cách
a. Cách 1: Phân loại theo trình độ, gồm có:
– Loại A: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên
– Loại B: Trình độ chuyên môn từ bậc THCN, CĐ
– Loại C: Trình độ chuyên môn từ bậc sơ cấp
8
– Loại D: Trình độ chuyên môn từ bậc dưới sơ cấp
b. Cách 2: Phân loại theo vị trí công chức, gồm có:
– Công chức theo lãnh đạo (chỉ huy và điều hành)
– Công chức chuyên môn nghiệp vụ
1.2.3.3. Những nội dung cơ bản của pháp lệnh cán bộ – công chức
a. Những quy định chung
– Cán bộ, công chức được quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế thỏa
mãn các điều a,b,c,d,e,g,h theo pháp lệnh cán bộ công chức
b. Một số nội dung chủ yếu
– Pháp lệnh cán bộ, công chức với tư cách là một văn bản pháp luật, là văn bản khung làm cơ sở
cho sự phát triển khung pháp lí đối với hệ thống quản lí nhân sự của Đảng và Nhà nước ta.
– Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời là sự thể chế hóa đường lối, chính sách cán bộ của Đảng và
Nhà nước ta trong tình hình mới, là cơ sở để xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm
chất, tài năng, hết lòng phục vụ nhân dân, là công bộc của nhân dân.
1.2.3.4. Nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ công chức.
a. Nghĩa vụ của cán bộ công chức:
– Trung thành với Nhà nước CHXHCNVN, bảo vệ an toàn danh dự và lợi ích quốc gia.
– Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Thi hành nhiệm vụ, công vụ theo qui định của Pháp luật.
– Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân
– Liên hệ chặt chẽ với nhân dân…chịu sự giám sát của nhân dân.
– Có nếp sống lành mạnh, không được quan liêu hách dịch, cửa quyền tham nhũng.
– Có ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm trong công tác. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy cơ quan,
giữ gìn bảo vệ của công, bí mật nhà nước
– Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
– Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
b. Quyền lợi của cán bộ công chức
– Hưởng các quyền lợi như những người lao động được qui định trong Bộ luật lao động.
– Quyền nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
– Được nghỉ chế độ trợ cấp BHXH, ốm đau, thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất
– Cán bộ công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi qui định tại khoản 2, Điều
109,111,113 của Bộ luật lao động
– Ngoài ra, cán bộ công chức còn có một số quyền lợi khác tại các Điều 10,11,12,13,14 của Pháp
lệnh cán bộ công chức.
1.2.3.5. Những việc cán bộ công chức không được làm
Đó là các điều 15,16,17,18,19,20 trong Pháp lệnh cán bộ công chức.
1.2.3.6. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ- công chức
a. Công tác tuyển dụng: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, công khai, khách quan, xuất phát từ
nhu cầu thực tế, chất lượng, ưu tiên
b. Đào tạo, bồi dưỡng
c. Điều động, biệt phái
d. Hưu trí, thôi việc
e. Quản lí cán bộ công chức:
– Ban hành các văn bản pháp luật, Điều lệ, Qui chế về cán bộ công chức
9
– Lập qui hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.
– Quyết định biên chế cán bộ công chức.
– Tổ chức thực hiện việc quản lí, sử dụng và phân cấp quản lí cán bộ công chức.
– Ban hành qui chế thi tuyển, thi nâng ngạch.
– Đào tạo, bồi dưỡng đánh giá cán bộ công chức.
– Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉ
luật đối với cán bộ công chức.
– Thực hiện thống kê cán bộ công chức.
– Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các qui định về cán bộ công chức
– Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ công chức.
1.2.3.7. Công tác khen thưởng và xử lí kỉ luật
a. Khen thưởng.
Điều 37 Pháp lệnh cán bộ công chức, qui định 5 hình thức khen thưởng:
– Giấy khen
– Bằng khen
– Danh hiệu vinh hiệu nhà nước
– Huy chương
– Huân chương
b. Xử lí vi phạm
Điều 39 Pháp lệnh cán bộ công chức, qui định 6 hình thức xủ lí vi phạm CBCC
– Khiển trách
– Cảnh cáo
– Hạ bậc lương
– Hạ ngạch
– Cách chức
– Buộc thôi việc
1.3. Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của giáo viên
1.3.1. Giáo viên Mầm non
– Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở
giáo dục khác thuộc công lập, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng
72 tháng tuổi.
– Mục tiêu của giáo dục MN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.
– Thực hiện nghiêm túc nội qui, qui chế của nhà trẻ, trường MG, thực hiện đầy đủ chương trình,
kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với từng nhà trẻ, trường Mẫu giáo.
– Thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục MN, nhiệm vụ của Nhà giáo theo
qui định của Luật Giáo dục.
– Trình độ chuẩn được đào tạo: Có bằng TN THSP.
– Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng phụ cấp nghề
nghiệp và các phụ cấp khác theo qui định của Chính phủ.
1.3.2. Giáo viên tiểu học
– Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở
giáo dục khác thuộc công lập, thực hiện theo quy định của Luật GD và điều lệ nhà trường nhằm
10
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sịnh tiếp tục học trung học cơ sở
– Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo bậc học và chương trình của lớp được
phân công. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các hoạt động GD
– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc qui chế, nội quy và các quy định khác của ngành GD&ĐT như
soạn bà, chấm bài, phụ đạo, coi thi, đánh giá xếp loại học sinh
– Thực hiện mục tiêu phổ thông và những yêu cầu về nội dung, phương pháp GDPT và nhiệm vụ
của nhà giáo theo qui định của Luật Giáo dục.
– Trình độ chuẩn được đào tạo: Có bằng TN THSP.
– Được cử đi học nâng cao trình độ, được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theo
qui định của Chính phủ.
1.3.3. Giáo viên phổ thông
– Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh ở trường trung học công
lập ( Gồm THCS và THPT)
– Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, chương trình và kế hoạch đào tạo cấp học do Bộ
GD&ĐT ban hành
– Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc qui chế, nội quy như soạn bài, chấm bài, phụ đạo, coi thi, đánh
giá xếp loại học sinh và các chế độ khác của ngành
-Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nguyên lí GD theo qui định của Luật Giáo dục và điều lệ
trường trung học.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Phạm Viết Vượng (chủ biên), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và
đào tạo, NXB ĐHSP 2005
[2] Luật Giáo dục 2009, NXBGD
[3] Chiến lược phát triển giáo dục VN 2011 -2020
[4] Điều lệ trường Mầm Non hiện hành
[5] Điều lệ trường Tiểu học hiện hành
[6] Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học hiện hành.
[7] Phạm Viết Vượng, Quản lý hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo, NXB
ĐHSP 2003
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN.
1. Tại sao nói nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân?
2. Kiến thức về công vụ, công chức, pháp lệnh cán bộ, công chức có vai trò gì đối với anh (chi)?
Phân tích quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công chức ? Nêu hướng phấn đấu của anh (chị) để trở
thành một cán bộ, công chức trong tương lai ?
3. Phân tích tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của giáo viên phổ thông từ đó rút ra kết luận sư
phạm cần thiết ?
11
CHƯƠNG 2
Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo
Số tiết: 06 (Lý thuyết: 05; bài tập, thảo luận:01 )
A. MỤC TIÊU
– Giúp cho sinh viên nắm chắc những kiến thức cơ bản của chương: Vấn đề cần giải quyết trong
giáo dục đào tạo; Quan điểm chỉ đạo về đổi mới GD&ĐT; Định hướng chiến lược GD&ĐT thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
– Giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào lí giải các vấn đề thực tiễn giáo dục.
– Giúp cho sinh viên có động cơ thái độ học tập đúng đắn, yêu thích môn học.
B. NỘI DUNG
2.1. Tình hình GDVN giai đoạn 2001 – 2010
2.1.1. Những thành tựu
a. Thành tựu
– Mạng lưới trường lớp
+ Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp
+ Đã ngăn chặn được sự giảm sút qui mô trường lớp và có bước tăng trưởng khá
– Chất lượng GD&ĐT
+ Bước đầu có tiến bộ trên một số mặt về các môn khoa học tự nhiên và kĩ thuật.
+ Số học sinh khá giỏi, số học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và quốc tế ngày càng tăng.
– Trong GD&ĐT đã xuất hiện một số nhân tố mới. ở nhiều nơi đã hình thành phong trào học tập
sôi nổi của cán bộ và nhân dân, nhất là thanh niên
– Công bằng xã hội trong tiếp cận GD được cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số
– Công tác quản lý GD có bước chuyển biến tích cực theo hướng khắc phục các tiêu cực trong
ngành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; Đổi mới cơ chế tài chính của ngành
GD; tăng cường phân cấp quản lý GD, quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở GD; ứng dụng
công nghệ thông tin rộng rãi ; hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo;
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục; đẩy
mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành; mở rộng môi trường giáo dục thân thiện, khuyến
khích tính tích cực, chủ động trong học sinh, sinh viên; đổi mới và tăng cường giáo dục truyền
thống và văn hóa dân tộc.
– Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng,
từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát
triển các cấp học và trình độ đào tạo.
– Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chi
ngân sách năm 2010.
– Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp và đại học.
– Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện.
b. Nguyên nhân của các thành tựu:
12
– Sự lãnh đạo của Đảng, quan tâm của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính
quyền các cấp; sự quan tâm, tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoài
nước, của toàn dân đối với giáo dục đã quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục.
– Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân được cải
thiện và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi cho phát triển giáo
dục. Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục tăng qua các năm.
– Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và
quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ
giáo dục. Các thế hệ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở mọi miền Tổ quốc, đặc biệt
ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đóng góp công sức to lớn
cho sự nghiệp trồng người.
– Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng
dòng họ, từng địa phương, từng cộng đồng dân cư.
2.1.2. Những bất cập và yếu kém
a. Những bất cập và yếu kém
– Hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính thống nhất, thiếu liên thông giữa một số cấp học và một
số trình độ đào tạo, chưa có khung trình độ quốc gia về giáo dục. Tình trạng mất cân đối trong
cơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhu
cầu nhân lực của xã hội. Số lượng các cơ sở đào tạo, quy mô tăng nhưng các điều kiện đảm bảo
chất lượng chưa tương xứng. Một số chỉ tiêu chưa đạt được mức đề ra trong Chiến lược phát
triển giáo dục 2001 – 2010, như: tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học và trung
học cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp.
– Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so
với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyết
tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệp
của học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệch
lạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên.
– Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo,
phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn
quản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ,
chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các bộ, ngành, địa phương
chưa chặt chẽ. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý;
hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chưa tập trung cao cho
những mục tiêu ưu tiên; phần chi cho hoạt động chuyên môn còn thấp. Quyền tự chủ và trách
nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định đầy đủ, sát thực.
– Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong
thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên
môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp; tỷ lệ sinh viên trên
giảng viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.Vẫn còn
một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm
huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trong
xã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Các chế độ
chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp
theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được
13
động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục.
– Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được
đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phù
hợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng người
học; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo
nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực
hành của học sinh, sinh viên.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu. Vẫn còn tình trạng phòng học tạm
tranh tre, nứa lá ở mầm non và phổ thông, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện, phòng thí
nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng, chủng loại và
chất lượng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ở các trường đại học. Quỹ đất
dành cho các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn quy định.
– Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứng
kịp các yêu cầu phát triển giáo dục. Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học trong các
trường đại học còn thấp; chưa gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất.
b. Nguyên nhân của những bất cập và yếu kém
– Quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển” chưa thực sự được thấm nhuần và thể hiện trên thực tế; không ít cấp ủy Đảng và chính
quyền chưa quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng về phát triển giáo dục và chưa quan tâm đúng
mức trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.
– Tư duy về giáo dục chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận mới về phát triển giáo dục trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứu
đầy đủ. Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập
trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ và thiếu chiến lược, quy
hoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các bộ ngành, địa phương; thiếu quy hoạch mạng lưới
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực sau đào tạo còn
nhiều bất cập.
– Những tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục. Quá trình hội
nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội, nhưng cũng đưa đến nhiều thách thức lớn đối với giáo
dục. Trong xã hội, tâm lý khoa cử, sính bằng cấp, bệnh thành tích vẫn chi phối việc dạy, học và
thi. Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều tác động tiêu cực đến giáo dục. Nhu cầu học tập
của nhân dân và đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng
của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước còn hạn chế.
2.2 Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta giai đoạn 2011- 2020
2.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
– Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và
phức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng
khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triển
mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.
– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ
cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc
14
tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến
lược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân,
gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sự
phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thời
cũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.
2.2.2. Thời cơ và thách thức
a. Thời cơ:
– Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế – xã
hội. Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội 2011 – 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng,
cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ
bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.
– Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ra
những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo
dục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cá
nhân người học.
– Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội
thuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ
các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.
b.Thách thức:
– Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa
các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn
đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa
các vùng miền và cho các đối tượng người học.
– Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế,
trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.
– Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các
nước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những
vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản
sắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt ra
yêu cầu phải đổi mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triển
giáo dục.
2.3. Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo
2.3.1. Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò
các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là
đầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư
và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và
các đối tượng đặc thù.
2.3.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội
15
trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thời
tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một
bước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập,
tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số,
người nghèo, con em diện chính sách.
2.3.3. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,
dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng,
đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi
người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.
2.3.4. Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ
vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáo
dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời
các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.
2.4. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020
2.4.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao
một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực
hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm
bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước
hình thành xã hội học tập.
2.4.2. Mục tiêu cụ thể
a) Giáo dục mầm non
Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020,
có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục
tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non
giảm xuống dưới 10%.
b) Giáo dục phổ thông
Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ
năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.
Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh
niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em
khuyết tật được đi học.
c) Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và
trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế –
xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân,
đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp,
năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và
một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.
16
Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệ
sinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 – 400.
d) Giáo dục thường xuyên
Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với
hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập. Chất lượng giáo dục
thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm
hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.
Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ
15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.
2.5. Các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020
Để đạt được mục tiêu chiến lược, cần thực hiện tốt 8 giải pháp, trong đó các giải pháp 1 là giải
pháp đột phá và giải pháp 2 là giải pháp then chốt.
2.5.1. Đổi mới quản lý giáo dục
a) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khai
thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
b) Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khai
cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theo
hướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường công
tác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi với
hoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổ
chức chính trị xã hội và nhân dân.
Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy,
giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánh
giá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáo
dục.
c) Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dục
tương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo phân luồng trong hệ thống, đặc
biệt là phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các chương trình
giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhân
lực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
d) Phân loại chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học theo các tiêu chuẩn
chất lượng quốc gia, các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn phải có lộ trình để tiến tới đạt chuẩn; chú
trọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất lượng cao để đào tạo bồi dưỡng các
tài năng, nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế – xã hội.
đ) Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát
triển nhân lực của từng ngành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển kinh
tế – xã hội, quốc phòng – an ninh.
e) Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất
lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoa
học quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục,
các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã
hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng
17
giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo và
kiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học.
g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo
dục ở các cấp.
2.5.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
a) Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và
phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây
dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng
đào tạo giáo viên.
b) Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dục
mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học
đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.
c) Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm
gương cho học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020,100% giáo viên mầm
non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên
tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào
tạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100%
giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụng
thành thạo một ngoại ngữ.
Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng với
phương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và
8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ.
d) Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà
giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triển
giáo dục.
2.5.3. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục
a) Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tham khảo chương trình
tiên tiến của các nước, thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theo
định hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phù
hợp với đặc thù mỗi địa phương. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốc
phòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động và
hướng nghiệp học sinh phổ thông.
b) Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học dựa
trên nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, vận dụng có chọn lọc một số chương trình tiên tiến
trên thế giới, phát huy vai trò của các trường trọng điểm trong từng khối ngành, nghề đào tạo để
thiết kế các chương trình liên thông. Phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hai hướng:
nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng.
c) Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông nhằm mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người, giúp
18
người học hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
d) Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại
học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình,
sách giáo khoa điện tử. Đến năm 2020, 90% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày. Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại
học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết
quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.
đ) Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập của học sinh phổ thông nhằm xác
định mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của các
địa phương và cả nước.
2.5.4. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục
a) Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơn
các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sở
giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; đảm
bảo nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốc
tế.
b) Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách nhà nước từ 20% trở lên, phù hợp với
điều kiện kinh tế – xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo
dục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập; giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dân
tộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội;giáo dục năng khiếu và tài năng; đào tạo nhân lực
chất lượng cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học mũi
nhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhưng khó thu hút người học.
c) Đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục
công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ
thuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáo
dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường đại học xuất sắc, chất lượng trình độ quốc tế, các
trường trọng điểm, trường chuyên, trường đào tạo học sinh năng khiếu, trường dân tộc nội trú,
bán trú. Phấn đấu đến năm 2020 có một số khoa, chuyên ngành đạt chất lượng cao. Quy hoạch,
đảm bảo quỹ đất để xây dựng trường học, ưu tiên xây dựng các khu đại học tập trung và ký túc
xá cho sinh viên.
d) Có cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạo
nhân lực, đặc biệt đào tạo nhân lực chất lượng cao và nhân lực thuộc ngành nghề mũi nhọn. Quy
định trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng và gia đình trong việc
đóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi
người, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập. Xây dựng và thực hiện chế độ học phí mới
nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội.
đ) Triển khai các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, dạy nghề và phổ
thông ngoài công lập, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay. Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí
thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ
chức kinh tế – xã hội tham gia thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.
19
2.5.5. Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp
ứng nhu cầu xã hội
a) Khuyến khích doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, đại học để tăng cường khả năng tự cung ứng nhân lực và góp phần cung ứng nhân lực
cho thị trường lao động.
b) Quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành, địa
phương; giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng
và đánh giá chương trình, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp, tuyển dụng
học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
c) Gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất; thành
lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo. Nâng cao năng lực của các cơ
sở nghiên cứu khoa học, trong đó ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn,
phòng thí nghiệm trọng điểm trong các trường đại học.
2.5.6. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối
tượng chính sách xã hội
a) Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ và
ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó
khăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo.
b) Có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng
khó khăn.
c) Phát triển giáo dục từ xa, giáo dục nghề nghiệp, mở rộng hệ thống dự bị đại học. Phát triển hệ
thống cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và trẻ em
lang thang đường phố, các đối tượng khó khăn khác.
d) Tăng đầu tư cho giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giáo dục đặc biệt
và học sinh khuyết tật.
2.5.7. Phát triển khoa học giáo dục
a) Ưu tiên nghiên cứu cơ bản về khoa học giáo dục; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và xu thế
phát triển giáo dục trong và ngoài nước, nghiên cứu đón đầu nhằm cung cấp những luận cứ khoa
học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục của
Đảng và Nhà nước, phục vụ đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý cơ sở giáo dục, đổi
mới quá trình giáo dục trong các nhà trường, góp phần thiết thực và hiệu quả vào sự nghiệp phát
triển giáo dục nói chung và xây dựng nền khoa học giáo dục Việt Nam nói riêng.
b) Phát triển mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, tập trung đầu tư nâng cao năng lực
nghiên cứu của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia và các viện nghiên cứu trong các
trường sư phạm trọng điểm. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo
dục thông qua đào tạo trong và ngoài nước, trao đổi hợp tác quốc tế.
c) Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục; thực hiện tốt chuyển giao
các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam.
2.5.8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục
a) Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước cho các trường đại học trọng
điểm và viện nghiên cứu quốc gia, ưu tiên các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn. Khuyến
khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc.
20
b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục trong nước hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài để
nâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồi
dưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ khoa học và quản lý giáo dục; tăng số lượng học bổng cho
học sinh, sinh viên đi học nước ngoài.
c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài đầu tư, tài trợ cho giáo dục, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụng
khoa học và chuyển giao công nghệ góp phần đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Xây dựng một số
trường đại học, trung tâm nghiên cứu hiện đại để thu hút các nhà khoa học trong nước, quốc tế
đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
2.6. Tổ chức thực hiện chiến lược
2.6.1. Hai giai đoạn thực hiện Chiến lược
a) Giai đoạn 1 (2011 – 2015): thực hiện đổi mới quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ thống
giáo dục quốc dân; xây dựng khung trình độ quốc gia; triển khai xây dựng một số cơ sở giáo dục
nghề nghiệp và đại học chất lượng cao và trường đại học theo định hướng nghiên cứu; đổi mới
nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;
đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ nhà giáo và đội
ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập trung chuẩn bị các điều kiện để thực
hiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015; Triển khai các bước xây dựng xã hội học tập.
Đánh giá, điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp chiến lược vào cuối năm 2015; tổ chức sơ kết
thực hiện Chiến lược giai đoạn 1 vào đầu năm 2016.
b) Giai đoạn 2 (2016 – 2020): Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;
tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 với
các điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá kết quả
thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 vào cuối năm 2020 và tổng kết vào đầu
năm 2021.
2.6.2. Phân công thực hiện chiến lược
a) Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tư vấn giúp Thủ tướngChính phủ trong chỉ
đạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 –
2020; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục, Chiến lược
và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; kiểm tra, giám sát, tổng hợp
tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến
lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 vào đầu năm 2016 và tổng kết vào đầu năm 2021.
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các Bộ, Ngành liên
quan và các địa phương xây dựng các chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,
chính sách hỗ trợ người học thuộc diện chính sách và các chính sách khác có liên quan.
– Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan xây dựng các chính sách về tự chủ tài chính trong các
cơ sở giáo dục, các chính sách tài chính khuyến khích gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học
và ứng dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế – xã hội đầu tư cho giáo dục, quy định trách
nhiệm của các doanh nghiệp đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.
