Cùng tìm hiểu về Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang
Thứ năm – 13/04/2023 06:09
Chương trình OCOP hướng đến phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn cảnh quan, văn hóa truyền thống, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn. Từ đó, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn.
Ý nghĩa của logo của Chương trình OCOP
Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.
Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững.
Chữ O màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.
Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.
2. Quá trình hình thành và phát triển Chương trình OCOP ở Việt Nam
Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành của Việt Nam từ đầu những năm 1990, tuy nhiên chưa đạt được nhiều kết quả. Chỉ một số sản phẩm phát triển bứt phá tạo nên thương hiệu trên thị trường như: Bánh tráng Cù Lao Mây (xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) hay sản phẩm từ bài thuốc tắm của người Dao đỏ (xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), nhưng chỉ xuất hiện manh mún, chưa có sự kết nối. Người nông dân chưa hiểu rõ về nhu cầu cũng như cách thức vận hành của thị trường, chưa tạo dựng được sản phẩm chất lượng tốt, thậm chí chưa nhận thức được những thế mạnh của địa phương mình. Trong nội bộ mỗi làng, xã, do tập quán giữ bí quyết làng nghề còn nặng nề, nên chưa có sự chia sẻ giữa các gia đình về kỹ thuật sản xuất.
Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Đề án về “Chương trình phát triển mỗi làng một nghề giai đoạn 2006 – 2015”, gắn với triển khai Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Trong đó, mỗi làng sẽ tự chọn và quyết định hình thành, phát triển một nghề có nhiều hộ và doanh nghiệp tham gia. Mỗi xã quyết định phát triển ít nhất một làng nghề có sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành các chính sách như Nghị định số 66/2006/NĐ CP ngày 07/7/2006 về phát triển ngành nghề nóng thôn, sau đó được thay thế bằng Nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ngày 12/4/2018 với mục tiêu tạo trung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, nhằm phát huy các thế mạnh nông sản ở các địa phương. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thí điểm mô hình “Mỗi làng một nghề” ở một số tỉnh như Điện Biên, Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định, Thừa Thiên Huế, An Giang và đạt được một số kết quả khả quan.
Trải qua quá trình phát triển thực tiễn và đúc kết từ các bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong cả nước, ngày 07/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018 – 2020 và triển khai trên phạm vi cả nước. Đến hết năm 2020, đã có 63/63 tỉnh, thành phố thực hiện và đã đạt được 4.451 sản phẩm OCOP từ 2.491 chủ thể.
Năm 2022, Việt Nam có 8.340 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó 80% là thực phẩm, 10% sản phẩm thủ công mỹ nghệ, 4.273 chủ thể OCOP, trong đó 64,9% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã. Hơn 60,7% chủ thể OCOP đạt từ 3 sao trở lên, có doanh thu tăng (bình quân tăng 17,6%/năm), giá bán các sản phẩm sau khi được chính thức công nhận OCOP tăng bình quân 12,2%.
Ngày 02/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 919/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2021 – 2025 tiếp tục là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025; xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Sự khác biệt của Chương trình OCOP với các chương trình nông nghiệp, nông thôn khác hiện nay là Chương trình OCOP là giải pháp tổng thể để phát triển kinh tế khu vực nông thôn; có chu trình thường niên; gắn sản phẩm với chủ thể; có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở; có lực lượng tư vấn hỗ trợ; có bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng; cán bộ vận hành và các chủ thể được đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực thực hiện chương trình; có sản phẩm đầu ra của chương trình là sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
3. Mục tiêu, phạm vi, đối tượng thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025
Các mục tiêu tổng quát
Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn giúp nâng cao thu nhập cho người dân: Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.
Góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.
Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Các mục tiêu cụ thể
Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng từ 400 – 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.
Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.
Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.
Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa 7600 hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…); Bagain 300. phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung hot or got OTN ương có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Phạm vi thực hiện
Chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025 là sự tiếp nối những kết quả đạt được của Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020.
Phạm vi về không gian: Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn nông thôn cả nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế chủ động tổ chức triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.
Phạm vi về thời gian Chương trình OCOP được triển khai thực hiện đến hết năm 2025.
Đối tượng thực hiện
Chủ thể thực hiện: Đó là các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể bao gồm: Các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.
Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa. Sản phẩm được phân theo 6 nhóm:
Nhóm thực phẩm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.
Nhóm đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn.
Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác.
Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: Các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren… làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.
Nhóm sinh vật cảnh: hoa, cây cảnh, động vật cảnh.
Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.