Củng cố kiến thức

A.Đọc hiểu (Reading):
Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu theo chủ đề “CÁC MÔN THỂ THAO DƯỚI NƯỚC”.
1. Kiến thức chung: học về các môn thể thao dưới nước và qui tắc chơi các môn thể thao này.
2. Từ vựng: các từ vựng liên quan đến môn bóng nước.
Kĩ năng: – đoán nghĩa từ ngữ cảnh
              – đọc kĩ tìm thông tin chi tiết
Phần đọc hiểu gồm 3 phần:
1. Trước khi đọc (Before you read): là hoạt động tình huống miêu tả các bức tranh về môn bóng nước:
2. Trong khi đọc (While you read):  Đọc đoạn văn miêu tả môn bóng nước và làm các bài tập theo
                                                     yêu cầu.
3. Sau khi đọc (After you read) : Làm việc theo nhóm. So sánh 2 môn thể thao bóng đá và bóng nước  dựa vào gợi ý sau:
              places to play
              number of players
              main rules
              length of game
B. Nói (Speaking):
Thảo luận về các môn thể thao dưới nước thông qua các bài tập hội thoại.
Sau khi học xong phần speaking, học sinh có thể nói về một số môn thể thao dưới nước mà mình yêu thích.
C. Nghe (Listening):
Nghe hiểu bài hội thoại về môn bơi nghệ thuật.
Sau khi học xong phần Listening, học sinh hiểu hơn về môn bơi nghệ thuật, biết một số từ vựng liên quan đến bộ môn này và nắm được kĩ năng nghe chọn câu hỏi trắc nghiệm, nghe và hiểu câu hỏi dạng đọc hiểu.
Phần Listening gồm 3 phần:
1. Trước khi nghe (Before you listen): Xem hình và thảo luận theo nhóm môn thể thao nào được chơi trong hình.
 Nghe và đọc lại một số từ vựng:
               Synchronized swimming
               Chicago Teacher’s College
               Annette Kellerman      
               Wright Junior College
               Katherine Curtis                                               
               Amateur Athletic Union
2. Trong khi nghe (While you lislten): Nghe bài hội thoại về môn bơi nghệ thuật và làm các bài tập theo yêu cầu.
3. Ater you listen: (Sau khi nghe): Làm việc nhóm. Nói về lịch sử bộ môn bơi nghệ thuật.
D. Viết (Writing):
Viết một số cách hướng dẫn khi chơi thể thao.
Sau khi học xong phần Writing, học sinh biết cách viết hướng dẫn khi chơi một môn thể thao nào đó.
Phần Wrting gồm 2 bài tập:
Bài tập 1: Học sinh được xem các bức hình hướng dẫn khởi động trước khi bơi. Sau đó đọc và nối câu phù hợp với hành động của mỗi hình.
Bài tập 2: Xem tranh và viết hướng dẫn bài tập khởi động trước khi chơi bóng nước.
E. Trọng tâm ngôn ngữ (Language focus):
1. Ngữ âm:
Lướt âm-bỏ âm tiết hoặc nén 2 âm tiết thành 1:
Từ 4 âm tiết đọc thành 3 âm tiết
Từ 3 âm tiết đọc thành 2 âm tiết
             Các từ có lướt âm:
                        Grandmother    Castle           Family         awful             history     
                        Handsome        postman       garden        interest         Edinburgh 
  2. Ngữ pháp:  ôn lại ngoai động từ (transitive verb) và nội động từ (Intransitive verb)
a) Ngoại động từ: diễn tả hành động trực tiếp tác động lên người hoặc vật.
– Ngoại động từ luôn cần thêm yếu tố bên ngoài là một đại (danh) từ theo sau để hoàn thành nghĩa của câu.
– Ngoại động từ (Transitive verb)= Verb + object
            Ví dụ: The cat killed the mouse.
b) Nội động từ:  diễn tả hành động nội tại của người nói hay người thực hiện nó.
– Nội động từ: không cần tân ngữ trực tiếp đi theo. Nếu có thì phải có giới từ đi trước và cụm này sẽ   đóng vai trò là trạng ngữ chứ không phải tân ngữ
trực tiếp.
             Ví dụ:  She walks in the garden.
Sự phân chia giữa ngoại động từ và nội động từ chỉ là tương đối. Một số động từ vừa có thể là nội động từ lại vừa có thể là ngoại động từ, nghĩa của chúng có thể thay đổi.