21
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch phát triển giáo dục của các Bộ, Ngành và
địa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,
Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục;
chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức công tác thông tin về nhu cầu nhân lực.
d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội đảm bảo ngân sách cho nhu cầu phát triển giáo dục giai đoạn 2011
– 2020; hoàn thiện chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục để sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.
đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành,
địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch phối hợp các hoạt động nghiên cứu khoa
học, công nghệ giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học, cao đẳng; tham gia xây dựng
các trường đại học xuất sắc.
e) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Uỷ
ban nhân dân các cấp quy hoạch quỹ đất cho các cơ sở giáo dục.
g) Các Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ
Thông tin và Truyền thông và các bộ ngành khác theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo
thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 trong phạm vi thẩm quyền; xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phát triển đào tạo nhân lực 5 năm và hàng năm, các chương trình, đề án phát
triển đào tạo nhân lực của bộ, ngành phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020,
Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020; chỉ đạo, tổ chức thực hiện,
kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của bộ,
ngành; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác triển khai thực hiện các
nhiệm vụ phát triển giáo dục trên phạm vi toàn quốc.
h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phát triển giáo
dục trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giáo
dục đến năm 2020, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hàng năm, các chương trình, đề án
phát triển giáo dục của địa phương phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020,
Chiến lược, Quy hoạch phát triển nhân lực 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội
của địa phương trong cùng thời kỳ; chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá
việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương.
C.TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1] Phạm Viết Vượng (chủ biên), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và
đào tạo, NXB ĐHSP 2005
[2] Luật Giáo dục 2009, NXBGD
[3] Chiến lược phát triển giáo dục VN 2011 -2020
[4] Điều lệ trường Mầm Non hiện hành
[5] Điều lệ trường Tiểu học hiện hành
[6] Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học hiện hành.
[7] Phạm Viết Vượng, Quản lý hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo, NXB
ĐHSP 2003
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
Câu hỏi
1. Tại sao nói giáo dục nước ta đang có những thời cơ và thách thức trong giai đoạn hiện nay?
Phân tích nguyên nhân dẫn tới những thời cơ và thách thức đó của với giáo dục Việt nam ?
22
2. Phân tích những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới GD&ĐT ? Lấy ví dụ minh họa ?
3. Theo anh (chị) làm thế nào để phát triển giáo dục Việt nam trong giai đoạn hiện nay?
Thực hành
Liên hệ việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT ở trường
phổ thông, địa phương của anh (chị) ?
Thảo luận
Phân tích quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, rút ra kết luận sư phạm
CHƯƠNG 3
Luật Giáo dục
Số tiết: 06 (Lý thuyết: 05; bài tập, thảo luận:01 )
A. MỤC TIÊU
– Giúp sinh viên hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật giáo dục, nội dung cơ bản của Luật
Giáo dục; những qui định chung, hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường và các cơ sở giáo dục
khác, nhà giáo, người học, quản lí nhà nước về giáo dục;
– Sinh viên vận dụng các kiến thứcề trong luật giáo dục vào thực tiễn giáo dục địa phương
– Giáo dục cho sịnh viên hiểu và làm theo những qui định trong luật giáo dục
B. NỘI DUNG
3.1. Sự cần thiết phải ban hành luật giáo dục
3.1.1. Luật giáo dục là gì ?
Luật giáo dục là văn bản pháp luật về nền giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt nam
3.1.2. Tính chất của nền giáo dục XHCN Việt nam
– Đó là nền giáo dục của nhân dân, đem lại giá trị giáo dục cho mọi người .
– Đó là một nền giáo dục dân chủ.
– Đó là một nền giáo dục phát huy đầy đủ bản sắc dân tộc Việt nam, giáo dục truyền thụ một nền
văn hoá dân tộc, chú trọng quốc ngữ, quốc văn, quốc sử
– Đó là một nền giáo dục có tính khoa học, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc; tiếp thu tinh hoa
văn hoá hiện đại của nhân loại.
– Đó là một nền giáo dục hiện đại.
3.1.3. Vị trí, vai trò của nền GDXHCN Việt nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội theo
đường lối đổi mới
3.1.3.1 Giáo dục là quốc sách hàng đầu
– Coi mục tiêu giáo dục là mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
– Phải có sự đầu tư của Đảng, Nhà nước đúng tầm quan trọng của nó và bằng một bộ máy Nhà
nước có quyền lực tương ứng .
– Đảm bảo các nguồn lực cho giáo dục
3.1.3.2. Giáo dục là một bộ phận kết cấu hạ tầng, là nhân tố phát triển KT-XH, là con đường cơ
bản để CNH, HĐH, là nền văn hoá của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc.
3.1.3.3. Giáo dục là con đường chủ yếu, con đường cơ bản để chuẩn bị con người cho sự phát
triển bền vững của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa
3.1.4. Sự cần thiết phải ban hành luật giáo dục
a. Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam đảm bảo một số mục tiêu lớn:
23
– Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
– Mục tiêu đào tạo con người có
+ Lý tưởng: Độc lập dân tộc và CNXH
+ ý chí: Kiên cường
+ Đạo đức: Trong sáng, bao dung
+ Văn hoá: Đậm đà bản sắc dân tộc
+ Năng lực: Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ
+ Tri thức: Khoa học
+ ý thức cộng đồng: Giao lưu, hoà nhập
+ Sức khoẻ: Tốt
+ Kế thừa xây dựng CNXH.
b. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước đối với nền giáo dục quốc dân
– Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc đề ra chủ trương, đường lối vĩ mô, đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng trong các thiết chế của hệ thống chính trị từ TƯ đến địa phương, nhấn mạnh vai
trò của cấp uỷ địa phương
– Tăng cường quản lí nhà nước đối với giáo dục, thực hiện dân chủ hoá, đa dạng hoá, xã hội hoá
công tác giáo dục.
– Dân chủ hoá GD, thực hiện nền giáo dục “ Của dân, do dân, vì dân” dân chủ hoá quá trình giáo
dục và quản lí giáo dục.
– Đa dạng hoá các loại hình học tập, tập trung, tại chức, các loại hình nhà trường ( Công lập, dân
lập, tư thục). đa dạng hoá việc tổ chức quá trình đào tạo (Niên chế, học chế, mođun)
– Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục.
– Giáo dục gắn với cộng đồng, ở đâu có cộng đồng người thì ở đó có hoạt động giáo dục
c. Thể chế hoá những điều kiện để phát triển giáo dục theo yêu cầu đổi mới:
– Có cơ cấu đào tạo phù hợp với sự phát triển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu xã hội.
– Có chính sách và phương thức đặc biệt để đào tạo nhân lực, nhân tài
– Đảm bảo việc trang bị và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ,
chuẩn mực và từng bước hiện đại hoá.
– Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc giảng dạy, giáo dục và tổ chức, hướng dẫn
học sinh học tập.
– Phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học trong quá trình đào tạo.
d. Sự cần thiết phải ban hành Luật giáo dục 2009
– Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho
tổ chức và hoạt động giáo dục. Qua 3 năm thực hiện, Luật giáo dục đã góp phần phát triển
sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đào
tạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật đã nảy sinh
một số điểm chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn, một số nội dung cần sửa đổi, bổ
sung cho rõ ràng hơn, dễ hướng dẫn, dễ thực hiện. Những sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục
tạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện chế độ chính sách đối với người học, tạo
điều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn.
– Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009 lần này nhằm tiếp tục thực hiện phân
cấp mạnh mẽ hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
24
– Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế thế
giới, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục để phù hợp với các cam kết quốc
tế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên, quản lý tốt hơn hoạt
động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
3.1.5. Những cơ sở để xây dựng luật giáo dục 2009
– Hiến pháp năm 1992 ( điều 35) Giáo dục là quốc sách hàng đầu
– Luật GD 2005
– Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em
– Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1992)
– Lịch sử giáo dục và thực tiễn 50 năm xây dựng nền giáo dục
– Kinh nghiệm phát triển giáo dục và xây dựng luật của các nước
3.2. Nội dung cơ bản của luật giáo dục
3.2.1. Những qui định chung
Những quy định chung của luật Giáo dục 2009 nằm trong chương 1, gồm 20 điều
– Điều1: Phạm vi điều chỉnh của luật GD
– Điều2: Mục tiêu GD
– Điều3: Tính chất, nguyên lí GD
– Điều4: Hệ thống GDQD
– Điều5: Yêu cầu về ND,PP giaó dục
– Điều6: Chương trình GD
– Điều7: Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và các cơ sở GD khác
– Điều8: Văn bằng chứng chỉ
– Điều9: Phát triển GD
– Điều10: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
– Điều11: Phổ cập GD
– Điều12: XHH sự nghiệp GD
– Điều13: Đầu tư cho GD
– Điều14: Quản lí NN về GD
-Điều15: Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
– Điều16 : Vai trò trách nhiệm của CBQLGD
– Điều17 : Kiểm định chất lương GD
– Điều18 : Nghiên cứu khoa học
– Điều19: Không truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở GD khác
– Điều20: Cấm lợi dụng các hoạt động GD
3.2.2 Hệ thống giáo dục quốc dân
Chương II. Hệ thống GDQD Từ điều 21 đến điều 47
– Điều 21: Giao dục mầm non
– Điều22: MT của GDMN
– Điều23: Yêu cầu về ND,PP GDMN
– Điều24: Chương trình GDMN
– Điều25: CS GDMN
– Điều26: GDPT
– Điều27: MT của GD PT
25
có và đàn áp sự phản kháng của giai cấp khác.- Nhà nước có hai tính chất quan trọng+ Tính giai cấp+ Tính xã hội1.1.1.3. Đặc trưng của nhà nước- Nhà nước là bộ máy quản lí dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.- Nhà nước thiết lập một hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chếđối với mọi thành viên trong xã hội.- Nhà nước ban hành một hệ thống thuế khoá để tạo nguồn ngân sách nuôi bộ máy nhà nước.1.1.1.4. Chức năng của nhà nước.a. Tiếp cận nhà nước từ góc độ quyền lực chính trị thì nhà nước có hai chức năng là:- Chức năng công cụ thống trị giai cấp- Chức năng xã hộib. Tiếp cận nhà nước từ phạm vi tác động của quyền lực thì nhà nước có hai chức năng:- Chức năng đối nội- Chức năng đối ngoại1.1.1.5. Các kiểu nhà nước.- Nhà nước Chủ nô- Nhà nước Phong kiến- Nhà nước tư sản- Nhà nước XHCN.1.1.1.6. Hình thức nhà nước- Hình thức chính thể quân chủ có hai loại+ Chính thể quân chủ tuyệt đối+ Chính thể quân chủ hạn chế- Hình thức chính thể cộng hoà. Chính thể cộng hoà có hai hình thức+ Chính thể Cộng hoà dân chủ.+ Chính thể Cộng hoà quí tộc.- Có hai hình thức cấu trúc chủ yếu của nhà nước là:+ Hình thức nhà nước đơn nhất (một thành viên)+ Hình thức nhà nước liên bang (Từ hai thành viên trở lên)1.1.1.7. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ra đời là kết quả cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản1.1.1.8.Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nama. Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa- Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt nam, Nhà nước và các đoàn thểquần chúng mang tính chất chính trị- ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.- Nhà nước CHXHCNVN là “Cột trụ của hệ thống chính trị”. Nhà nước vừa là cơ quan quyềnlực, vừa là bộ máy chính trị- hành chính, vừa là cơ quan quản lí văn hoá xã hội của nhân dân.- Các đoàn thể quần chúng mang tính chất chính trị, các tổ chức xã hội – chính trị, đại diện chocác tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng thể chế chính trị và quản lí nhà nướcb. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN- Nhà nước CHXHCNVN là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân- Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước có tính giai cấp, quản lí xã hội bằng pháp luật, theopháp luật và nêu cao vai trò của pháp chế.- Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân gắn bó chặt chẽ với dân tộc, nhân dân.- Nhà nước pháp quyền XHCNVN thể hiện ý chí, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, cán bộcông chức nhà nước là công bộc của dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân.c. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Nhà nước CHXHCNVN.- Nguyên tắc nhân dân tham gia vào công việc quản lí nhà nước, quản lí xã hội.- Nguyên tắc nhà nước CHXHCNVN chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.- Nguyên tắc tập trung dân chủ- Nguyên tắc pháp chếd. Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước CHXHCNVN.- Quốc hội: Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nướcCHXHCNVN ( Điều 83, hiến pháp 1992)- Chủ tịch Nước Là người đứng đầu nhà nước thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội, đối ngoại(Điều 101, hiến pháp 1992). Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra- Chính phủ: Là cơ quan quyền lực hành pháp cao nhất; Chính phủ gồm có Thủ tướng, các PTT,các Bộ trưởng và các thành viên khác. Chính phủ do Quốc hội bầu ra trong kì họp thứ nhất củamỗi khoá Quốc hội.- Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là hệ thống thực hiện quyền tư pháp.- Cơ quan chính quyền địa phương: Gồm có Hội Đồng Nhân Dân và Uỷ Ban Nhân Dân1.1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lí hành chính Nhà nước1.1.2.1 Khái niệm Quản lí hành chính Nhà nướca. Khái niệm quản lý- Theo góc độ chính trị xã hội: Quản lí được hiểu là sự kết hợp giữa tri thức với lao động. Cơ chếđúng thì xã hội phát triển, ngược lại thì xã hội chậm phát triển hoặc rối ren.- Theo góc độ hành động: Quản lí được hiểu là chỉ huy điều khiển, điều hành. Quản lí là sự tácđộng có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫncác quy trình xã hội và hành vi cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quiluật khách quanb. Khái niệm quản lí nhà nước:- Quản lí nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lực nhà nước.- Phân biệt khái niệm: Quản lí nhà nước và nhà nước quản lí+ Quản lí nhà nước là dạng quản lí xã hội thực thi quyền lực nhà nước, dạng quản lí này đượcthể hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước.+ Nhà nước quản lí là nói đến chủ thể quản lí, đó là hệ thống tổ chức của các cơ quan nhà nước,trong đó có các cơ quan hành chính nhà nướcc. Hành chính nhà nước- Hành chính là một hoạt động xã hội rộng và rất phức tạp- Theo nghĩa rộng, hành chính: Là sự thực thi chính sách và pháp luật của Chính phủ. Chủ thểquản lí là nhà nước- Theo nghĩa hẹp, hành chính: Là công tác hành chính của các cơ quan nhà nước ở địa phươngnhư quản lí hộ tịch, hộ khẩu, an ninh- Nhà nước quản lí hành chính bằng pháp luật, còn hành chính nhà nước là hành pháp trong hànhđộng, là sự thực thi pháp luật trong quản lí, điều hành mọi lĩnh vực đời sống của đất nước.d. Nền hành chính nhà nước (hành chính công) là tổng thể cơ chế được cấu thành bởi 3 yếu tốsau:- Một là, hệ thống thể chế quản lí xã hội theo pháp luật gồm Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh- Hai là, Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.- Ba là, đội ngũ cán bộ và công chức nhà nước, chế độ công vụ, quy chế công chứce. Quản lí hành chính Nhà nước- Quản lí hành chính Nhà nước là sự tác động có tổ chức, là sự điều chỉnh bằng quyền lực Nhànước đối với các quá trình và hành vi hoạt động của công dân do các cơ quan có tư cách phápnhân, công pháp trong hệ thống hành pháp.- Quản lí hành chính nhà nước có 3 nội dung:+ Quản lí hành chính nhà nước có quyền hành pháp trong hành động.+ Quản lí hành chính nhà nước tổ chức và điều chỉnh các mối quan hệ và hành vi hoạt động củacông dân bằng việc ra các quyết định hành chính mang tính qui phạm hành chính phục vụ chocác nhà cầm quyền, các nhà lãnh đạo và quản lí đất nước.+ Quản lí hành chính nhà nước là pháp nhân công pháp, là hệ thống thiết chế tổ chức hành chínhnhà nước.1.1.2.2. Những tính chất chủ yếu của nền hành chính Nhà nước CHXHCNVNa. Tính lệ thuộc vào chính trị và hệ thống chính trịb. Tính pháp luậtc. Tính thường xuyên, ổn định và thích nghid.Tính chuyên môn hoá nghiệp vụ caoe. Tính hệ thống thứ bậc chặt chẽg.Tính không vụ lợih.Tính nhân đạo1.1.2.3. Nguyên tắc hoạt động của nền hành chính Việt nam (7 nguyên tắc)a. Dựa vào dân, do dân, vì dânb. Quản lí theo pháp luậtc.Tập trung dân chủd. Kết hợp chế độ làm việc dân chủ với chế độ thủ trưởnge. Kết hợp quản lí theo ngành với quản lí theo lãnh thổg. Phân biệt quản lí Nhà nước với quản lí kinh doanhh. Phân biệt quản lí điều hành với quản lí tài phán1.1.2.4. Nội dung và qui trình chủ yếu của quản lí Nhà nước Việt Nama. Nội dung hoạt động chủ yếu của quản lí hành chính nhà nước- Quản lí hành chính nhà nước về kinh tế, văn hoá, xã hội- Quản lí hành chính nhà nước về an ninh quốc phòng- Quản lí hành chính nhà nước về ngoại giao- Quản lí hành chính nhà nước về ngân hàng, tài chính ngân sách Nhà nước, kế toán- Quản lí hành chính nhà nước về khoa học, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và môi trường- Quản lí hành chính nhà nước về các nguồn nhân lực- Quản lí hành chính nhà nước về công tác tổ chức bộ máy hành chính nhà nước về qui chế, chếđộ, chính sách- Quản lí hành chính nhà nước và phát triển công nghệ tin học trong hoạt động QLHC.b. Qui trình của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước gồm các bước sau:- Lập kế hoạch- Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước- Bố trí nhân sự- Ra quyết định hành chính- Lập ngân sách- Kiểm tra, tổng kết đánh giá.1.1.2.5. Công cụ, hình thức và phương pháp QLHCNNa. Các công cụ của quản lí hành chính nhà nước- Công sở: Trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước- Công vụ: Là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước- Công chức: Là người thực hiện công vụ, được hưởng lương và phụ ấp theo công việc được giaotừ ngân sách nhà nước- Công sản là ngân sách, là vốn, là kinh phí, điều kiện cơ sở vật chất để cơ quan hoạt động.- Quyết định quản lí hành chính nhà nướcb. Hình thức quản lí hành chính nhà nước- Ra văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính- Hội nghị- Hoạt động thông tin điều hành bằng các phương tiện kỹ thuât hiện đại như ghi âm, điện thoại,vô tuyến, máy điện toán, Internetc. Phương pháp quản lí hành chính nhà nước- Các phương pháp khoa học khác của cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong công tác :Phương pháp kế hoạch hoá, phương pháp thống kê, phương pháp toán học hoá, phương pháp tâmlí- xã hội học, phương pháp sinh lí họcb. Phương pháp của quản lí hành chính+ Phương pháp tổ chức+Phương pháp kinh tế+ Phương pháp hành chínhc. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nướcHiệu lực, hiệu quả quản lí hành chính nhà nước có liên quan đến quyền lực, năng lực, kết quả vàchi phí quản lí.1.1.3. Quản lí Nhà nước về Giáo dục – Đào tạo1.1.3.1. Khái niệm quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo- Quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo chính là việc Nhà nước thực hiện quyền lực công đểđiều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi toàn xã hội đểthực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước.- Chủ thể quản lí nhà nước về giáo dục là các cơ quan quyền lực Nhà nước- Đối tượng của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo về tổng thể là hệ thống giáo dục quốcdân, là mọi hoạt động giáo dục và đào tạo trong phạm vi cả nước.- Mục tiêu quản lí Nhà nước về GD&ĐT là bảo đảm trật tự kỉ cương trong các hoạt độngGD&ĐT để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và pháttriển nhân cách công dân.1.1.3.2.Tính chất, đặc điểm và nguyên tắc quản lí nhà nước về Giáo dục- Đào tạoa. Tính chất của quản lí nhà nước về GD&ĐT- Tính lệ thuộc vào chính trị: Phục tùng và phục vụ nhiệm vụ chính trị- Tính xã hội: GD là sự nhiệp của nhà nước và của toàn xã hội- Tính pháp quyền: Quản lí nhà nước bằng pháp luật, tuân thủ hành lang pháp lí- Tính chuyên môn nghiệp vụ- Tính hiệu lực, hiệu quả: Lấyhiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để đánh giá cán bộ công chức.b. Đặc điểm của quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo- Kết hợp quản lí hành chính và quản lí chuyên môn trong các hoạt động quản lí giáo dục- Tính quyền lực nhà nước trong hoạt động quản lí- Kết hợp nhà nước – xã hội trong quá trình triển khai quản lí nhà nước về GD&ĐTc. Nguyên tắc quản lí nhà nước về giáo dục – đào tạo- Nguyên tắc kết hợp quản lí theo ngành và quản lí theo lãnh thổ- Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí GD&ĐTPhát huy quyền chủ động của cơ sở dựa trên hành lang pháp lí và các văn bản pháp quy tronghoạt động quản lí giáo dục, đồng thời nâng cao tinh thần cá nhân phụ trách, tập thể lãnh đạo1.1.3.3. Nội dung quản lí hành chính nhà nước về giáo dục và đào tạo gồm 4 nội dung:- Một là hoạch định chính sách giáo dục và đào tạo, thực hiện quyền hành pháp trong quản lí GD- Hai là tổ chức bộ máy quản lí giáo dục- Ba là huy động và quản lí các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục- Bốn là thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự, kỉ cương pháp luật trong hoạt động quản lígiáo dục và phát triển sự nghiệp giáo dục1.1.3.4. Bộ máy quản lí GD&ĐTa. Khái niệm về cơ cấu tổ chức quản líLà tập hợp các bộ phận có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hoá, có chức năng,quyền hạn nhất định nhằm thực hiện chức năng quản líb.Các kiểu cơ cấu tổ chức quản lí- Cơ cấu trực tuyến : chỉ rõ mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới( trực tiếp)- Cơ cấu chức năng :- Cơ cấu trực tuyến – tham mưu- Cơ cấu trực tuyến – chức năng- Cơ cấu chương trình- mục tiêuc. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản líd. Phương pháp xây dựng tổ chức quản lí1.1.3.5.Quá trình phát triển hệ thống quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt nam và xuhướng đổi mớia. Quá trình phát triển- Cải cách giáo dục lần thứ nhất: vào tháng 7/1950, với hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm- Cải cách giáo dục lần thứ hai: vào tháng 5/1956, hệ thống giáo dục phổ thông gồm 10 năm:+ Cấp 1: 4 năm( Lớp1,2,3,4, không kể vỡ lòng)+ Cấp 2: 3 năm (lớp 5,6,7)+ Cấp 3: 3 năm (lớp 8,9,10)- Cải cách giáo dục lần thứ ba: vào năm 1979, giáo dục phổ thông gồm 12 năm+ Cấp I: 5 năm(lớp1-lớp 5)+ Cấp II: 4 năm( lớp 6- lớp 9)Cấp I và cấp II thành trường PTCS+Cấp III: 3 năm(lớp10-lớp12) còn gọi là trường phổ thông trung học- Theo luật Giáo dục năm 1998, hệ thống GD có cấu trúc hoàn chỉnh như sau:+ Giáo dục MN( nhà trẻ, Mẫu giáo)+ Giáo dục phổ thông: ( giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông)+ Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề+ Giáo dục đại học và sau đại học(cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ)+ Giáo dục không chính quy(giáo dục thường xuyên)c. Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục và đào tạo.- Hệ thống các cơ quan quản lí Nhà nước về giáo dục.Chính phủBộ GD&ĐT UBND tỉnhSở GD&ĐT UBND huyệnPhòng GD1.2. Công vụ, công chức và pháp lệnh cán bộ công chức1.2.1. Công vụ và những nguyên tắc của côngvụ1.2.1.1. Khái niệm về công vụCông vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lí được thực thi bởi đội ngũ côngchức thực hiện các chức năng của nhà nước trong quá trình quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.1.2.1.2. Nôi dung của công vụ để thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản:- Quản lí nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội- Thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm kỉ cương xã hội- Quản lí tài sản công và ngân sách nhà nước, xây dựng một nền tài chính vững mạnh, hiệu quả1.2.1.3. Tính đặc thù của công vụ- Hoạt động của công vụ được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước- Hoạt động công vụ là hoạt động có tổ chức, tuân thủ những quy chế bắt buộc theo trật tự cótính thứ bậc chặt chẽ, chính quy và liên tục.- Công chức là người đại diện cho Nhà nước, có quyền và nghĩa vụ quy định theo pháp luật.