Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh (viêm da tiết bã) do đâu? Cách trị cứt trâu an toàn, hiệu quả

Khi mẹ nhìn thấy con mình có những mảng sần sùi như vảy trên da đầu không biết từ đâu ra, mẹ có thể thấy hoảng sợ và lo lắng. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng nhé, hiện tượng này được gọi là “cứt trâu” – là một hiện tượng vô hại, thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể tham khảo một số cách chữa trị cứt trâu hiệu quả cho bé trong bài viết dưới đây của Huggies nhé.

Tham khảo thêm: Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì?

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh, hay còn được gọi là sài đầu, viêm da tiết bã, là tình trạng da đầu của trẻ xuất hiện những mảng bám màu vàng. Chúng thường tập trung thành một vùng, hoặc rải rác trên toàn bộ da đầu, hoặc còn có thể đóng vảy ở chân mày và mang tai của trẻ. Khi mới hình thành, cứt trâu thường có màu trắng như gàu, mềm, nhưng nếu để lâu ngày, mảng bám này sẽ cứng dần và chuyển sang màu nâu xám.

Ngoài da đầu, hiện tượng trẻ sơ sinh bị cứt trâu có thể xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể trẻ như trên mặt, đằng sau tai, khu vực mặc tã, và nách. Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều bị cứt trâu. Theo Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP), có khoảng 10% trẻ sơ sinh trai và 9,5% trẻ sơ sinh gái gặp phải tình trạng này.

Tham khảo thêm: 

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da đầu của trẻ xuất hiện những mảng bám màu vàng (Nguồn: Sưu tầm)

Cứt trâu ở trẻ sơ sinh xuất hiện khi nào?

Cứt trâu thường phổ biến ở trẻ sơ sinh trong khoảng từ 2 đến 10 tuần tuổi và có thể tự khỏi sau khi bé được 8 đến 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, cũng có trường hợp kéo dài đến khi bé 4 tuổi và thậm chí là có thể tái phát khi bé đến tuổi dậy thì.

Mẹ có biết:

Cứt trâu không chỉ xuất hiện ở mỗi vùng đầu bé mà còn thể xuất hiện ở vùng sau tai, nách,… và cả vùng mặc tã của bé. Do đó, mẹ cần chú ý sử dụng cho bé một loại tã có khả năng thấm hút tốt, tạo sự khô thoáng nhanh để da bé không bị hằm bí, bít tắc lỗ chân lông tạo điều kiện cho viêm da tiết bã phát triển. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,… Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Ngoài ra, thương hiệu tã, bỉm Huggies còn có dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade

Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh (Nguồn: Huggies)

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cứt trâu

  • Khi có những dấu hiệu sau trên đầu thì chứng tỏ bé đã bị cứt trâu, các mẹ lưu ý nhé:
  • Trên đầu bé xuất hiện những vảy cứng màu nâu hoặc màu vàng.
  • Trên các mảng bám này có vảy và kèm theo hiện tượng nứt nẻ.
  • Một số mảng bám có thể có hiện tượng bóng nhờn và nứt nẻ, dưới vảy da đỏ ướt.
  • Chân mày và mang tai bé có thể bị đóng váng.
  • Vùng cứt trâu bị rụng tóc.
  • Bé cảm thấy khó chịu, ngứa ngày nên có thể quấy khóc.

Tham khảo thêm:

 

Click xem ngay những vấn đề thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh (Nguồn video: Huggies Việt Nam)

Cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh do đâu mà có?

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng cứt trâu ở bé sơ sinh. Phần lớn cho rằng nguyên nhân hình thành cứt trâu có thể là do các nguyên nhân phổ biến sau:

Tuyến bã nhờn nang lông

Các tuyến bã nhờn trên da đầu trẻ hoạt động mạnh sẽ tăng cường tiết bã nhờn, khiến bã nhờn kết dính với tế bào chết. Lúc này, quá trình tái tạo tế bào mới sẽ bị cản trở và tế bào chết cứ tích tụ, tạo thành mảng sần sùi trên da đầu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh.

Vấn đề vệ sinh

Nếu mẹ bầu không tắm rửa và vệ sinh vùng da đầu cho con đúng cách thì bụi bẩn sẽ tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó cũng gây ra các mảng bám trên da đầu của trẻ.

Bên cạnh đó, do cơ thể của trẻ còn mềm yếu, nên nhiều mẹ không dám tác động quá mạnh. Thậm chí nhiều mẹ chỉ dùng khăn lau sơ người mà không vệ sinh sạch sẽ, vô tình khiến trẻ bị cứt trâu.

