Cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay Thực trạng và – Tài liệu text

Cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.59 KB, 16 trang )

7. Cưỡng chế hành chính trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay – Thực
trạng và giải pháp.
B. MỞ ĐẦU
Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước,
được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung
là việc chấp hành hiến pháp, luật pháp, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền
lực nhà nước, nhằm tổ chức một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây
dựng kinh tế, văn hóa xã hội và hành chính – chính trị ở nước ta. Quản lý hành
chính nhà nước được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: thuyết
phục, cưỡng chế, hành chính hay phương pháp kinh tế. Trong các phương pháp trên
thì phương pháp cưỡng chế là một trong những phương pháp thường xuyên được
sử dụng và đem lại hiệu quả quản lý cao. Hiện nay cưỡng chế hành chính trong
quản lý hành chính nhà nước đã ghóp phần to lớn vào công việc quản lý hành chính
nhà nước, đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại
nhiều khó khăn vướng mắc cần phải sửa đổi, khắc phục nhằm hoàn thiện nền hành
chính Qốc gia.
B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT
1. Khái niệm phương pháp quản lý hành chính nhà nước và cưỡng chế hành
chính nhà nước
1.1. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức mà chủ thể quản lý
sử dụng để tác động lên các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành luật
hành chính. Các cách thức ở đây có thể là thuyết phục, cưỡng chế, kinh tế…Với
mỗi cách thức sẽ được áp dụng vào các trường hợp cụ thể và được phối hợp với
nhau một cách phù hợp.
1.2. Khái niệm cưỡng chế hành chính nhà nước
1

Phương pháp cưỡng chế là việc các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền sử dụng

các biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức phải
thực hiện hoặc không phải thực hiện những hành vi nhất định; hạn chế về quyền, tài
sản của cá nhân, tổ chức hoặc hạn chế tự do thân thể cá nhân.
Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhà
nước hay cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức các
hành vi vi phạm pháp luật hoặc nhằm ngăn chặn vi phạm hành chính xảy ra hoặc
nhằm khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… gây ra hoặc vì lý do an ninh –
quốc phòng.
Ví dụ: Chủ tịch UBND phường ra quyết định cưỡng chế phá bỏ phần bậc
tam cấp trước cửa nhà anh B do vi phạm về xây dựng trái pháp lấn ra vỉa hè.
2. Đặc điểm của phương pháp cưỡng chế
Phương pháp cưỡng chế có những đặc điểm đó là:
– Chủ thể thực hiện cưỡng chế phải là các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân, cảnh sát giao thông, hải quan…
– Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là các cá nhân, tổ chức nhất định
được quy định trong luật.
Ví dụ: cá nhân vi phạm luật giao thông, cá nhân vi phạm xây dựng trái phép,
doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường…
– Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cá
nhân, tổ chức bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hệ trực thuộc trên dưới
về tổ chức, mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát.
Ví dụ: Quan hệ giữa cảnh sát giao thông và người vi phạm các quy định về
an toàn giao thông.
– Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng theo thủ tục do pháp luật hành chính quy
định. Thông thường các thủ tục cưỡng chế hành chính thường đơn giản nhanh
chóng.
2

II. VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ
1. Vai trò
Trong giai đoạn hiện nay, cưỡng chế có vai trò rất quan trọng trong việc đảm
bảo pháp chế và kỉ luật nhà nước. Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn còn
nhiều tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá
trật tự quản lí hành chính nhà nước của nước ta, bên cạnh đó vẫn còn một số người
dân vẫn còn một số bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém, vẫn
không tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.
Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chế
không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, cho
kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Cưỡng chế là bạo
lực dựa trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật,
kỉ luật nhà nước, đồng thời vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ
quan, tổ chức có liên quan.
Biện pháp cưỡng chế được sử dụng ở những trường hợp cần thiết, khi phương
pháp thuyết phục không đạt lại hiệu quả như mong đợi. Cưỡng chế có một phần vai
trò trong việc răn đe các đối tượng quản lí khác, để họ thấy được sự nghiêm minh
của pháp luật.
2. Các nguyên tắc
Ở Việt Nam, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế đòi hỏi phải tuân theo các
nguyên tắc quan trọng sau:
Thứ nhất, chỉ áp dụng cưỡng chế khi nào thuyết phục không hiệu quả.
Ví dụ: Một hộ gia đình xây nhà vượt quá số tầng cho phép.Sau nhiều lần Uỷ ban
nhân dân quận nhắc nhở gia đình phá bỏ phần xây dựng trái phép nhưng gia đình

3

không thực hiện nên Uỷ ban nhân dân quận đã ra quyết định cưỡng chế để phá bỏ
phần xây dụng trái phép.

Thứ hai, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi nào có quyết định cụ thể
và rõ ràng, tuân theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.
Ví dụ: Trước khi tiến hành tháo dỡ một căn nhà xây dựng trái phép thì cần phải có
quyết định của cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thực hiện việc
cưỡng chế tháo dỡ căn nhà.
Thứ ba, khi cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì phải lựa chọn các
biện pháp mang đến thiệt hại ở mức thấp nhất cho đối tượng bị áp dụng.
Ví dụ: Khi phải áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ tầng thượng của một ngôi
nhà do xây dựng vượt múc cho phép thì các cơ quan chức năng cũng phải lựa chọn
các biện pháp tháo dỡ an toàn, hiệu quả nhất và gây ít ảnh hưởng nhất đến các tầng
bên dưới.
Thứ tư, ngay cả khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, vẫn phải tiếp tiến hành
thuyết phục để tạo cho đối tượng quản lý tự giác chấp hành các mệnh lệnh của chủ
thể quản lý.
Ví dụ: Khi tiến hành cưỡng chế tháo dỡ phần xây dựng trái phép của một căn nhà
thì cũng vẫn cần trao đổi, giải thích để chủ nhân ngôi nhà hiểu và hợp tác để việc
tháo dỡ được thực hiện dễ dàng.
III. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1.Nhóm biện pháp xử phạt hành chính
Nhóm biện pháp xử phạt hành chính là những hình thức, biện pháp áp dụng
đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhằm giáo dục, phòng ngừa vi phạm,
gồm các hình thức được quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012. Các biện pháp xử phạt hành chính bao gồm các biện pháp cụ thể như sau:
+ Cảnh cáo (Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)
4

