Cùng tìm hiểu về mạng không dây Wireless Lan
Ngày nay mạng không dây (Wireless Lan) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống khi nó xuất hiện trong các doanh nghiệp, trường học, các địa điểm giải trí và ngay cả tại từng hộ gia đình. Nhờ sự tiện lợi của mình, mạng không dây đã dần thay thế kết nối truyền thống bằng cáp truyền thống. Điều gì đã khẳng định những ưu thế của mạng không dây? Ưu và khuyết điểm của nó là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mạng không dây là gì?
Mạng không dây (Wireless Lan) là mạng sử dụng công nghệ cho phép hai hay nhiều thiết bị kết nối với nhau bằng cách sử dụng một giao thức chuẩn mà không cần những kết nối bằng dây mạng (Cable).
Vì đây là mạng dựa trên chuẩn IEEE 802.11 (IEEE – Institute of Electrical and Electronics Engineers: tổ chức khoa học nhằm mục đích hỗ trợ những hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật, thúc đấy sự phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông,công nghệ thông tin…) nên đôi khi nó còn được gọi là mạng 802.11 network Ethernet để nhấn mạnh rằng mạng này dựa trên mạng Ethernet truyền thống. Bên cạnh đó còn tồn tại một tên gọi khác rất quen thuộc khi nói về mạng không dây mà chúng ta thường sử dụng là: Wi-Fi (Wireless Fidelity).
Lịch sử ra đời?
Công nghệ mạng không dây lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 1990 khi những nhà sản xuất giới thiệu những sản phẩm hoạt động trong băng tần 900MHz. Những giải pháp này cung cấp tốc độ truyền dữ là 1Mbps , nhưng những giải pháp này không được đồng bộ giữa các nhà sản xuất khi đó.
Năm 1992, xuất hiện những mạng không dây sử dụng băng tần 2.4GHz. Mặc dù đã có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản xuất và không được công bố rộng rãi. Sự cần thiết cho việc hoạt động thống nhất giữa các thiết bị ở những tần số khác nhau dẫn đến một số tổ chức bắt đầu phát triền ra những chuẩn mạng không dây chung.
Năm 1997, IEEE đã phê chuẩn sự ra đời của chuẩn 802.11 cho các mạng không dây. Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba phương pháp truyền tín hiệu, trong đó có bao gồm phương pháp truyền tín hiệu radio ở tần số 2.4GHz.
Năm 1999, IEEE thông qua hai sự bổ sung cho chuẩn 802.11 là các chuẩn 802.11b và 802.11b. Và các thiết bị mạng không dây dựa trên chuẩn 802.11b đã nhanh chóng trở thành công nghệ không dây vượt trội. Các thiệt bị phát trên tần số 2.4GHz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 11Mbps.
Năm 2003, IEEE công bố thêm một sự cái tiến là chuẩn 802.11g có thể nhận thông tin trên cả hay dãy tần 2.4GHz và 5GHz và nâng tốc độ truyền dự liệu nên đến 54Mbps. Đây là chuẩn được sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện tại
Ngoài ra IEEE còn thông qua chuẩn 802.11n nâng tốc độ truyền dữ liệu từ 100-600Mbps vào tháng 9/2009 sau 7 năm nghiên cứu và phát triển.
Ưu điểm của mạng không dây
Dây mạng của mình ở đâu?
Trước hết chúng ta có thể thấy được sự tiện lợi của mạng không dây so với các mạng thông thường. Điển hình là việc mạng không dây cho phép bạn truy nhập vào internet ở bất kì nơi đâu trong khu vực phủ sóng. Với sự phát triển về công nghệ, các sản phẩm công nghệ như máy tính xách tay, smartphone ngày càng có giá thành rẻ hơn và chúng đều đã được tích hợp sẵn khả năng kết nối wi-fi thì xu hướng sử dụng mạng không dây là tất yếu.
Hơn thế nữa, việc thiết lập mạng không dây không quá khó khăn so với mạng phải dùng cáp (ví dụ triển khai hệ thống cáp ở những tòa nhà lớn), việc sửa chữa bảo dưỡng cũng sẽ dễ dàng hơn.
Mạng không dây có thể đáp ứng tức thì sự gia tăng số lượng người dùng.
Nhược điểm của mạng không dây?
Bạn
phải cần thận hơn khi sử dụng wifi.
Phạm vi hoạt động của mạng không dây khá nhỏ và do đó, chỉ thích hợp trong một căn nhà, nếu một tòa nhà lớn cần phải có thêm những bộ phát tín hiệu, khuyếch đại tín hiệu làm gia tăng chi phí. Việc kết nối vào mạng chậm hay bị đứt đoạn do ảnh hưởng của môi trường, của các thiết bị phát tín hiệu radio khác.
Tốc độ của mạng không dây hiện tại vẫn chậm hơn so với sử dụng cáp (100 Mbps cho đến hàng Gbps).
Hy vọng qua bài viết các bạn đã giúp cho các bạn có cái nhìn khái quát về mạng không dây, những vấn đề sâu hơn sẽ được đề cập ở các bài viết tiếp theo.