- Công dân và các tổ chức kinh tế – xã hội khác được làm tất cả những gì mà luật pháp cho phép.1.2.1.4. Các nguyên tắc của công vụ- Nguyên tắc phục vụ nhân dân vô điều kiện- Nguyên tắc tập trung dân chủ- Nguyên tắc kế hoạch hoá- Nguyên tắc pháp chế1.2.2 Hoạt động công vụ- Hoạt động công vụ là hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của công chức trong các côngsở nhằm giải quyết quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân.- Đối tượng phục vụ của công vụ là mọi tổ chức, công dân và người nước ngoài- Hoạt động công vụ tuân thủ nguyên tắc thống nhất, công khai, đúng pháp luật, đúng thẩmquyền và chịu trách nhiệm cá nhân.- Hoạt động công vụ bao gồm:+ Tổ chức công sở+ Trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ+ Quan hệ trong công vụ công sở và giữa các công sở1.2.3. Một số vấn đề về cán bộ công chức, pháp lệnh cán bộ công chức1.2.3.1. Khái niệm cán bộ công chứcCán bộ công chức là những người hội đủ các tiêu chí sau:- Là công dân Việt Nam, cư trú thường xuyên tại Việt Nam.- Được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên được phân loại theo trìnhđộ đào tạo, ngành chuyên môn.- Được xếp vào ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan Nhà nước, mỗi ngạch có tiêuchuẩn nghiệp vụ riêng.- Trong biên chế Nhà nước- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước1.2.3.2. Phân loại cán bộ công chức: Có 2 cácha. Cách 1: Phân loại theo trình độ, gồm có:- Loại A: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên- Loại B: Trình độ chuyên môn từ bậc THCN, CĐ- Loại C: Trình độ chuyên môn từ bậc sơ cấp- Loại D: Trình độ chuyên môn từ bậc dưới sơ cấpb. Cách 2: Phân loại theo vị trí công chức, gồm có:- Công chức theo lãnh đạo (chỉ huy và điều hành)- Công chức chuyên môn nghiệp vụ1.2.3.3. Những nội dung cơ bản của pháp lệnh cán bộ – công chứca. Những quy định chung- Cán bộ, công chức được quy định tại pháp lệnh này là công dân Việt Nam trong biên chế thỏamãn các điều a,b,c,d,e,g,h theo pháp lệnh cán bộ công chứcb. Một số nội dung chủ yếu- Pháp lệnh cán bộ, công chức với tư cách là một văn bản pháp luật, là văn bản khung làm cơ sởcho sự phát triển khung pháp lí đối với hệ thống quản lí nhân sự của Đảng và Nhà nước ta.- Pháp lệnh cán bộ, công chức ra đời là sự thể chế hóa đường lối, chính sách cán bộ của Đảng vàNhà nước ta trong tình hình mới, là cơ sở để xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩmchất, tài năng, hết lòng phục vụ nhân dân, là công bộc của nhân dân.1.2.3.4. Nghĩa vụ và quyền lợi của cán bộ công chức.a. Nghĩa vụ của cán bộ công chức:- Trung thành với Nhà nước CHXHCNVN, bảo vệ an toàn danh dự và lợi ích quốc gia.- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.Thi hành nhiệm vụ, công vụ theo qui định của Pháp luật.- Tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân…chịu sự giám sát của nhân dân.- Có nếp sống lành mạnh, không được quan liêu hách dịch, cửa quyền tham nhũng.- Có ý thức tổ chức kỉ luật, trách nhiệm trong công tác. Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy cơ quan,giữ gìn bảo vệ của công, bí mật nhà nước- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao- Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.b. Quyền lợi của cán bộ công chức- Hưởng các quyền lợi như những người lao động được qui định trong Bộ luật lao động.- Quyền nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.- Được nghỉ chế độ trợ cấp BHXH, ốm đau, thai sản, hưu trí, chế độ tử tuất- Cán bộ công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi qui định tại khoản 2, Điều109,111,113 của Bộ luật lao động- Ngoài ra, cán bộ công chức còn có một số quyền lợi khác tại các Điều 10,11,12,13,14 của Pháplệnh cán bộ công chức.1.2.3.5. Những việc cán bộ công chức không được làmĐó là các điều 15,16,17,18,19,20 trong Pháp lệnh cán bộ công chức.1.2.3.6. Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lí cán bộ- công chứca. Công tác tuyển dụng: Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, công khai, khách quan, xuất phát từnhu cầu thực tế, chất lượng, ưu tiênb. Đào tạo, bồi dưỡngc. Điều động, biệt pháid. Hưu trí, thôi việce. Quản lí cán bộ công chức:- Ban hành các văn bản pháp luật, Điều lệ, Qui chế về cán bộ công chức- Lập qui hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức.- Quyết định biên chế cán bộ công chức.- Tổ chức thực hiện việc quản lí, sử dụng và phân cấp quản lí cán bộ công chức.- Ban hành qui chế thi tuyển, thi nâng ngạch.- Đào tạo, bồi dưỡng đánh giá cán bộ công chức.- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỉluật đối với cán bộ công chức.- Thực hiện thống kê cán bộ công chức.- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các qui định về cán bộ công chức- Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ công chức.1.2.3.7. Công tác khen thưởng và xử lí kỉ luậta. Khen thưởng.Điều 37 Pháp lệnh cán bộ công chức, qui định 5 hình thức khen thưởng:- Giấy khen- Bằng khen- Danh hiệu vinh hiệu nhà nước- Huy chương- Huân chươngb. Xử lí vi phạmĐiều 39 Pháp lệnh cán bộ công chức, qui định 6 hình thức xủ lí vi phạm CBCC- Khiển trách- Cảnh cáo- Hạ bậc lương- Hạ ngạch- Cách chức- Buộc thôi việc1.3. Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của giáo viên1.3.1. Giáo viên Mầm non- Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sởgiáo dục khác thuộc công lập, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng72 tháng tuổi.- Mục tiêu của giáo dục MN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hìnhthành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp 1.- Thực hiện nghiêm túc nội qui, qui chế của nhà trẻ, trường MG, thực hiện đầy đủ chương trình,kế hoạch giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với từng nhà trẻ, trường Mẫu giáo.- Thực hiện các yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục MN, nhiệm vụ của Nhà giáo theoqui định của Luật Giáo dục.- Trình độ chuẩn được đào tạo: Có bằng TN THSP.- Được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, được hưởng phụ cấp nghềnghiệp và các phụ cấp khác theo qui định của Chính phủ.1.3.2. Giáo viên tiểu học- Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sởgiáo dục khác thuộc công lập, thực hiện theo quy định của Luật GD và điều lệ nhà trường nhằm10giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản để học sịnh tiếp tục học trung học cơ sở- Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, kế hoạch đào tạo bậc học và chương trình của lớp đượcphân công. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện các hoạt động GD- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc qui chế, nội quy và các quy định khác của ngành GD&ĐT nhưsoạn bà, chấm bài, phụ đạo, coi thi, đánh giá xếp loại học sinh- Thực hiện mục tiêu phổ thông và những yêu cầu về nội dung, phương pháp GDPT và nhiệm vụcủa nhà giáo theo qui định của Luật Giáo dục.- Trình độ chuẩn được đào tạo: Có bằng TN THSP.- Được cử đi học nâng cao trình độ, được hưởng phụ cấp nghề nghiệp và các phụ cấp khác theoqui định của Chính phủ.1.3.3. Giáo viên phổ thông- Là công chức chuyên môn làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh ở trường trung học cônglập ( Gồm THCS và THPT)- Giảng dạy các môn học theo mục tiêu, chương trình và kế hoạch đào tạo cấp học do BộGD&ĐT ban hành- Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc qui chế, nội quy như soạn bài, chấm bài, phụ đạo, coi thi, đánhgiá xếp loại học sinh và các chế độ khác của ngành-Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nguyên lí GD theo qui định của Luật Giáo dục và điều lệtrường trung học.C. TÀI LIỆU HỌC TẬP[1] Phạm Viết Vượng (chủ biên), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục vàđào tạo, NXB ĐHSP 2005[2] Luật Giáo dục 2009, NXBGD[3] Chiến lược phát triển giáo dục VN 2011 -2020[4] Điều lệ trường Mầm Non hiện hành[5] Điều lệ trường Tiểu học hiện hành[6] Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học hiện hành.[7] Phạm Viết Vượng, Quản lý hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo, NXBĐHSP 2003D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN.1. Tại sao nói nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân?2. Kiến thức về công vụ, công chức, pháp lệnh cán bộ, công chức có vai trò gì đối với anh (chi)?Phân tích quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công chức ? Nêu hướng phấn đấu của anh (chị) để trởthành một cán bộ, công chức trong tương lai ?3. Phân tích tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của giáo viên phổ thông từ đó rút ra kết luận sưphạm cần thiết ?11CHƯƠNG 2Đường lối quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạoSố tiết: 06 (Lý thuyết: 05; bài tập, thảo luận:01 )A. MỤC TIÊU- Giúp cho sinh viên nắm chắc những kiến thức cơ bản của chương: Vấn đề cần giải quyết tronggiáo dục đào tạo; Quan điểm chỉ đạo về đổi mới GD&ĐT; Định hướng chiến lược GD&ĐT thờikì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.- Giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức đã học vào lí giải các vấn đề thực tiễn giáo dục.- Giúp cho sinh viên có động cơ thái độ học tập đúng đắn, yêu thích môn học.B. NỘI DUNG2.1. Tình hình GDVN giai đoạn 2001 – 20102.1.1. Những thành tựua. Thành tựu- Mạng lưới trường lớp+ Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp+ Đã ngăn chặn được sự giảm sút qui mô trường lớp và có bước tăng trưởng khá- Chất lượng GD&ĐT+ Bước đầu có tiến bộ trên một số mặt về các môn khoa học tự nhiên và kĩ thuật.+ Số học sinh khá giỏi, số học sinh đạt giải trong các kì thi quốc gia và quốc tế ngày càng tăng.- Trong GD&ĐT đã xuất hiện một số nhân tố mới. ở nhiều nơi đã hình thành phong trào học tậpsôi nổi của cán bộ và nhân dân, nhất là thanh niên- Công bằng xã hội trong tiếp cận GD được cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số- Công tác quản lý GD có bước chuyển biến tích cực theo hướng khắc phục các tiêu cực trongngành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD; Đổi mới cơ chế tài chính của ngànhGD; tăng cường phân cấp quản lý GD, quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở GD; ứng dụngcông nghệ thông tin rộng rãi ; hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo;xây dựng hệ thống quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục; đẩymạnh cải cách hành chính trong toàn ngành; mở rộng môi trường giáo dục thân thiện, khuyếnkhích tính tích cực, chủ động trong học sinh, sinh viên; đổi mới và tăng cường giáo dục truyềnthống và văn hóa dân tộc.- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng,từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và pháttriển các cấp học và trình độ đào tạo.- Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chingân sách năm 2010.- Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề nghiệp và đại học.- Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện.b. Nguyên nhân của các thành tựu:12- Sự lãnh đạo của Đảng, quan tâm của Quốc hội; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chínhquyền các cấp; sự quan tâm, tham gia đóng góp của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong và ngoàinước, của toàn dân đối với giáo dục đã quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục.- Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế – xã hội, đời sống nhân dân được cảithiện và hội nhập quốc tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường thuận lợi cho phát triển giáodục. Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục tăng qua các năm.- Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo vàquyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụgiáo dục. Các thế hệ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở mọi miền Tổ quốc, đặc biệtở vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đóng góp công sức to lớncho sự nghiệp trồng người.- Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từngdòng họ, từng địa phương, từng cộng đồng dân cư.2.1.2. Những bất cập và yếu kéma. Những bất cập và yếu kém- Hệ thống giáo dục quốc dân thiếu tính thống nhất, thiếu liên thông giữa một số cấp học và mộtsố trình độ đào tạo, chưa có khung trình độ quốc gia về giáo dục. Tình trạng mất cân đối trongcơ cấu ngành nghề đào tạo, giữa các vùng miền chậm được khắc phục, chưa đáp ứng được nhucầu nhân lực của xã hội. Số lượng các cơ sở đào tạo, quy mô tăng nhưng các điều kiện đảm bảochất lượng chưa tương xứng. Một số chỉ tiêu chưa đạt được mức đề ra trong Chiến lược pháttriển giáo dục 2001 – 2010, như: tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đi học tiểu học và trunghọc cơ sở; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học giáo dục nghề nghiệp.- Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và sovới trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải quyếttốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng lực nghề nghiệpcủa học sinh, sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc; có biểu hiện lệchlạc về hành vi, lối sống trong một bộ phận học sinh, sinh viên.- Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo,phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạnquản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ,chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục và các bộ, ngành, địa phươngchưa chặt chẽ. Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý;hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao. Đầu tư của Nhà nước cho giáo dục chưa tập trung cao chonhững mục tiêu ưu tiên; phần chi cho hoạt động chuyên môn còn thấp. Quyền tự chủ và tráchnhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định đầy đủ, sát thực.- Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trongthời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyênmôn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp; tỷ lệ sinh viên trêngiảng viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.Vẫn cònmột bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâmhuyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới uy tín của nhà giáo trongxã hội. Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Các chế độchính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấptheo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được13động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũnhà giáo chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục.- Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm đượcđổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phùhợp với đặc thù khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng miền và các đối tượng ngườihọc; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống kinh tế, xã hội; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theonhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kỹ năng sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thựchành của học sinh, sinh viên.- Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường còn thiếu và lạc hậu. Vẫn còn tình trạng phòng học tạmtranh tre, nứa lá ở mầm non và phổ thông, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện, phòng thínghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học chưa đảm bảo về số lượng, chủng loại vàchất lượng so với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là ở các trường đại học. Quỹ đấtdành cho các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn quy định.- Nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế, chưa đáp ứngkịp các yêu cầu phát triển giáo dục. Chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học trong cáctrường đại học còn thấp; chưa gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất.b. Nguyên nhân của những bất cập và yếu kém- Quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư pháttriển” chưa thực sự được thấm nhuần và thể hiện trên thực tế; không ít cấp ủy Đảng và chínhquyền chưa quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng về phát triển giáo dục và chưa quan tâm đúngmức trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010.- Tư duy về giáo dục chậm đổi mới. Một số vấn đề lý luận mới về phát triển giáo dục trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được nghiên cứuđầy đủ. Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tậptrung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục. Chưa nhận thức đầy đủ và thiếu chiến lược, quyhoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các bộ ngành, địa phương; thiếu quy hoạch mạng lướicác cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các chính sách tuyển và sử dụng nhân lực sau đào tạo cònnhiều bất cập.- Những tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục. Quá trình hộinhập quốc tế đã mang tới những cơ hội, nhưng cũng đưa đến nhiều thách thức lớn đối với giáodục. Trong xã hội, tâm lý khoa cử, sính bằng cấp, bệnh thành tích vẫn chi phối việc dạy, học vàthi. Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều tác động tiêu cực đến giáo dục. Nhu cầu học tậpcủa nhân dân và đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứngcủa ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước còn hạn chế.2.2 Bối cảnh và thời cơ, thách thức đối với giáo dục nước ta giai đoạn 2011- 20202.2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước- Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh vàphức tạp. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạngkhoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh tế trí thức ngày càng phát triểnmạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục trên thế giới.- Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020 nướcta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷcương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc14tế tiếp tục được nâng cao; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiếnlược cũng đã xác định rõ một trong ba đột phá là phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồnnhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân,gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Sựphát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi to lớn, đồng thờicũng phát sinh nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển giáo dục.2.2.2. Thời cơ và thách thứca. Thời cơ:- Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáodục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế – xãhội. Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triểnkinh tế – xã hội 2011 – 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng,cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơbản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.- Cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông sẽ tạo ranhững điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáodục, đổi mới quản lý giáo dục, tiến tới một nền giáo dục điện tử đáp ứng nhu cầu của từng cánhân người học.- Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hộithuận lợi để tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủcác nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.b.Thách thức:- Ở trong nước, sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữacác nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫnđến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, gia tăng khoảng cách về chất lượng giáo dục giữacác vùng miền và cho các đối tượng người học.- Nhu cầu phát triển nhanh giáo dục đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, phát triển kinh tế theo chiều sâu tri thức với công nghệ tiên tiến và hội nhập quốc tế,trong khi đó nguồn lực đầu tư cho giáo dục là có hạn, sẽ tạo sức ép đối với phát triển giáo dục.- Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và cácnước ngày càng gia tăng. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh nhữngvấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bảnsắc dân tộc, dịch vụ giáo dục kém chất lượng có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục đặt rayêu cầu phải đổi mới cả về lý luận cũng như những giải pháp thực tiễn phù hợp để phát triểngiáo dục.2.3. Những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo2.3.1. Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nướcvà của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai tròcác tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục làđầu tư phát triển. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tưvà chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập vàcác đối tượng đặc thù.2.3.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấychủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội15trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó để đạt được mặt bằng chung, đồng thờitạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước mộtbước, đạt trình độ ngang bằng với các nước có nền giáo dục phát triển. Xây dựng xã hội học tập,tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số,người nghèo, con em diện chính sách.2.3.3. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa,dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng,đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặtđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗingười học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng.2.3.4. Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữvững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng giao lưu hợp tác với các nền giáodục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thờicác cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng.2.4. Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 20202.4.1. Mục tiêu tổng quátĐến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá,hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng caomột cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thựchành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng caophục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảmbảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bướchình thành xã hội học tập.2.4.2. Mục tiêu cụ thểa) Giáo dục mầm nonHoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015; đến năm 2020,có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 80% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dụctại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm nongiảm xuống dưới 10%.b) Giáo dục phổ thôngChất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹnăng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.Đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanhniên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ emkhuyết tật được đi học.c) Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại họcHoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề vàtrình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế -xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân,đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp,năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động vàmột bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.16Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năng tiếp nhận 30% số học sinh tốtnghiệp trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học đạt khoảng 70%; tỷ lệsinh viên tất cả các hệ đào tạo trên một vạn dân vào khoảng 350 – 400.d) Giáo dục thường xuyênPhát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp vớihoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập. Chất lượng giáo dụcthường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làmhoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần.Kết quả xóa mù chữ được củng cố bền vững. Đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.2.5. Các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020Để đạt được mục tiêu chiến lược, cần thực hiện tốt 8 giải pháp, trong đó các giải pháp 1 là giảipháp đột phá và giải pháp 2 là giải pháp then chốt.2.5.1. Đổi mới quản lý giáo dụca) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ làm cơ sở triển khaithực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.b) Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện thống nhất đầu mối quản lý và hoàn thiện tổ chức bộmáy quản lý nhà nước về giáo dục. Thực hiện đồng bộ phân cấp quản lý, hoàn thiện và triển khaicơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong quản lý nhà nước về giáo dục theohướng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền gắn với trách nhiệm và tăng cường côngtác thanh tra, kiểm tra; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục đi đôi vớihoàn thiện cơ chế công khai, minh bạch, đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước, của các tổchức chính trị xã hội và nhân dân.Bảo đảm dân chủ hóa trong giáo dục. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá người dạy,giáo viên và giảng viên tham gia đánh giá cán bộ quản lý, cán bộ quản lý cấp dưới tham gia đánhgiá cán bộ quản lý cấp trên, cơ sở giáo dục tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước về giáodục.c) Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, xây dựng khung trình độ quốc gia về giáo dụctương thích với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo phân luồng trong hệ thống, đặcbiệt là phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các chương trìnhgiáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nhânlực, tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.d) Phân loại chất lượng giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và đại học theo các tiêu chuẩnchất lượng quốc gia, các cơ sở giáo dục chưa đạt chuẩn phải có lộ trình để tiến tới đạt chuẩn; chútrọng xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến, trọng điểm, chất lượng cao để đào tạo bồi dưỡng cáctài năng, nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế – xã hội.đ) Thực hiện quản lý theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch pháttriển nhân lực của từng ngành, địa phương trong từng giai đoạn phù hợp tình hình phát triển kinhtế – xã hội, quốc phòng – an ninh.e) Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện đảm bảo chấtlượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa học công nghệ và khoahọc quản lý, từng bước vận dụng chuẩn của các nước tiên tiến; công khai về chất lượng giáo dục,các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xãhội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng17giáo dục, thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo vàkiểm định các chương trình giáo dục nghề nghiệp, đại học.g) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáodục ở các cấp.2.5.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụca) Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung vàphương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcđủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xâydựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượngđào tạo giáo viên.b) Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương trình giáo dụcmầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn họcđường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.c) Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làmgương cho học sinh, sinh viên.Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020,100% giáo viên mầmnon và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viêntiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đàotạo trên chuẩn; 38,5% giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 60% giảng viên cao đẳng và 100%giảng viên đại học đạt trình độ thạc sỹ trở lên; 100% giảng viên đại học và cao đẳng sử dụngthành thạo một ngoại ngữ.Thực hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng vớiphương án kết hợp đào tạo trong và ngoài nước để đến năm 2020 có 25% giảng viên đại học và8% giảng viên cao đẳng là tiến sỹ.d) Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cánbộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhàgiáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín trong và ngoài nước tham gia phát triểngiáo dục.2.5.3. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dụca) Trên cơ sở đánh giá chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tham khảo chương trìnhtiên tiến của các nước, thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa từ sau năm 2015 theođịnh hướng phát triển năng lực học sinh, vừa đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, vừa phùhợp với đặc thù mỗi địa phương. Chú trọng nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, thể chất, quốcphòng – an ninh và các giá trị văn hóa truyền thống; giáo dục kỹ năng sống, giáo dục lao động vàhướng nghiệp học sinh phổ thông.b) Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học dựatrên nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động, vận dụng có chọn lọc một số chương trình tiên tiếntrên thế giới, phát huy vai trò của các trường trọng điểm trong từng khối ngành, nghề đào tạo đểthiết kế các chương trình liên thông. Phát triển các chương trình đào tạo đại học theo hai hướng:nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng.c) Phát triển các chương trình giáo dục thường xuyên, ứng dụng công nghệ thông tin và truyềnthông nhằm mở rộng các hình thức học tập đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi người, giúp18người học hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn,nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.d) Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng pháthuy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứngdụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đạihọc, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năngứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Biên soạn và sử dụng giáo trình,sách giáo khoa điện tử. Đến năm 2020, 90% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở tổchức dạy học 2 buổi/ngày. Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đạihọc, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kếtquả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi.đ) Thực hiện định kỳ đánh giá quốc gia về chất lượng học tập của học sinh phổ thông nhằm xácđịnh mặt bằng chất lượng và làm căn cứ đề xuất chính sách nâng cao chất lượng giáo dục của cácđịa phương và cả nước.2.5.4. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dụca) Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả hơncác nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục; nâng cao tính tự chủ của các cơ sởgiáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội; đảmbảo nguồn lực tài chính cho một số cơ sở giáo dục Việt Nam đủ sức hội nhập và cạnh tranh quốctế.b) Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách nhà nước từ 20% trở lên, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế – xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáodục được tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập; giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, dântộc thiểu số và các đối tượng chính sách xã hội;giáo dục năng khiếu và tài năng; đào tạo nhân lựcchất lượng cao; đào tạo các ngành khoa học cơ bản, khoa học xã hội nhân văn, khoa học mũinhọn và những ngành khác mà xã hội cần nhưng khó thu hút người học.c) Đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dụccông lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó. Từng bước chuẩn hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹthuật, đảm bảo đủ nguồn lực tài chính và phương tiện dạy học tối thiểu của tất cả các cơ sở giáodục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường đại học xuất sắc, chất lượng trình độ quốc tế, cáctrường trọng điểm, trường chuyên, trường đào tạo học sinh năng khiếu, trường dân tộc nội trú,bán trú. Phấn đấu đến năm 2020 có một số khoa, chuyên ngành đạt chất lượng cao. Quy hoạch,đảm bảo quỹ đất để xây dựng trường học, ưu tiên xây dựng các khu đại học tập trung và ký túcxá cho sinh viên.d) Có cơ chế, chính sách quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong đầu tư phát triển đào tạonhân lực, đặc biệt đào tạo nhân lực chất lượng cao và nhân lực thuộc ngành nghề mũi nhọn. Quyđịnh trách nhiệm của các ngành, các tổ chức chính trị – xã hội, cộng đồng và gia đình trong việcđóng góp nguồn lực và tham gia các hoạt động giáo dục, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọingười, góp phần từng bước xây dựng xã hội học tập. Xây dựng và thực hiện chế độ học phí mớinhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội.đ) Triển khai các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học, dạy nghề và phổthông ngoài công lập, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay. Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chíthành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổchức kinh tế – xã hội tham gia thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.192.5.5. Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đápứng nhu cầu xã hộia) Khuyến khích doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở các cơ sở giáo dục nghềnghiệp, đại học để tăng cường khả năng tự cung ứng nhân lực và góp phần cung ứng nhân lựccho thị trường lao động.b) Quy định trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các bộ, ngành, địaphương; giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc xác định nhu cầu đào tạo, xây dựngvà đánh giá chương trình, tuyển sinh, tổ chức đào tạo và thực tập tại doanh nghiệp, tuyển dụnghọc sinh, sinh viên tốt nghiệp.c) Gắn kết chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất; thànhlập các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong các cơ sở đào tạo. Nâng cao năng lực của các cơsở nghiên cứu khoa học, trong đó ưu tiên đầu tư cho các cơ sở nghiên cứu khoa học mũi nhọn,phòng thí nghiệm trọng điểm trong các trường đại học.2.5.6. Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đốitượng chính sách xã hộia) Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ vàưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khókhăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo.b) Có chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùngkhó khăn.c) Phát triển giáo dục từ xa, giáo dục nghề nghiệp, mở rộng hệ thống dự bị đại học. Phát triển hệthống cơ sở giáo dục đặc biệt dành cho người khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV và trẻ emlang thang đường phố, các đối tượng khó khăn khác.d) Tăng đầu tư cho giáo dục đặc biệt; có chính sách đãi ngộ đối với giáo viên giáo dục đặc biệtvà học sinh khuyết tật.2.5.7. Phát triển khoa học giáo dụca) Ưu tiên nghiên cứu cơ bản về khoa học giáo dục; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và xu thếphát triển giáo dục trong và ngoài nước, nghiên cứu đón đầu nhằm cung cấp những luận cứ khoahọc cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục củaĐảng và Nhà nước, phục vụ đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục và quản lý cơ sở giáo dục, đổimới quá trình giáo dục trong các nhà trường, góp phần thiết thực và hiệu quả vào sự nghiệp pháttriển giáo dục nói chung và xây dựng nền khoa học giáo dục Việt Nam nói riêng.b) Phát triển mạng lưới cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, tập trung đầu tư nâng cao năng lựcnghiên cứu của cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục quốc gia và các viện nghiên cứu trong cáctrường sư phạm trọng điểm. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáodục thông qua đào tạo trong và ngoài nước, trao đổi hợp tác quốc tế.c) Triển khai chương trình nghiên cứu quốc gia về khoa học giáo dục; thực hiện tốt chuyển giaocác kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dụcViệt Nam.2.5.8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dụca) Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước cho các trường đại học trọngđiểm và viện nghiên cứu quốc gia, ưu tiên các ngành khoa học, công nghệ mũi nhọn. Khuyếnkhích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc.20b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục trong nước hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài đểnâng cao năng lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo bồidưỡng giáo viên, giảng viên và cán bộ khoa học và quản lý giáo dục; tăng số lượng học bổng chohọc sinh, sinh viên đi học nước ngoài.c) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, người Việt Nam định cư ởnước ngoài đầu tư, tài trợ cho giáo dục, tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ứng dụngkhoa học và chuyển giao công nghệ góp phần đổi mới giáo dục ở Việt Nam. Xây dựng một sốtrường đại học, trung tâm nghiên cứu hiện đại để thu hút các nhà khoa học trong nước, quốc tếđến giảng dạy và nghiên cứu khoa học.2.6. Tổ chức thực hiện chiến lược2.6.1. Hai giai đoạn thực hiện Chiến lượca) Giai đoạn 1 (2011 – 2015): thực hiện đổi mới quản lý giáo dục; hoàn thiện cơ cấu hệ thốnggiáo dục quốc dân; xây dựng khung trình độ quốc gia; triển khai xây dựng một số cơ sở giáo dụcnghề nghiệp và đại học chất lượng cao và trường đại học theo định hướng nghiên cứu; đổi mớinội dung và phương pháp đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp;đào tạo bồi dưỡng và thực hiện các chính sách tạo động lực phát triển đội ngũ nhà giáo và độingũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tập trung chuẩn bị các điều kiện để thựchiện đổi mới giáo dục phổ thông sau năm 2015; Triển khai các bước xây dựng xã hội học tập.