+ Phạt tiền (Điều 23 và 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Ví dụ: – Xử phạt đối với hành vi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.
– Tại Quyết định số 131/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính về bảo

vệ môi trường do Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường Lê Quốc Trung ký
ngày 7/10/2008, quyết định xử phạt Công ty Vedan với tổng số tiền là 267 triệu 500
nghìn đồng về 12 nội dung vi phạm bảo vệ môi trường.
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ
hoạt động có thời hạn (Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Ví dụ: – Tước bằng lái xe ô tô.
– Tước giấy phép hoạt động của một phòng khám nha khoa khi phòng khám
đó có nhiều vi phạm nghiêm trọng.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 26 Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012).
Ví dụ: – Tịch thu gỗ lậu và phương tiện vận chuyển gỗ lậu.
– Tịch thu đồ cổ do buôn lậu.
+ Trục xuất (Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Ví dụ: Trục xuất người nước ngoài đến Việt Nam lao động trái phép
Các hình thức xử phạt hành chính nhằm giúp việc giải quyết hậu quả gây ra
do hành vi vi phạm hành chính được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả
nhất.
2. Nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra

5

Đây là nhóm các biện pháp áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức gây ra hậu
quả đối với xã hội như về vấn đề môi trường, mỹ quan đô thị,… Các biện pháp
khắc phục hậu quả bao gồm:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính
2012)
+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây
dựng không đúng với giấy phép được quy định (Điều 30 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012).

Ví dụ: Tòa nhà 8B Lê Trực bị cưỡng chế phá bỏ phần xây dựng trái phép do xây
quá số tầng quy định và mỗi tầng xây cao hơn so với thiết kế cho phép.
+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh được (Điều 31
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
Ví dụ: Công ty Formosa buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm này biển ở miền
Trung do công ty này đã xả nước thải chưa qua xử lý ra biển làm ô nhiễm biển
miền Trung gây nên tình trạng cá chết hàng loạt.
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái
xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện (Điều 32 Luật xử lý vi phạm hành chính
2012).
+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây
trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại (Điều 33 Luật xử lý vi
phạm hành chính 2012).
Ví dụ: – Tiêu hủy phân bón giả
– Tiêu hủy gia cầm nhập lậu

6

+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn (Điều 34 Luật xử lý vi
phạm hành chính).
Ví dụ: Thông tin hơn 60% nước mắm truyền thống có lượng Asen vượt ngưỡng
cho phép gây nguy hiểm cho người tiêu dùng của Vinastas là không có căn cứ bị
các cơ quan chức năng buộc Vinastas phải điều tra lại và công bố một kết quả chính
xác hơn.
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh
doanh, vật phẩm (Điều 35 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng (Điều 36 Luật xử lý
vi phạm hành chính 2012).
Ví dụ: Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu thu hồi 5 lô sản phẩm trà xanh C2

và nước tăng lực Rồng Đỏ có hàm lượng chì vượt mức công bố của Công ty TNHH
URC Hà Nội. Cụ thể là 2 lô trà xanh hương chanh C2 sản xuất ngày 11-1-2016 và
4-2-2016, 3 lô nước tăng lực hương dâu Rồng đỏ sản xuất ngày 14-1-2016, 19-22016 và 10-11-2015.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc
buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu
thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật (Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành
chính 2012)
3. Nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính
Nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
là các biện pháp được áp dụng khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hành
quyết định xử phạt. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính được quy
7

định tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Các hình thức cưỡng chế bao
gồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản
của cá nhân, tổ chức vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền để
bán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức đang giữ trong trường hợp cá
nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện pháp
khắc phục hậu quả (Khoản 2 Điều 86). Về thẩm quyền quyết định cưỡng chế được
quy định tại Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Việc thi hành quyết
định cưỡng chế được quy định tại Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Ví dụ: Công ty A trốn thuế và bị phạt 50 triệu đồng nhưng hết thời hạn nộp
phạp mà công ty vẫn không chịu nộp phạt. cơ quan thuế đã tiến hành phong tỏa tài
sản của công ty trong ngân hàng để truy thu thuế.
4. Nhóm biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Nhóm các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quy

định tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Các biện pháp cụ thể được
quy định trong Luật xử lý vi phamh hành chính 2012, bao gồm:
– Tạm giữ người (Điều 122).

Áp giải người vi phạm (Điều 124).

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ
hành nghề (Điều 125).

Khám người (Điều 127).

Khám phương tiện vận tải, đồ vật (Điều 128).

Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 129)

– Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm
thủ tục trục xuất (Điều 130).
8

– Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý

hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính
(Điều 131).
– Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn (Điều 132).
5. Nhóm biện pháp xử lý hành chính
Đây là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức
xử phạt hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính với người chưa thành niên vi
phạm hành chính bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.
Biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Các biện pháp xử lý hành chính được
quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, các biện pháp cụ thể bao gồm:
– Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 89).
– Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 91).
– Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 93).
– Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 95)
6. Nhóm biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp khắc phục, hạn chế
thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hoặc vì yêu cầu lợi ích chung
Phòng ngừa hành chính là nhóm biện pháp được sử dụng phổ biến trong
quản lý hành chính nhà nước ở mọi quốc gia. Phòng ngừa hành chính là biện pháp
do các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngăn
ngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cũng như bảo đảm
an toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh…
Nhóm biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hại
do thiên tai, dịch bệnh hoặc vì yêu cầu lợi ích chung bao gồm:
9

+ Kiểm tra giấy tờ của các đối tượng tham gia giao thông.
Ví dụ: Kiểm tra đăng kí xe, bằng lái xe…
+ Cấm đi qua khu vực nhất định khi có dấu hiệu mất an toàn.

Ví dụ: Cấm người dân đi qua một cây cầu sắp sập
+ Kiểm tra y tế bắt buộc thi có dịch bệnh.
Ví dụ: Người dân đi từ vùng đang xảy ra dịch cúm H5N1đến địa phương khác sẽ
phải kiểm tra sức khỏe.
+ Đóng cửa biên giới.
Ví dụ: Khi các nước có biên giới với nước ta xảy ra dịch bệnh thì Chính phủ đề
nghị đóng cửa biên giới để ngăn không cho dịch bệnh lây sang Việt Nam.
+ Trưng dụng, trưng mua.
Ví dụ: Khi một người dân đào được một cổ vật có ý nghĩa lịch sử quốc gia thì nhà
nước sẽ trưng mua.
+ Kiểm tra giấy tờ, tài liệu, văn bằng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật.
Ví dụ:Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu trong nhà ở của công dân khi có nghi ngờ về vi
phạm chế độ đăng ký tạm trú.
+ Ngăn cấm hoặc hạn chế xe cộ đi lại trên một tuyến đường khi xuất hiện nguy cơ
mất an toàn giao thông trong các trường hợp sửa lại đường sá, xây cầu cống, bão
lụt, cây đổ…
Ví dụ: Cấm người dân đi vào một đoạn đường đang sửa.
Ngoài những biện pháp phòng ngừa ở trên thì còn rất nhiều biện pháp khác
mà tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và địa phương mà có các biện
pháp phù hợp.
10

III. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
HÀNH CHÍNH HIỆN NAY VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
1. Thực trạng
Hiện nay, các tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tỷ lệ với sự phát
triển của kinh tế. Đòi hỏi sự linh động trong bộ máy quản lý hành chính. Nhưng
lĩnh vực cưỡng chế hành chính trong vi phạm hành chính hiện nay chưa hiệu quả,
do đó kéo theo nhiều hậu quả phát sinh. Việc cưỡng chế hành chính được thực hiện

theo Điều 86, Điều 87 và Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và
được quy định cụ thể tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính
phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
vi phạm hành chính. Mặc dù các văn bản trên đã quy định cụ thể về nguyên tắc,
trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế cũng như thẩm quyền ra quyết
định cưỡng chế nhưng thời gian qua, thực tiễn thực hiện các biện pháp cưỡng chế
hành chính của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp đang gặp phải một số khó
khăn, vướng mắc sau:
Thứ nhất, về lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ việc cưỡng chế,
hiện nay chưa có lực lượng chuyên trách đảm nhiệm tổ chức thực hiện quyết định
cưỡng chế hành chính, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ còn thiếu, phần lớn là
do người bị xử phạt tự giác thực hiện. Theo quy định thì những người có thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết
định xử phạt của mình và của cấp dưới, các cơ quan chức năng của ủy ban nhân
dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của chủ tịch ủy ban nhân dân
cùng cấp theo sự phân công của chủ tịch, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách
nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của
chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan khác
của nhà nước khi được các cơ quan đó yêu cầu. Tuy nhiên, quy định này khó khả
11

thi vì cơ quan xử phạt, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân không đủ lực
lượng để tổ chức cưỡng chế.
Thứ hai, đối với biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền
phạt để bán đấu giá và khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, đối tượng
vi phạm chủ yếu là người dân nghèo, không có nghề nghiệp và thu nhập thấp, đặc
biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, nên không có khả năng thi
hành quyết định xử phạt, tài sản của các đối tượng vi phạm cũng không có giá trị để
kê biên. Đối với một số ngành như ngành thuế, việc cưỡng chế hành chính đối với

các doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp bỏ trốn rất khó khăn vì không còn tài sản
để khấu trừ, kê biên. Ngoài ra việc khó cưỡng chế còn do thủ tục xác định tài sản
kê biên chưa thuận lợi, chưa có hướng dẫn xác định hàng hóa mất giá trị, không có
kho bãi giữ phương tiện vi phạm.
Thứ ba, đối với biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng của cá nhân,
tổ chức vi phạm, hình thức khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng khó thực hiện trên
thực tế vì hoạt động mua bán đa phần là thanh toán bằng tiền mặt, các cơ sở vi
phạm nợ tiền thuế hoặc các khoản nợ khác thường không có tài khoản tại ngân
hàng. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc khấu trừ tiền từ tài khoản
ngân hàng thiếu chặt chẽ. Do các ngân hàng vì mục đích kinh doanh và bảo vệ
khách hàng nên thường không tích cực phối hợp với cơ quan thi hành cưỡng chế
trong việc khấu trừ tiền.
Thứ tư, về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, ngoài chức danh chủ tịch ủy
ban nhân dân cấp xã, cấp huyện là một số ít chức danh cơ quan cấp huyện có thẩm
quyền ra quyết định cưỡng chế còn lại chủ yếu thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh.
Điều này dẫn đến việc cán bộ thi hành công vụ khi tham gia các đoàn kiểm tra tuy
phát hiện vi phạm nhưng tránh né xử lý. Mặt khác, Nghị định 166/2013/NĐ-CP đã
quy định thẩm quyền cưỡng chế của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nhưng trên
thực tế trong một số trường hợp quy định này không mang tính khả thi. Ví dụ công
12