Tham khảo thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh sao cho đúng?

Tiêu hóa kém

Tình trạng tiêu hóa kém là một yếu tố về cơ địa, gây nên vấn đề da tiết bã nhờn nhiều. Khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động kém, lượng vitamin và biotin không được cơ thể hấp thụ đủ, dẫn đến tình trạng da tiết dầu thừa, dần hình thành các mảng bám trên da đầu.

Tham khảo thêm: Cách dùng men vi sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thời tiết nóng

Khi vào thời tiết nóng mùa hè, trẻ sơ sinh thường phải đội mũ. Điều này cũng góp phần khiến da đầu trẻ sơ sinh bị cứt trâu. Bởi khi tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh sẽ dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã.

Tham khảo thêm: 

Thời tiết nóng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị cứt trâu

Tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh khi thời tiết nóng dễ khiến lỗ chân lông bít tắc, dẫn đến tình trạng viêm da tiết bã (Nguồn: Sưu tầm)

Cách trị cứt trâu cho trẻ sơ sinh

1. Gội đầu sạch sẽ, massage da đầu bé

Mẹ lưu ý nên gội đầu hàng ngày cho bé để loại bỏ các tế bào da chết và bã nhờn thừa trên da đầu, và nên sử dụng các loại dầu gội chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Mẹ nên cẩn thận không để xà phòng rơi vào mắt bé và không nên dùng dầu gội người lớn, để bé không bị kích ứng da đầu. Gội đầu quá nhiều lần trong ngày hoặc nhiều hơn số lần gợi ý, có thể làm bé bị khô da đầu và khiến tình trạng cứt trâu tồi tệ hơn. Vì vậy, ngay khi tình trạng cứt trâu đã được kiểm soát hoặc thuyên giảm, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để thay đổi tần suất gội đầu cho bé phù hợp, mẹ nhé.

2. Chải tóc cho bé

Sau khi gội sạch tóc và da đầu cho bé, mẹ có thể nhẹ nhàng chải tóc cho bé bằng lược mềm dành cho trẻ sơ sinh. Lúc này, các vảy không còn bám chặt vào da đầu bé nên dễ bong ra hơn. Mẹ có thể chọn mua những loại lược chuyên biệt để chải cứt trâu cho bé hoặc  mẹ cũng có thể dùng bàn chải đánh răng mới và chải thật nhẹ nhàng cho bé.

3. Bôi thuốc

Mẹ không nên tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc bán lẻ khi chưa đưa bé thăm khám qua các bác sĩ chuyên khoa.

4. Sử dụng tinh dầu cho bé

Cũng như bôi thuốc, mẹ hãy nhờ các bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng một loại tinh dầu nào cho bé. Sử dụng tinh dầu kháng khuẩn có thể giúp chống lại cứt trâu do nấm men gây ra và tinh dầu chống viêm có thể làm dịu da đầu. Khi chọn tinh dầu, mẹ có thể chọn tinh dầu chanh hoặc phong lữ. Một số người đề nghị dùng tinh dầu tràm trà, nhưng mẹ lưu ý loại dầu này có thể không an toàn với trẻ nhỏ và nên tránh dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Cách trị cứt trâu cho bé hiệu quả

Gội đầu cho bé sạch sẽ giúp loại bỏ bã nhờn, tế bào chết là cách trị cứt trâu cho trẻ hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

Các cách chữa cứt trâu bằng mẹo dân gian khác

1. Sử dụng chanh tươi

Trong chanh có thành phần axit cao có công dụng làm sạch tế bào chết hiệu quả, còn vitamin sẽ trong chanh sẽ giúp nuôi dưỡng tóc của bé.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cắt 1 quả chanh tươi, pha với 2 lít nước ấm.
  • Bước 2: Chuẩn bị 1 chiếc khăn xô, thấm khăn vào nước chanh rồi xoa nhẹ lên đầu của bé.
  • Bước 3: Mẹ massage đầu nhẹ nhàng cho bé khoảng khoảng 5 phút cho nước chanh ngấm vào.
  • Bước 4: Gội đầu lại cho bé bằng nước sạch. Sau khi gội xong, mẹ có thể thấy mảng cứt trâu vẫn còn bám trên da đầu bé, nhưng khi tóc khô, những lớp vảy đó sẽ dần bong ra. Lúc này, mẹ có thể sử dụng lược để chải tóc nhẹ nhàng, giúp lớp vảy bong nhanh.

