‘Cười ngất’ tên tiếng Anh của các nhân vật trong ‘Tây du ký 1986’
TPO – Dân mạng Trung Quốc vô cùng thích thú trước phiên bản lồng tiếng và phụ đề Anh ngữ trong tác phẩm kinh điển “Tây du ký 1986”.
Là một trong những bộ phim truyền hình kinh điển Trung Quốc, “Tây du ký 1986” nhận được sự yêu thích đặc biệt của nhiều thế hệ người xem trong nước và quốc tế. Phim phát đi phát lại hàng nghìn lần nhưng sức hút không hề suy chuyển.
Hàng năm, vào kỳ nghỉ hè và đông, đài CCTV (Trung Quốc) vẫn duy trì phát sóng lại bộ phim này. Để tránh nhàm chán, CCTV bắt đầu phát sóng trực tiếp trên một số nền tảng. Gần đây, dân mạng phát hiện, vào ngày 22/1, nhà đài lớn nhất Trung Quốc cho phát sóng “Tây du ký 1986” với phụ đề tiếng Anh
Sự thay đổi này mang đến tín hiệu tích cực. Nhiều dân mang tỏ ra thích thú, khen ngợi bởi tính giải trí không ngờ từ phiên bản mới. “Hóa ra CCTV còn có thể làm như vậy, phiên bản tiếng Anh của ‘Tây du ký’ thực sự quá hài hước”, một bình luận viết.
Cụ thể, trong tập 12, Ngân Giác Đại Vương gọi Tôn Ngộ Không là “Monkey Sun”, nhị đệ là “Eddy” (đồng âm với “ơ di” hay “nhị đệ” trong tiếng Trung) và tam đệ được gọi là “Sandy” (đồng âm với “san di” hay “tam đệ” trong tiếng Trung). Ngoài ra, Trư Bát Giới có tên là “Pigsy”, Ngưu Ma Vương là “Bull Demon King”, Hồng Hài Nhi là “Red Boy” (cậu bé đỏ).
Ngân Giác Đại Vương gọi Tôn Ngộ Không là “Monkey Sun”.
Buồn cười hơn, sau khi được cứu ra khỏi núi Ngũ Chỉ Sơn, Tôn Ngộ Không gọi Đường Tăng là “sư phụ”, nhưng phụ đề lại ghi “master” (chủ nhân). Hay tại Tây Lương nữ quốc, nữ vương gọi Đường Tăng là “honey” (từ mang nghĩa ngọt ngào dành cho người yêu).
Trư Bát Giới có tên là “Pigsy”.
Ngưu Ma Vương là “Bull Demon King”.
Hồng Hài Nhi là “Red Boy”
Tây Lương nữ vương gọi Đường Tăng là “honey”.
Xem “Tây du ký” phụ đề tiếng Anh, ngoài có phần gượng gạo và buồn cười, nhiều cư dân mạng cho rằng, nó có thể hỗ trợ thêm cho cải thiện khả năng ngoại ngữ. Thậm chí có người còn nhận định, nếu CCTV làm điều này từ đầu, điểm thi môn tiếng Anh của họ lúc còn đi học không đến nỗi tệ như vậy.
Nhiều người còn đề xuất, không chỉ “Tây du ký”, những tác phẩm kinh điển khác của Trung Quốc cũng nên có phiên bản tiếng Anh. Cải tiến này vừa mang lại tiếng cười, cách luyện tập tiếng Anh tốt và phần nào đó giúp quảng bá phim ra quốc tế.
Theo Theo The News