tác định giá để xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn vì ủy ban nhân dân cấp xã không
có hội đồng định giá, nếu mời hội đồng định giá cấp trên thì chưa hợp lý bởi giá trị
tài sản cưỡng chế ở cấp xã không lớn.
Thứ năm, chi phí dành cho công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung,
cưỡng chế hành chính nói riêng còn hạn chế. Theo quy định thì cá nhân, tổ chức bị
cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng
chế. Tuy nhiên trong một số trường hợp rất khó thu, thậm chí ở một số địa phương
không thể thu được chi phí cưỡng chế. Nếu dùng ngân sách nhà nước thì vi phạm

luật ngân sách, nếu không dùng kinh phí ngân sách thì không có nguồn để thực
hiện. Ở một số địa phương hiện sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính để chi phí
cho việc cưỡng chế song hiện cũng không có quy định về vấn đề này
Thứ sáu, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dung các biện pháp
cưỡng chế hành chính cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khai
thực hiện cưỡng chế hành chính trong thực tiễn. Do không có quy định về thủ tuc
áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong một thời gian dài như vậy đã
dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính nhưng không cưỡng chế được và hậu quả là số lượng quyết định xử
phạt vi phạm hành chính mà người vi phạm chưa thực hiện còn khá lớn. Một số địa
phương đã phải “vượt rào” để ban hành văn bản trái thẩm quyền như “bản quy định
tạm thời”, “quyết định tạm thời”,… về trình tự, thủ tục cưỡng chế hành chính để áp
dụng trong địa phương mình. Ngoài ra quy định về mức xử phạt vi phạm hành
chính trong một số lĩnh vực hiện nay chưa phù hợp.
Thứ bảy, do không quy định lãi suất tăng lên nếu chậm thực hiện quyết định
xử phạt vi phạm hành chính nên nhiều trường hợp người vi phạm cố tình dây dưa
không chịu nộp phạt theo đúng thời hạn. Thủ tục bán đấu giá tài sản vi phạm hành
chính hiện nay cũng còn khá rườm rà. Mặc dù theo quy định là phải báo cáo Bộ
Công an để thông báo rộng rãi trong phạm vi cả nước, sau đó nếu không có người
13

đến nhận thì mới được bán đấu giá song lại không có quy định rõ về thời hạn thông
báo, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tổ chức thi hành cưỡng chế.
Thứ tám, trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, việc áp dụng cưỡng
chế cũng chưa đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Một số cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật, thoái hóa, biến chất, tham
nhũng vẫn chưa được xử lý nghiệm minh, đúng pháp luật. Điều đó gây ảnh hưởng
xấu đến kỷ cương xã hội nói chung, pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính
nhà nước nói riêng.

Những khó khăn, vướng mắc nêu trên đã dẫn đến tỷ lệ và hiệu quả cưỡng chế hành
chính không cao.
2 . Giải pháp khắc phục
Thứ nhất, cần tăng cường xây dựng một đội ngũ nhân lực chuyên biệt với
những cơ sở vật chất, phương tiện để thực thi công tác cưỡng chế.
Thứ hai, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và những bộ luật
liên quan đến quản lý hành chính nói riêng, sao cho phù hợp với thực tiễn. Khi tạo
ra những điều luật mới cần sự nghiên cứu đi sát thực tế đời sống, cần sự kết hợp
của nhiều cơ quan có liên quan và đặc biệt là ý kiến đóng góp của người dân.
Thứ ba, việc cưỡng chế là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, nên mọi quy
trình phải được đảm bảo các quy định, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp
luật, đồng thời phải đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan.
Thứ tư, giảm chi phí dành cho các công tác xử lý hành chính nói chung và
cưỡng chế hành chính nói riêng. Tăng nguồn tài chính cho việc thực hiện cưỡng
chế.
Thứ ba, nghiêm túc trong khâu bổ nhiệm, đào tạo, tuyển chọn cán bộ, công
chức và viên chức, đó sẽ là những người đại diện thực thi quyền lực nhà nước.
14

Tuyệt đối ngăn ngừa hành vi lạm quyền gây khó dễ cho người dân, nạn quan liêu,
cửa quyền.
Việc thực hiện các biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ góp phần khắc phục
được những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng
chế, từ đó đem lại hiệu quả quản lý cao nhất.

C. KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, biện pháp cưỡng chế có vai trò rất quan trọng đối
với việc đảm bảo pháp chế và kỉ luật nhà nước. Đặc biệt là trong quá trình hội nhập
phát triển hiện nay với rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh. Cưỡng chế góp

phần làm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt được hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay thì các biện pháp cưỡng
chế cũng cần phải thường xuyên được bổ sung và sửa đổi để phù hợp với thực tiễn
giúp cho quá trình áp dụng đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra cũng phải kết hợp
việc thực hiện phương pháp cưỡng chế với các phương pháp khác.