Lưu ý: Mẹ không dùng trực tiếp nước cốt chanh xoa lên vùng da bị cứt trâu, vì hàm lượng axit cao có thể khiến da đầu bé bị tổn thương.

2. Sử dụng nước chè xanh

Nước chè xanh có hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa cao giúp làm sạch da đầu, trị ngứa và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nồi nước chè xanh, đợi tầm 15 – 20 phút để tinh chất trong chè ngấm ra nước.
  • Bước 2: Lấy khăn xô đã thấm nước chè, đắp lên phần da đầu có các mảng cứt trâu của bé.
  • Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút và đợi tầm 5 phút để nước chè thấm vào da đầu của bé.
  • Bước 4: Gội sạch đầu cho bé lại với nước ấm.

Tham khảo thêm: 10 điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé

3. Sử dụng dầu dừa

Các mẹ có thể sử dụng dầu dừa để chữa tình trạng bé bị cứt trâu, bởi trong dầu dừa có axit lauric giúp loại bỏ vi khuẩn, nấm và giúp cung cấp độ ẩm cho da.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bôi một ít dầu dừa lên vùng da bị cứt trâu của bé.
  • Bước 2: Massage nhẹ nhàng trong 1 phút và đợi khoảng 3 – 5 phút để dầu dừa ngấm vào chân tóc của trẻ.
  • Bước 3: Sử dụng lược chải tóc cho bé theo một hướng để làm sạch mảng bám.
  • Bước 4: Gội đầu lại cho bé với dầu gội chuyên dụng dành cho trẻ sơ sinh, xả sạch và thấm khô tóc cho bé ngay.

Tham khảo thêm:

4. Sử dụng bồ kết

Một trong những mẹo dân gian để chữa cho trẻ bị cứt trâu là sử dụng bồ kết, bởi nguyên liệu này chứa nhiều thành phần flavonozit và saponaretin. Các hoạt chất này giúp chống lại vi khuẩn, saponin có trong bồ kết cũng giúp làm sạch tóc, loại bỏ đi dầu nhờn, trị gàu, trị ngứa cho bé hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Dùng 1 – 2 quả bồ kết đem nướng qua rồi hãm với nước đun sôi trong 15 phút.
  • Bước 2: Dùng khăn mềm bôi lên những vùng da bị cứt trâu của trẻ. Trường hợp bé bị nhiều hoặc nặng, mẹ có thể giã nhỏ bồ kết, vắt lấy nước cốt rồi bôi trực tiếp lên da.
  • Bước 3: Đợi khoảng 10 phút rồi gội đầu lại cho bé bằng nước sạch.

5. Sử dụng sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ mà còn có giúp làm mềm da, bong tróc các da chết trên cơ thể của bé, giúp bé tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Cách thực hiện: Các mẹ chỉ cần thoa vài giọt sữa mẹ lên vùng da bị cứt trâu của bé 1 – 2 lần/ngày. Sau một thời gian, các mảng cứt trâu trên đầu của trẻ sẽ dần biến mất.

Tham khảo thêm: Lợi ích cho con bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu

6. Vỗ bằng khăn khô và mềm

Sau khi tắm gội sạch sẽ cho trẻ, mẹ hãy dùng một chiếc khăn khô, vải mềm lau khô tóc cho bé, đồng thời, vỗ nhẹ lên những mảng cứt trâu trên da đầu. Mẹ cũng có thể sử dụng một chiếc lược để chải nhẹ, giúp phần cứt trâu bong ra nhanh chóng.

Sử dụng lược để làm bong các mảng cứt trâu trên da đầu của bé

Mẹ hãy dùng một chiếc lược chải nhẹ lên da đầu của bé giúp các mảng cứt trâu bong ra (Nguồn: Sưu tầm)

Lưu ý khi điều trị trẻ bị cứt trâu

Để quá trình điều trị trẻ bị cứt trâu hiệu quả, mẹ nên chú ý một số điều sau đây:

  • Không nên dùng tay, lược cứng để cạo phần cứt trâu trên da đầu của trẻ vì có thể làm bé bị đau, da bị tổn thương.
  • Không dùng dầu gội có hóa chất mạnh hoặc để dầu gội dính vào mắt bé.
  • Sử dụng nước ấm ở phòng kín gió, nhẹ nhàng massage và dùng khăn xô nhỏ để gội đầu cho bé.
  • Không gội đầu cho bé quá lâu và mặc lại quần áo cho trẻ ngay khi gội xong.
  • Không gội đầu cho bé hơn 1 lần/ngày để phòng ngừa việc khô da đầu và cứt trâu xuất hiện nhiều hơn.