Đánh giá, điều chỉnh các mục tiêu và giải pháp chiến lược vào cuối năm 2015; tổ chức sơ kếtthực hiện Chiến lược giai đoạn 1 vào đầu năm 2016.b) Giai đoạn 2 (2016 – 2020): Triển khai thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đại học và một số nhiệm vụ của giai đoạn 1 vớicác điều chỉnh bổ sung; tập trung củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục. Đánh giá kết quảthực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 vào cuối năm 2020 và tổng kết vào đầunăm 2021.2.6.2. Phân công thực hiện chiến lượca) Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tư vấn giúp Thủ tướngChính phủ trong chỉđạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020.b) Bộ Giáo dục và Đào tạo:- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 -2020; hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạchphát triển giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục, Chiến lượcvà Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020; kiểm tra, giám sát, tổng hợptình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiếnlược phát triển giáo dục 2011 – 2020 vào đầu năm 2016 và tổng kết vào đầu năm 2021.- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các Bộ, Ngành liênquan và các địa phương xây dựng các chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,chính sách hỗ trợ người học thuộc diện chính sách và các chính sách khác có liên quan.- Chủ trì, phối hợp với các bộ có liên quan xây dựng các chính sách về tự chủ tài chính trong cáccơ sở giáo dục, các chính sách tài chính khuyến khích gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa họcvà ứng dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế – xã hội đầu tư cho giáo dục, quy định tráchnhiệm của các doanh nghiệp đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.21c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp kế hoạch phát triển giáo dục của các Bộ, Ngành vàđịa phương vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội quốc gia; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục;chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức công tác thông tin về nhu cầu nhân lực.d) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Laođộng, Thương binh và Xã hội đảm bảo ngân sách cho nhu cầu phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020; hoàn thiện chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục để sửdụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục.đ) Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành,địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch phối hợp các hoạt động nghiên cứu khoahọc, công nghệ giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học, cao đẳng; tham gia xây dựngcác trường đại học xuất sắc.e) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Uỷban nhân dân các cấp quy hoạch quỹ đất cho các cơ sở giáo dục.g) Các Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, BộThông tin và Truyền thông và các bộ ngành khác theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạothực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 trong phạm vi thẩm quyền; xây dựng quyhoạch, kế hoạch phát triển đào tạo nhân lực 5 năm và hàng năm, các chương trình, đề án pháttriển đào tạo nhân lực của bộ, ngành phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020,Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011 – 2020; chỉ đạo, tổ chức thực hiện,kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của bộ,ngành; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác triển khai thực hiện cácnhiệm vụ phát triển giáo dục trên phạm vi toàn quốc.h) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phát triển giáodục trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển giáodục đến năm 2020, kế hoạch phát triển giáo dục 5 năm và hàng năm, các chương trình, đề ánphát triển giáo dục của địa phương phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020,Chiến lược, Quy hoạch phát triển nhân lực 2011 – 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hộicủa địa phương trong cùng thời kỳ; chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giáviệc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của địa phương.C.TÀI LIỆU HỌC TẬP[1] Phạm Viết Vượng (chủ biên), Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục vàđào tạo, NXB ĐHSP 2005[2] Luật Giáo dục 2009, NXBGD[3] Chiến lược phát triển giáo dục VN 2011 -2020[4] Điều lệ trường Mầm Non hiện hành[5] Điều lệ trường Tiểu học hiện hành[6] Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học hiện hành.[7] Phạm Viết Vượng, Quản lý hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục đào tạo, NXBĐHSP 2003D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬNCâu hỏi1. Tại sao nói giáo dục nước ta đang có những thời cơ và thách thức trong giai đoạn hiện nay?Phân tích nguyên nhân dẫn tới những thời cơ và thách thức đó của với giáo dục Việt nam ?222. Phân tích những quan điểm chỉ đạo về sự nghiệp đổi mới GD&ĐT ? Lấy ví dụ minh họa ?3. Theo anh (chị) làm thế nào để phát triển giáo dục Việt nam trong giai đoạn hiện nay?Thực hànhLiên hệ việc thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về GD&ĐT ở trườngphổ thông, địa phương của anh (chị) ?Thảo luậnPhân tích quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, rút ra kết luận sư phạmCHƯƠNG 3Luật Giáo dụcSố tiết: 06 (Lý thuyết: 05; bài tập, thảo luận:01 )A. MỤC TIÊU- Giúp sinh viên hiểu được sự cần thiết phải ban hành luật giáo dục, nội dung cơ bản của LuậtGiáo dục; những qui định chung, hệ thống giáo dục quốc dân, nhà trường và các cơ sở giáo dụckhác, nhà giáo, người học, quản lí nhà nước về giáo dục;- Sinh viên vận dụng các kiến thứcề trong luật giáo dục vào thực tiễn giáo dục địa phương- Giáo dục cho sịnh viên hiểu và làm theo những qui định trong luật giáo dụcB. NỘI DUNG3.1. Sự cần thiết phải ban hành luật giáo dục3.1.1. Luật giáo dục là gì ?Luật giáo dục là văn bản pháp luật về nền giáo dục quốc dân của nước CHXHCN Việt nam3.1.2. Tính chất của nền giáo dục XHCN Việt nam- Đó là nền giáo dục của nhân dân, đem lại giá trị giáo dục cho mọi người .- Đó là một nền giáo dục dân chủ.- Đó là một nền giáo dục phát huy đầy đủ bản sắc dân tộc Việt nam, giáo dục truyền thụ một nềnvăn hoá dân tộc, chú trọng quốc ngữ, quốc văn, quốc sử- Đó là một nền giáo dục có tính khoa học, phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc; tiếp thu tinh hoavăn hoá hiện đại của nhân loại.- Đó là một nền giáo dục hiện đại.3.1.3. Vị trí, vai trò của nền GDXHCN Việt nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội theođường lối đổi mới3.1.3.1 Giáo dục là quốc sách hàng đầu- Coi mục tiêu giáo dục là mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội- Phải có sự đầu tư của Đảng, Nhà nước đúng tầm quan trọng của nó và bằng một bộ máy Nhànước có quyền lực tương ứng .- Đảm bảo các nguồn lực cho giáo dục3.1.3.2. Giáo dục là một bộ phận kết cấu hạ tầng, là nhân tố phát triển KT-XH, là con đường cơbản để CNH, HĐH, là nền văn hoá của đất nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc.3.1.3.3. Giáo dục là con đường chủ yếu, con đường cơ bản để chuẩn bị con người cho sự pháttriển bền vững của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường mở cửa3.1.4. Sự cần thiết phải ban hành luật giáo dụca. Luật giáo dục nước CHXHCN Việt Nam đảm bảo một số mục tiêu lớn:23- Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài- Mục tiêu đào tạo con người có+ Lý tưởng: Độc lập dân tộc và CNXH+ ý chí: Kiên cường+ Đạo đức: Trong sáng, bao dung+ Văn hoá: Đậm đà bản sắc dân tộc+ Năng lực: Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ+ Tri thức: Khoa học+ ý thức cộng đồng: Giao lưu, hoà nhập+ Sức khoẻ: Tốt+ Kế thừa xây dựng CNXH.b. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của nhà nước đối với nền giáo dục quốc dân- Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong việc đề ra chủ trương, đường lối vĩ mô, đảm bảo sự lãnhđạo của Đảng trong các thiết chế của hệ thống chính trị từ TƯ đến địa phương, nhấn mạnh vaitrò của cấp uỷ địa phương- Tăng cường quản lí nhà nước đối với giáo dục, thực hiện dân chủ hoá, đa dạng hoá, xã hội hoácông tác giáo dục.- Dân chủ hoá GD, thực hiện nền giáo dục “ Của dân, do dân, vì dân” dân chủ hoá quá trình giáodục và quản lí giáo dục.- Đa dạng hoá các loại hình học tập, tập trung, tại chức, các loại hình nhà trường ( Công lập, dânlập, tư thục). đa dạng hoá việc tổ chức quá trình đào tạo (Niên chế, học chế, mođun)- Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục.- Giáo dục gắn với cộng đồng, ở đâu có cộng đồng người thì ở đó có hoạt động giáo dụcc. Thể chế hoá những điều kiện để phát triển giáo dục theo yêu cầu đổi mới:- Có cơ cấu đào tạo phù hợp với sự phát triển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu xã hội.- Có chính sách và phương thức đặc biệt để đào tạo nhân lực, nhân tài- Đảm bảo việc trang bị và sử dụng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học theo hướng đồng bộ,chuẩn mực và từng bước hiện đại hoá.- Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định trong việc giảng dạy, giáo dục và tổ chức, hướng dẫnhọc sinh học tập.- Phát huy vai trò chủ động, tích cực của người học trong quá trình đào tạo.d. Sự cần thiết phải ban hành Luật giáo dục 2009- Luật giáo dục 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 tạo cơ sở pháp lý quan trọng chotổ chức và hoạt động giáo dục. Qua 3 năm thực hiện, Luật giáo dục đã góp phần phát triểnsự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đàotạo nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật đã nảy sinhmột số điểm chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tiễn, một số nội dung cần sửa đổi, bổsung cho rõ ràng hơn, dễ hướng dẫn, dễ thực hiện. Những sửa đổi, bổ sung Luật giáo dụctạo cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũnhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện chế độ chính sách đối với người học, tạođiều kiện cho sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ hơn.- Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục 2009 lần này nhằm tiếp tục thực hiện phâncấp mạnh mẽ hơn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.24- Trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ kinh tế thếgiới, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục để phù hợp với các cam kết quốctế, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên, quản lý tốt hơn hoạtđộng hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.3.1.5. Những cơ sở để xây dựng luật giáo dục 2009- Hiến pháp năm 1992 ( điều 35) Giáo dục là quốc sách hàng đầu- Luật GD 2005- Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em- Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1992)- Lịch sử giáo dục và thực tiễn 50 năm xây dựng nền giáo dục- Kinh nghiệm phát triển giáo dục và xây dựng luật của các nước3.2. Nội dung cơ bản của luật giáo dục3.2.1. Những qui định chungNhững quy định chung của luật Giáo dục 2009 nằm trong chương 1, gồm 20 điều- Điều1: Phạm vi điều chỉnh của luật GD- Điều2: Mục tiêu GD- Điều3: Tính chất, nguyên lí GD- Điều4: Hệ thống GDQD- Điều5: Yêu cầu về ND,PP giaó dục- Điều6: Chương trình GD- Điều7: Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và các cơ sở GD khác- Điều8: Văn bằng chứng chỉ- Điều9: Phát triển GD- Điều10: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân- Điều11: Phổ cập GD- Điều12: XHH sự nghiệp GD- Điều13: Đầu tư cho GD- Điều14: Quản lí NN về GD-Điều15: Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo- Điều16 : Vai trò trách nhiệm của CBQLGD- Điều17 : Kiểm định chất lương GD- Điều18 : Nghiên cứu khoa học- Điều19: Không truyền bá tôn giáo trong các trường, cơ sở GD khác- Điều20: Cấm lợi dụng các hoạt động GD3.2.2 Hệ thống giáo dục quốc dânChương II. Hệ thống GDQD Từ điều 21 đến điều 47- Điều 21: Giao dục mầm non- Điều22: MT của GDMN- Điều23: Yêu cầu về ND,PP GDMN- Điều24: Chương trình GDMN- Điều25: CS GDMN- Điều26: GDPT- Điều27: MT của GD PT25