15

Tài liệu tham khảo
1. Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,
NXB Chính trị quốc gia, 2014.
2. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
3. />4. />
16

các biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức phảithực hiện hoặc không phải thực hiện những hành vi nhất định; hạn chế về quyền, tàisản của cá nhân, tổ chức hoặc hạn chế tự do thân thể cá nhân.Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế nhà nước do cơ quan nhànước hay cán bộ, công chức có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức cáchành vi vi phạm pháp luật hoặc nhằm ngăn chặn vi phạm hành chính xảy ra hoặcnhằm khắc phục thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh… gây ra hoặc vì lý do an ninh –quốc phòng.Ví dụ: Chủ tịch UBND phường ra quyết định cưỡng chế phá bỏ phần bậctam cấp trước cửa nhà anh B do vi phạm về xây dựng trái pháp lấn ra vỉa hè.2. Đặc điểm của phương pháp cưỡng chếPhương pháp cưỡng chế có những đặc điểm đó là:- Chủ thể thực hiện cưỡng chế phải là các cơ quan nhà nước, cá nhân, tổ chức cóthẩm quyền theo quy định của pháp luật.Ví dụ: Ủy ban nhân dân, cảnh sát giao thông, hải quan…- Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế là các cá nhân, tổ chức nhất địnhđược quy định trong luật.Ví dụ: cá nhân vi phạm luật giao thông, cá nhân vi phạm xây dựng trái phép,doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường…- Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính và cánhân, tổ chức bị áp dụng cưỡng chế không nằm trong quan hệ trực thuộc trên dướivề tổ chức, mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát.Ví dụ: Quan hệ giữa cảnh sát giao thông và người vi phạm các quy định vềan toàn giao thông.- Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng theo thủ tục do pháp luật hành chính quyđịnh. Thông thường các thủ tục cưỡng chế hành chính thường đơn giản nhanhchóng.II. VAI TRÒ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP CƯỠNG CHẾ1. Vai tròTrong giai đoạn hiện nay, cưỡng chế có vai trò rất quan trọng trong việc đảmbảo pháp chế và kỉ luật nhà nước. Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay vẫn cònnhiều tội phạm và vi phạm pháp luật, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phátrật tự quản lí hành chính nhà nước của nước ta, bên cạnh đó vẫn còn một số ngườidân vẫn còn một số bộ phận người dân có ý thức chấp hành pháp luật kém, vẫnkhông tự giác chấp hành các quy định của pháp luật.Nếu không có cưỡng chế thì kỉ luật nhà nước không được bảo đảm, pháp chếkhông được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển, chokẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước. Cưỡng chế là bạolực dựa trên cơ sở pháp luật, được bảo đảm việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật,kỉ luật nhà nước, đồng thời vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơquan, tổ chức có liên quan.Biện pháp cưỡng chế được sử dụng ở những trường hợp cần thiết, khi phươngpháp thuyết phục không đạt lại hiệu quả như mong đợi. Cưỡng chế có một phần vaitrò trong việc răn đe các đối tượng quản lí khác, để họ thấy được sự nghiêm minhcủa pháp luật.2. Các nguyên tắcỞ Việt Nam, việc sử dụng phương pháp cưỡng chế đòi hỏi phải tuân theo cácnguyên tắc quan trọng sau:Thứ nhất, chỉ áp dụng cưỡng chế khi nào thuyết phục không hiệu quả.Ví dụ: Một hộ gia đình xây nhà vượt quá số tầng cho phép.Sau nhiều lần Uỷ bannhân dân quận nhắc nhở gia đình phá bỏ phần xây dựng trái phép nhưng gia đìnhkhông thực hiện nên Uỷ ban nhân dân quận đã ra quyết định cưỡng chế để phá bỏphần xây dụng trái phép.Thứ hai, chỉ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khi nào có quyết định cụ thểvà rõ ràng, tuân theo đúng quy định về thẩm quyền, trình tự và thủ tục.Ví dụ: Trước khi tiến hành tháo dỡ một căn nhà xây dựng trái phép thì cần phải cóquyết định của cơ quan chức năng, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu thực hiện việccưỡng chế tháo dỡ căn nhà.Thứ ba, khi cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì phải lựa chọn cácbiện pháp mang đến thiệt hại ở mức thấp nhất cho đối tượng bị áp dụng.Ví dụ: Khi phải áp dụng biện pháp cưỡng chế tháo dỡ tầng thượng của một ngôinhà do xây dựng vượt múc cho phép thì các cơ quan chức năng cũng phải lựa chọncác biện pháp tháo dỡ an toàn, hiệu quả nhất và gây ít ảnh hưởng nhất đến các tầngbên dưới.Thứ tư, ngay cả khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, vẫn phải tiếp tiến hànhthuyết phục để tạo cho đối tượng quản lý tự giác chấp hành các mệnh lệnh của chủthể quản lý.Ví dụ: Khi tiến hành cưỡng chế tháo dỡ phần xây dựng trái phép của một căn nhàthì cũng vẫn cần trao đổi, giải thích để chủ nhân ngôi nhà hiểu và hợp tác để việctháo dỡ được thực hiện dễ dàng.III. CÁC NHÓM BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1.Nhóm biện pháp xử phạt hành chínhNhóm biện pháp xử phạt hành chính là những hình thức, biện pháp áp dụngđối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhằm giáo dục, phòng ngừa vi phạm,gồm các hình thức được quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính năm2012. Các biện pháp xử phạt hành chính bao gồm các biện pháp cụ thể như sau:+ Cảnh cáo (Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012)+ Phạt tiền (Điều 23 và 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).Ví dụ: – Xử phạt đối với hành vi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.- Tại Quyết định số 131/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính về bảovệ môi trường do Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường Lê Quốc Trung kýngày 7/10/2008, quyết định xử phạt Công ty Vedan với tổng số tiền là 267 triệu 500nghìn đồng về 12 nội dung vi phạm bảo vệ môi trường.