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị cứt trâu

Trước khi sinh con, mẹ có thể tham gia các lớp học tiền sản để trang bị cho mình các kiến thức cần thiết trước khi mang thai và chuẩn bị vững chắc tâm lý trước khi sinh con. Từ đó, mẹ có thể chăm sóc trẻ đúng cách và đầy đủ hơn. Các hiện tượng ngoài da như cứt trâu cũng sẽ không làm khó mẹ. Mẹ có thể thực hiện những điều sau để phòng ngừa hiện tượng cứt trâu cho bé yêu nhà mình như:

Gội đầu hằng ngày bằng dầu gội dành riêng cho bé, có thể chải đầu kèm massage da đầu cho bé bằng bàn chải mềm. (Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh sao cho đúng)

  • Giữ cho da đầu bé được sạch, khô.
  • Vào những ngày ấm áp, mẹ không cần đội mũ cho bé vì có thể gây bí hơi và ẩm da đầu. Khi chọn mũ, mẹ nên chú ý lựa chọn những chiếc mũ có chất liệu cotton mềm mại cho bé, mẹ nhé.
  • Nếu bé có biểu hiện căng thẳng như: ngáp, cau mày, vặn vẹo hoặc vẫy tay và chân, mẹ nên tìm cách giảm căng thẳng cho bé. Vì căng thẳng có thể là tác nhân khiến cứt trâu xuất hiện hoặc trở lại sau thời gian chữa trị thành công.
  • Hãy đảm bảo con yêu được ngủ đủ giấc, ít nhất 14 – 17 giờ mỗi ngày. Thiếu ngủ cũng là một tác nhân tiềm năng khiến bé bị cứt trâu. (Tham khảo: Cách giúp bé ngủ ngon).
  • Một số tài liệu cho thấy viêm da tiết bã có thể phát triển do thiếu hụt chất dinh dưỡng nhất định. Vì vậy, mẹ hãy đảm bảo bé yêu nhà mình có một chế độ dinh dưỡng phù hợp và dễ hấp thu nhé.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải thích thêm rằng: 

bac si

Cứt trâu thường xuất hiện ở những vị trí tiết bả và mồ hôi nhiều. Những vùng này nếu không được vệ sinh kỹ sẽ ứ đọng chất nhờn tạo thành cứt trâu. Muốn làm sạch cứt trâu, mẹ cần dùng dầu em bé (baby oil) bôi lên và chà xát kỹ thì cứt trâu mới bong tróc từ từ. 

Để phòng tránh cứt trâu đơn giản là mẹ sẽ tắm bé kỹ bằng xà phòng không cay mắt của trẻ sơ sinh, chú ý vùng da đầu ngay mỏ ác, lông mày…, vì tâm lý sợ bé đau, nước vào mắt hoặc sợ ảnh hưởng não nên không kỳ cọ kỹ vùng này dẫn đến mảng nhờn bám không được làm sạch, dần dần sẽ tạo thành cứt trâu.

bac si

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị cứt trâu

Giữ cho da đầu bé được sạch, khô là một trong những cách phòng ngừa trẻ bị cứt trâu (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Đa số các trường hợp cứt trâu có thể tự khỏi và không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, nhưng nếu mẹ thấy các dấu hiệu sau, hãy đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay:

  • Tình trạng đóng vảy dày và lan rộng trên da đầu, da mặt bé.
  • Vùng đóng vảy bị chảy máu.
  • Vùng đóng vảy có mùi lạ, khó chịu.

Nếu không đưa bé đi thăm khám kịp thời, những mảng bám sẽ xuất hiện trên đầu bé ngày càng nhiều, trở thành môi trường lý tưởng để cho vi khuẩn phát triển và sinh ra nấm pityrosporum ovale gây ngứa, hoặc phát triển thành mụn nhọt. Thậm chí, có một số bé có thể bị rụng hết tóc ở vùng bị cứt trâu vì lượng chất nhờn tiết ra quá nhiều, gây bít lỗ chân lông của tóc nên làm chậm quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và làm rụng tóc.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?

Đọc xong bài viết trên, Huggies hy vọng mẹ đã biết cách xử lý nếu thấy bé yêu bị cứt trâu trên đầu. Nếu còn những băn khoăn cần lời giải đáp, mẹ hãy truy cập chuyên mục Chăm sóc bé hoặc Góc chuyên gia Huggies ngay nhé!