DDoS là gì? Phân biệt tấn công từ chối dịch vụ DoS và DDoS
DDoS và DoS là những thuật ngữ quen thuộc trong ngành công nghệ thông tin. Trong thời gian gần đây, những cuộc tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu quy mô lớn trên thế giới đều có sự xuất hiện của 2 thuật ngữ này.Vậy DoS và? Chúng gây ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống, máy chủ và hoạt động của các doanh nghiệp? Cùng Mắt Bão tìm hiểu sự khác biệt giữa 2 khái niệm này qua bài viết sau đây.
Xem thêm:
DDoS là gì?
Mục Lục
1. DDoS là gì?
DDoS là viết tắt của Distributed Denial of Service, có nghĩa là từ chối dịch vụ phân tán. DDoS là một dạng tấn công server chứa website, gây cạn kiệt tài nguyên hệ thống máy chủ, ngập lưu lượng băng thông internet và làm gián đoạn kết nối của người dùng. Trên đây là những khái niệm cơ bản giúp bạn hiểu được “DDoS và tấn công DDoS là gì?”.
Đây là kiểu tấn công phân tán, các đối tượng không chỉ sử dụng máy tính của mình mà lợi dụng cả máy tính người dùng để tấn công DDoS. Cụ thể, chúng sẽ chiếm dụng quyền kiểm soát máy tính của người dùng và gửi yêu cầu, dữ liệu đến một website hay một địa chỉ email nào đó. Tấn công DDoS ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp, với 3 kiểu cơ bản:
- Volume – based: dùng lưu lượng truy cập cao nhằm làm tràn ngập băng thông mạng.
- Protocol: chủ yếu khai thác các tài nguyên trên máy chủ.
- Application: là kiểu tấn công nguy hiểm nhất, tập trung vào các ứng dụng website.
DDoS là hình thức tấn công phân tán
2. DoS là gì?
Ngoài “DDoS là gì?” thì DoS cũng là một thuật ngữ được nhiều người quan tâm. DoS là từ viết tắt của Denial of Service, tiếng Việt có nghĩa là từ chối dịch vụ. DoS là cuộc tấn công nhằm mục đích đánh sập máy chủ hoặc mạng, ngăn chặn việc truy cập của người dùng khác. Nạn nhân của những cuộc tấn công DoS thường là máy chủ web của các đơn vị cao cấp như chính phủ, ngân hàng, mạng xã hội, doanh nghiệp truyền thông, các trang thương mại điện tử, trang báo…
DoS tấn công bằng cách “tuồn” một lượng lớn traffic hoặc gửi các thông tin có thể kích hoạt sự cố đến hệ thống, máy chủ và mạng mục tiêu. Khi đó, mục tiêu bị tấn công sẽ không thể xử lý các tác vụ, dẫn đến tình trạng quá tải. Hình thức tấn công này khiến cho người dùng hợp pháp (gồm chủ tài khoản, thành viên, nhân viên) không truy cập được vào dịch vụ hay tài nguyên mà họ mong muốn.
DoS là từ viết tắt của Denial of Service có nghĩa là từ chối dịch vụ
3. Tìm hiểu sự khác biệt giữa DoS và DDoS
DDoS và DoS là các thuật ngữ rất dễ bị nhầm lẫn với nhau, nhất là với những ai chưa có nhiều kiến thức liên quan đến công nghệ thông tin.
Sự khác biệt giữa DDoS và DoS
Để phân biệt được 2 khái niệm trên, bạn có thể xem bảng dưới đây:
Tiêu chíDoSDDoSSố lượng hệ thống tấn côngChỉ có 1 hệ thống nhắm mục tiêu vào hệ thống nạn nhânNhiều hệ thống cùng tấn công vào hệ thống nạn nhânVị trí gửi gói dữ liệuPC bị nhắm mục tiêu load gói dữ liệu được gửi từ 1 vị trí duy nhấtPC bị nhắm mục tiêu load gói dữ liệu được gửi từ nhiều vị trí khác nhauTốc độ tấn côngChậm hơn so với DDoSNhanh hơn so với DoSKhả năng ngăn chặn tấn côngDễ dàng hơn vì kẻ tấn công chỉ dùng 1 hệ thốngKhó khăn hơn vì kẻ tấn công dùng nhiều thiết bị và từ nhiều vị trí khác nhauSố lượng thiết bị tấn côngChỉ 1 thiết bị duy nhấtNhiều bot được sử dụng và tấn công đồng thờiKhả năng theo dõi tấn côngDễ theo dõiKhó theo dõiLưu lượng truy cập đến mạng nạn nhânLưu lượng thấp hơn so với tấn công DDoSLưu lượng lớnCác loại tấn công1. Tràn bộ đệm2. ICMP flood hoặc Ping of Death3. Teardrop Attack1. Băng thông (Volumetric)2. Phân mảnh dữ liệu (Fragmentation Attack)3. Khai thác lỗ hổng trong ứng dụng (Application Layer Attack)
4. Tác hại của DoS và DDoS
Về cơ bản, đây đều là những cuộc tấn công mạng nguy hiểm, gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng. Vậy tác hại của DoS và DDoS là gì và làm thế này để ngăn chặn nó?
Những hậu quả điển hình khi DoS và DDoS tấn công:
- Sập hệ thống và máy chủ, khiến người dùng không thể truy cập được.
- Doanh nghiệp sở hữu hệ thống, máy chủ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt doanh thu và phải tiêu tốn một khoản phí để khắc phục sự cố.
- Gây gián đoạn, suy giảm hiệu suất công việc do mất kết nối mạng.
- Mất uy tín thương hiệu và khách hàng do không truy cập được website.
- Gây thất thoát tiền bạc, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.
DDoS và DoS gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống, máy chủ và hoạt động doanh nghiệp
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công từ chối dịch vụ và từ chối dịch vụ phân tán. Để chống DDoS và Dos, bạn có thể thực hiện các phương pháp sau:
- Cài đặt và sử dụng các phần mềm chống virus hiện đại cho máy tính.
- Cài đặt và cấu hình tường lửa để giới hạn lưu lượng.
- Tuân thủ các hướng dẫn an toàn về phân phối địa chỉ email.
- Sử dụng bộ lọc email để quản lý lưu lượng hiệu quả hơn.
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán không chỉ để lại hậu quả xấu cho website mà còn gây ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh, lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên của Mắt Bão đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “DDoS là gì?” cũng như nắm được sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ DoS và DDoS.
Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi Mắt Bão.
Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999
TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456
Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html