+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉhoạt động có thời hạn (Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).Ví dụ: – Tước bằng lái xe ô tô.- Tước giấy phép hoạt động của một phòng khám nha khoa khi phòng khámđó có nhiều vi phạm nghiêm trọng.+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 26 Luật xử lý vi phạmhành chính 2012).Ví dụ: – Tịch thu gỗ lậu và phương tiện vận chuyển gỗ lậu.- Tịch thu đồ cổ do buôn lậu.+ Trục xuất (Điều 27 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).Ví dụ: Trục xuất người nước ngoài đến Việt Nam lao động trái phépCác hình thức xử phạt hành chính nhằm giúp việc giải quyết hậu quả gây rado hành vi vi phạm hành chính được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quảnhất.2. Nhóm các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây raĐây là nhóm các biện pháp áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức gây ra hậuquả đối với xã hội như về vấn đề môi trường, mỹ quan đô thị,… Các biện phápkhắc phục hậu quả bao gồm:+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (Điều 29 Luật xử lý vi phạm hành chính2012)+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xâydựng không đúng với giấy phép được quy định (Điều 30 Luật xử lý vi phạm hànhchính 2012).Ví dụ: Tòa nhà 8B Lê Trực bị cưỡng chế phá bỏ phần xây dựng trái phép do xâyquá số tầng quy định và mỗi tầng xây cao hơn so với thiết kế cho phép.+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh được (Điều 31Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).Ví dụ: Công ty Formosa buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm này biển ở miềnTrung do công ty này đã xả nước thải chưa qua xử lý ra biển làm ô nhiễm biểnmiền Trung gây nên tình trạng cá chết hàng loạt.+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc táixuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện (Điều 32 Luật xử lý vi phạm hành chính2012).+ Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, câytrồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại (Điều 33 Luật xử lý viphạm hành chính 2012).Ví dụ: – Tiêu hủy phân bón giả- Tiêu hủy gia cầm nhập lậu+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn (Điều 34 Luật xử lý viphạm hành chính).Ví dụ: Thông tin hơn 60% nước mắm truyền thống có lượng Asen vượt ngưỡngcho phép gây nguy hiểm cho người tiêu dùng của Vinastas là không có căn cứ bịcác cơ quan chức năng buộc Vinastas phải điều tra lại và công bố một kết quả chínhxác hơn.+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinhdoanh, vật phẩm (Điều 35 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng (Điều 36 Luật xử lývi phạm hành chính 2012).Ví dụ: Thanh tra Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu thu hồi 5 lô sản phẩm trà xanh C2và nước tăng lực Rồng Đỏ có hàm lượng chì vượt mức công bố của Công ty TNHHURC Hà Nội. Cụ thể là 2 lô trà xanh hương chanh C2 sản xuất ngày 11-1-2016 và4-2-2016, 3 lô nước tăng lực hương dâu Rồng đỏ sản xuất ngày 14-1-2016, 19-22016 và 10-11-2015.+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặcbuộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêuthụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật (Điều 37 Luật xử lý vi phạm hànhchính 2012)3. Nhóm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hànhchínhNhóm biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chínhlà các biện pháp được áp dụng khi hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính không tự nguyện chấp hànhquyết định xử phạt. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính được quyđịnh tại Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Các hình thức cưỡng chế baogồm: Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoảncủa cá nhân, tổ chức vi phạm; Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền đểbán đấu giá; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức đang giữ trong trường hợp cánhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; Buộc thực hiện biện phápkhắc phục hậu quả (Khoản 2 Điều 86). Về thẩm quyền quyết định cưỡng chế đượcquy định tại Điều 87 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Việc thi hành quyếtđịnh cưỡng chế được quy định tại Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính.Ví dụ: Công ty A trốn thuế và bị phạt 50 triệu đồng nhưng hết thời hạn nộpphạp mà công ty vẫn không chịu nộp phạt. cơ quan thuế đã tiến hành phong tỏa tàisản của công ty trong ngân hàng để truy thu thuế.4. Nhóm biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chínhNhóm các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được quyđịnh tại Điều 119 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Các biện pháp cụ thể đượcquy định trong Luật xử lý vi phamh hành chính 2012, bao gồm:- Tạm giữ người (Điều 122).Áp giải người vi phạm (Điều 124).Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉhành nghề (Điều 125).Khám người (Điều 127).Khám phương tiện vận tải, đồ vật (Điều 128).Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (Điều 129)- Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làmthủ tục trục xuất (Điều 130).- Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lýhành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính(Điều 131).- Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng,đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn (Điều 132).5. Nhóm biện pháp xử lý hành chínhĐây là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thứcxử phạt hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính với người chưa thành niên viphạm hành chính bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.Biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm về an ninh, trậttự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm. Các biện pháp xử lý hành chính đượcquy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, các biện pháp cụ thể bao gồm:- Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điều 89).- Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (Điều 91).- Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc (Điều 93).- Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (Điều 95)6. Nhóm biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp khắc phục, hạn chếthiệt hại do thiên tai, dịch bệnh hoặc vì yêu cầu lợi ích chungPhòng ngừa hành chính là nhóm biện pháp được sử dụng phổ biến trongquản lý hành chính nhà nước ở mọi quốc gia. Phòng ngừa hành chính là biện phápdo các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền áp dụng để ngănngừa những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cũng như bảo đảman toàn xã hội trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh…Nhóm biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp khắc phục, hạn chế thiệt hạido thiên tai, dịch bệnh hoặc vì yêu cầu lợi ích chung bao gồm:+ Kiểm tra giấy tờ của các đối tượng tham gia giao thông.Ví dụ: Kiểm tra đăng kí xe, bằng lái xe…+ Cấm đi qua khu vực nhất định khi có dấu hiệu mất an toàn.Ví dụ: Cấm người dân đi qua một cây cầu sắp sập+ Kiểm tra y tế bắt buộc thi có dịch bệnh.Ví dụ: Người dân đi từ vùng đang xảy ra dịch cúm H5N1đến địa phương khác sẽphải kiểm tra sức khỏe.+ Đóng cửa biên giới.Ví dụ: Khi các nước có biên giới với nước ta xảy ra dịch bệnh thì Chính phủ đềnghị đóng cửa biên giới để ngăn không cho dịch bệnh lây sang Việt Nam.+ Trưng dụng, trưng mua.Ví dụ: Khi một người dân đào được một cổ vật có ý nghĩa lịch sử quốc gia thì nhànước sẽ trưng mua.+ Kiểm tra giấy tờ, tài liệu, văn bằng nhằm ngăn ngừa những vi phạm pháp luật.Ví dụ:Kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu trong nhà ở của công dân khi có nghi ngờ về viphạm chế độ đăng ký tạm trú.+ Ngăn cấm hoặc hạn chế xe cộ đi lại trên một tuyến đường khi xuất hiện nguy cơmất an toàn giao thông trong các trường hợp sửa lại đường sá, xây cầu cống, bãolụt, cây đổ…Ví dụ: Cấm người dân đi vào một đoạn đường đang sửa.Ngoài những biện pháp phòng ngừa ở trên thì còn rất nhiều biện pháp khácmà tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và địa phương mà có các biệnpháp phù hợp.10III. THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾHÀNH CHÍNH HIỆN NAY VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC1. Thực trạngHiện nay, các tình trạng vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tỷ lệ với sự pháttriển của kinh tế. Đòi hỏi sự linh động trong bộ máy quản lý hành chính. Nhưnglĩnh vực cưỡng chế hành chính trong vi phạm hành chính hiện nay chưa hiệu quả,do đó kéo theo nhiều hậu quả phát sinh. Việc cưỡng chế hành chính được thực hiệntheo Điều 86, Điều 87 và Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 vàđược quy định cụ thể tại Nghị định 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chínhphủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạtvi phạm hành chính. Mặc dù các văn bản trên đã quy định cụ thể về nguyên tắc,trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế cũng như thẩm quyền ra quyếtđịnh cưỡng chế nhưng thời gian qua, thực tiễn thực hiện các biện pháp cưỡng chếhành chính của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp đang gặp phải một số khókhăn, vướng mắc sau:Thứ nhất, về lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ việc cưỡng chế,hiện nay chưa có lực lượng chuyên trách đảm nhiệm tổ chức thực hiện quyết địnhcưỡng chế hành chính, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ còn thiếu, phần lớn làdo người bị xử phạt tự giác thực hiện. Theo quy định thì những người có thẩmquyền ra quyết định cưỡng chế có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyếtđịnh xử phạt của mình và của cấp dưới, các cơ quan chức năng của ủy ban nhândân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của chủ tịch ủy ban nhân dâncùng cấp theo sự phân công của chủ tịch, lực lượng Cảnh sát nhân dân có tráchnhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế củachủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của cơ quan kháccủa nhà nước khi được các cơ quan đó yêu cầu. Tuy nhiên, quy định này khó khả11thi vì cơ quan xử phạt, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân không đủ lựclượng để tổ chức cưỡng chế.Thứ hai, đối với biện pháp kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiềnphạt để bán đấu giá và khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, đối tượngvi phạm chủ yếu là người dân nghèo, không có nghề nghiệp và thu nhập thấp, đặcbiệt là người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, nên không có khả năng thihành quyết định xử phạt, tài sản của các đối tượng vi phạm cũng không có giá trị đểkê biên. Đối với một số ngành như ngành thuế, việc cưỡng chế hành chính đối vớicác doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp bỏ trốn rất khó khăn vì không còn tài sảnđể khấu trừ, kê biên. Ngoài ra việc khó cưỡng chế còn do thủ tục xác định tài sảnkê biên chưa thuận lợi, chưa có hướng dẫn xác định hàng hóa mất giá trị, không cókho bãi giữ phương tiện vi phạm.Thứ ba, đối với biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng của cá nhân,tổ chức vi phạm, hình thức khấu trừ tiền từ tài khoản ngân hàng khó thực hiện trênthực tế vì hoạt động mua bán đa phần là thanh toán bằng tiền mặt, các cơ sở viphạm nợ tiền thuế hoặc các khoản nợ khác thường không có tài khoản tại ngânhàng. Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc khấu trừ tiền từ tài khoảnngân hàng thiếu chặt chẽ. Do các ngân hàng vì mục đích kinh doanh và bảo vệkhách hàng nên thường không tích cực phối hợp với cơ quan thi hành cưỡng chếtrong việc khấu trừ tiền.Thứ tư, về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, ngoài chức danh chủ tịch ủyban nhân dân cấp xã, cấp huyện là một số ít chức danh cơ quan cấp huyện có thẩmquyền ra quyết định cưỡng chế còn lại chủ yếu thuộc cơ quan nhà nước cấp tỉnh.Điều này dẫn đến việc cán bộ thi hành công vụ khi tham gia các đoàn kiểm tra tuyphát hiện vi phạm nhưng tránh né xử lý. Mặt khác, Nghị định 166/2013/NĐ-CP đãquy định thẩm quyền cưỡng chế của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nhưng trênthực tế trong một số trường hợp quy định này không mang tính khả thi. Ví dụ công12tác định giá để xử lý tài sản gặp nhiều khó khăn vì ủy ban nhân dân cấp xã khôngcó hội đồng định giá, nếu mời hội đồng định giá cấp trên thì chưa hợp lý bởi giá trịtài sản cưỡng chế ở cấp xã không lớn.Thứ năm, chi phí dành cho công tác xử lý vi phạm hành chính nói chung,cưỡng chế hành chính nói riêng còn hạn chế. Theo quy định thì cá nhân, tổ chức bịcưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡngchế. Tuy nhiên trong một số trường hợp rất khó thu, thậm chí ở một số địa phươngkhông thể thu được chi phí cưỡng chế. Nếu dùng ngân sách nhà nước thì vi phạmluật ngân sách, nếu không dùng kinh phí ngân sách thì không có nguồn để thựchiện. Ở một số địa phương hiện sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính để chi phícho việc cưỡng chế song hiện cũng không có quy định về vấn đề nàyThứ sáu, việc chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dung các biện phápcưỡng chế hành chính cũng gây ra những khó khăn nhất định trong việc triển khaithực hiện cưỡng chế hành chính trong thực tiễn. Do không có quy định về thủ tucáp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính trong một thời gian dài như vậy đãdẫn đến tình trạng nhiều trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạmhành chính nhưng không cưỡng chế được và hậu quả là số lượng quyết định xửphạt vi phạm hành chính mà người vi phạm chưa thực hiện còn khá lớn. Một số địaphương đã phải “vượt rào” để ban hành văn bản trái thẩm quyền như “bản quy địnhtạm thời”, “quyết định tạm thời”,… về trình tự, thủ tục cưỡng chế hành chính để ápdụng trong địa phương mình. Ngoài ra quy định về mức xử phạt vi phạm hànhchính trong một số lĩnh vực hiện nay chưa phù hợp.Thứ bảy, do không quy định lãi suất tăng lên nếu chậm thực hiện quyết địnhxử phạt vi phạm hành chính nên nhiều trường hợp người vi phạm cố tình dây dưakhông chịu nộp phạt theo đúng thời hạn. Thủ tục bán đấu giá tài sản vi phạm hànhchính hiện nay cũng còn khá rườm rà. Mặc dù theo quy định là phải báo cáo BộCông an để thông báo rộng rãi trong phạm vi cả nước, sau đó nếu không có người13đến nhận thì mới được bán đấu giá song lại không có quy định rõ về thời hạn thôngbáo, gây nhiều khó khăn cho các cơ quan tổ chức thi hành cưỡng chế.Thứ tám, trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, việc áp dụng cưỡngchế cũng chưa đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật.Một số cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật, thoái hóa, biến chất, thamnhũng vẫn chưa được xử lý nghiệm minh, đúng pháp luật. Điều đó gây ảnh hưởngxấu đến kỷ cương xã hội nói chung, pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chínhnhà nước nói riêng.Những khó khăn, vướng mắc nêu trên đã dẫn đến tỷ lệ và hiệu quả cưỡng chế hànhchính không cao.2 . Giải pháp khắc phụcThứ nhất, cần tăng cường xây dựng một đội ngũ nhân lực chuyên biệt vớinhững cơ sở vật chất, phương tiện để thực thi công tác cưỡng chế.Thứ hai, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và những bộ luậtliên quan đến quản lý hành chính nói riêng, sao cho phù hợp với thực tiễn. Khi tạora những điều luật mới cần sự nghiên cứu đi sát thực tế đời sống, cần sự kết hợpcủa nhiều cơ quan có liên quan và đặc biệt là ý kiến đóng góp của người dân.Thứ ba, việc cưỡng chế là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, nên mọi quytrình phải được đảm bảo các quy định, thủ tục cưỡng chế theo quy định của phápluật, đồng thời phải đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan.Thứ tư, giảm chi phí dành cho các công tác xử lý hành chính nói chung vàcưỡng chế hành chính nói riêng. Tăng nguồn tài chính cho việc thực hiện cưỡngchế.Thứ ba, nghiêm túc trong khâu bổ nhiệm, đào tạo, tuyển chọn cán bộ, côngchức và viên chức, đó sẽ là những người đại diện thực thi quyền lực nhà nước.14Tuyệt đối ngăn ngừa hành vi lạm quyền gây khó dễ cho người dân, nạn quan liêu,cửa quyền.Việc thực hiện các biện pháp trên một cách đồng bộ sẽ góp phần khắc phụcđược những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡngchế, từ đó đem lại hiệu quả quản lý cao nhất.C. KẾT LUẬNTrong giai đoạn hiện nay, biện pháp cưỡng chế có vai trò rất quan trọng đốivới việc đảm bảo pháp chế và kỉ luật nhà nước. Đặc biệt là trong quá trình hội nhậpphát triển hiện nay với rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh. Cưỡng chế gópphần làm cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt được hiệu quả cao nhất.Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay thì các biện pháp cưỡngchế cũng cần phải thường xuyên được bổ sung và sửa đổi để phù hợp với thực tiễngiúp cho quá trình áp dụng đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra cũng phải kết hợpviệc thực hiện phương pháp cưỡng chế với các phương pháp khác.15Tài liệu tham khảo1. Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,NXB Chính trị quốc gia, 2014.2. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.3. />4. />16