Cưỡng chế hành chính là gì?
Pháp luật được ban hành để nhằm điều chỉnh những hành vi của con người theo những nguyên tắc chung giúp ổn định xã hội. Tuy nhiên, khi pháp luật không được thực thi bởi những chủ thể có nghĩa vụ thì khi đó cần phải áp dụng cưỡng chế. Trong đó, cưỡng chế hành chính là một trong những biện pháp đó. Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về Cưỡng chế hành chính là gì qua bài viết dưới đây nhé!.
Mục Lục
1. Cưỡng chế hành chính là gì?
– Định nghĩa về cưỡng chế hành chính là gì? điều này được hiểu là sự bắt buộc phải thi hành đối với một quyết định hành chính, biện pháp hành chính để nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp.
– Cưỡng chế hành chính giúp cho mục đích của pháp luật là bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được đảm bảo một cách hiệu quả và công bằng.
– Cưỡng chế hành chính bao gồm các biện pháp được Nhà nước cho phép thực hiện thông qua việc tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi của các chủ thể có nghĩa vụ. Từ đó, những chủ thể này đó phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình.
2. Đặc điểm của cưỡng chế hành chính
Cưỡng chế hành chính là gì có những đặc điểm để phân biệt với những biện pháp cưỡng chế trong lĩnh vực khác dưới đây:
– Cưỡng chế hành chính đa số đều được thực hiện bởi các cơ quan hành chính có thẩm quyền và được tiến hành theo trình tự, thủ tục hành chính đúng quy định pháp luật.
– Cưỡng chế hành chính không chỉ thực hiện chỉ để nhằm bảo vệ các quan hệ pháp luật hành chính mà còn được áp dụng đối với cả những quan hệ pháp luật trong nhiều lĩnh vực pháp lý khác, như: đất đai, kinh tế, giao thông…
– Điểm đặc trưng nổi bật nhất của cưỡng chế hành chính đó là mối quan hệ giữa các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính và cơ quan, cá nhân bị áp dụng sẽ không có quan hệ trực thuộc mà chỉ có quan hệ kiểm tra, giám sát. Đây cũng là nguyên tắc thực hiện hoạt động này nhằm đảm bảo tính khách quan.
Cưỡng chế hành chính là gì
3. Các biện pháp cưỡng chế hành chính
Các biện pháp cưỡng chế hành chính là gì theo quy định hiện hành trong pháp luật Tố tụng hành chính năm 2012, bao gồm dưới đây:
-
Các biện pháp phòng ngừa
– Các biện pháp cưỡng chế phòng ngừa mang tính hạn chế quyền. Ví dụ như: Đóng cửa biên giới nhằm bảo đảm an toàn trước dịch bệnh; Cấm di chuyển vào tuyến đường, khu vực nguy hiểm hoặc có nguy cơ sụt lún.
– Các biện pháp cưỡng chế phòng ngừa mang tính bắt buộc một cách trực tiếp. Ví dụ như: Yêu cầu kiểm tra hàng hóa trên xe; Yêu cầu tiêu hủy gia súc nhiễm bệnh lây truyền.
-
Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm
– Những biện pháp này được áp dụng khi cần phải có sự ngăn chặn kịp thời đối với những hành vi vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo việc thực hiện quyết định xử lý vi phạm. Một số các biện pháp tiêu biểu như:
+ Tạm giữ người
+ Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm
+ Khám người
+ Khám phương tiện
-
Các biện pháp trách nhiệm
– Các biện pháp cưỡng chế trách nhiệm hành chính nhằm mục đích để áp dụng các biện pháp hành chính đối với các đối tượng có hành vi vi phạm thông qua việc giới hạn các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ.
-
Các biện pháp khác
Những biện pháp cưỡng chế hành chính khác hay còn được gọi là đặc biệt là những biện pháp mà khi được áp dụng sẽ tập chung vào việc hạn chế quyền tự do của người chịu cưỡng chế. Ví dụ như:
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
+ Đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
4. Câu hỏi liên quan
Những trường hợp nào không áp dụng việc cưỡng chế hành chính?
Việc thực hiện các hoạt động cưỡng chế cũng như xử phạt hành chính sẽ không áp dụng đối với một số những trường hợp như sau:
-
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong những tình thế nguy hiểm và cấp thiết;
-
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong những trường hợp do phòng vệ chính đáng;
-
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ và không có dự tính trước về hành vi đó;
-
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính do rời vào trong những trường hợp bất khả kháng, không làm chủ được tình thế;
-
Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc đối tượng không có có năng lực trách nhiệm hành chính, ví dụ như: người chưa đủ tuổi vị thành niên và chưa có trách nhiệm bị xử phạt vi phạm hành chính hay người có biểu hiện tâm lý bất thường
Có các hình thức xử phạt hành chính nào?
Tùy vào mức độ vi phạm mà việc áp dụng các quy định về xử phạt hành chính cũng sẽ có những mức khác nhau, trong đó sẽ bao gồm các hình thức như sau:
-
Cảnh cáo: được áp dụng đối với những trường hợp hành vi vi phạm không quá nghiêm trọng. Cảnh cáo thường sẽ được áp dụng bằng văn bản
-
Phạt tiền: Mức phạt theo hình thức phạt tiền sẽ từ chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với các cá nhân và đối với các tổ chức là từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. ở các khu vực thành phố mà mức phạt này cũng có thể cao hơn
-
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn: Hình thức xử phạt này được áp dụng đối với những cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh cần có giấy phép hoạt động như: kinh doanh, khám bệnh, dạy học,.. Trong thời gian bị tước giấy phép các cá nhân, tổ chức này sẽ không được phép hành nghề.
-
Tịch thu các tang vật liên quan đến hành vi phạm hành chính, các phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
-
Trục xuất: áp dụng đối với những cá nhân có hành vi vi phạm là người nước ngoài và buộc các cá nhân này phải rời khỏi phạm vi và lãnh thổ của nước Việt Nam
Đối tượng nào bị cưỡng chế hành chính?
Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện đối với cá nhân hay tổ chức đã bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt.
Xem thêm:
Trên đây là một số thông tin chi tiết về cưỡng chế hành chính là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
5/5 – (1771 bình chọn)
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin