Cung cầu là gì? Ví dụ và Tác dụng của quy luật cung cầu
Cung cầu là thuật ngữ quen thuộc trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa. Mối quan hệ cung – cầu có những tác động lớn đối với hoạt động phát triển kinh tế, nó thực hiện điều tiết nhau trong hoạt động kinh doanh. Vậy thì cung cầu là gi? Tác dụng của quy luật cung cầu?
1. Cung cầu là gì?
Cung và cầu là những yếu tố quyết định của bất kỳ giao dịch nào, phản ánh bản chất của thị trường và thể hiện qua giá.
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định. Ví dụ như ông H mở cửa hàng ăn nền cần một khối lượng thịt lớn để đáp ứng cho hoạt động buôn bán của mình.
Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. Ví dụ như sau mua thu hoạch thì ông B bán 5 tấn khoai lang, còn lại 3 tấn do sự biến động của giá cả thị trường mà ông không bán số khoai còn lại mà ông chờ khi giá cả tăng lên ông mới bán.
Quy luật cung cầu là sự điều chỉnh của thị trường với một mức giá cân bằng và một lượng giao dịch cân bằng sẽ được xác định. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm, cầu bằng cung thì giá về trạng thái công bằng.
2. Tác động của quy luật cung cầu tới hàng hóa và giá cả thị trường.
Có thể nói rằng quy luật cung cầu có tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hóa và giá cả hàng hóa trên thị trường. Theo đó thì cân bằng thị trường là một trạng thái được mong muốn bởi trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái ở đó sản lượng giao dịch và giá cả có khả năng tự ổn định, không phải chịu áp lực thay đổi. Cũng tự đó mà có thể tạo ra sự hài lòng giữa người mua và người bán, và khi cân bằng thì sản lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng cung cấp bằng với sản lượng người mua sẵn lòng mua.
Như vậy thì dưới tác động của nhiều yếu tố thì quy luật cung cầu được thể hiện ở các trường hợp như là sau:
– Cung = cầu: Khi mà hàng hóa sản xuất đưa ra thị trường bằng với nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng thì hoạt động cung và cầu sẽ bằng nhau. Theo đó thì giá cả hàng hóa ở mức ổn định, thuận mua vừa bán giữa bên bán và bên mua với nhau. Thị trường ở trạng thái cân bằng và ổn định.
Ví dụ: Bạn M kinh doanh bán bún, thì các nguyên liệu chính cần có cho hoạt động kinh doanh bún của chị M là bún và thịt. Bởi vậy mà chị M cần phải tìm cho mình một nhà cung cấp bún và cung cấp thịt cho cửa hàng mình. Khi mà phía bên cung cấp cho chị M có số lượng hàng hóa là thịt và bún đáp ứng nhu cầu của chị M ( Bằng với nhu cầu của M ) thì giá cả hàng hóa sẽ ổn định, do hai bên có thỏa thuận với nhau. Chị M có thể thỏa thuận với nhà phân phối để đưa ra mức giá ổn định.
– Cung > cầu: Khi mà hoạt động sản xuất hàng hóa lớn, một cách tràn lan ra thị trường dẫn đến số lượng hàng hóa vượt mức so với nhu cầu của người tiêu dùng thì dẫn đến là nhiều nhà sản xuất đã chấp nhận bán với mức giá thấp hơn giá trị hàng hóa sản phẩm để có thể đưa sản phẩm ra cạnh tranh trên thị trường. Bởi vậy mà khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ giảm.
Ví dụ: Đối với hoạt động mua bán khẩu trang thì những năm trước đây thì do nhu cầu của người dân không cao, nên khẩu trang y tế chưa được quan tâm đến nhiều, mà số lượng hàng hóa được bán ra rất lớn nên là hầu hết các doanh nghiệp sẽ tiến hành hạ giá sản phẩm hàng hóa dịch vụ bán ra. Nhằm để lôi kéo và thu hút khách hàng đến với mình.
– Cung < cầu: Ngược lại với cung tăng hơn cầu thì trong trường hợp mà cung bé hơn cầu thì giá cả hàng hóa sẽ tăng. Nói cách khác là hoạt động sản xuất kinh doanh cung ứng hàng hóa đang không đủ để đáp ứng được nhu cầu của những người tiêu dung. Khi mà số lượng hàng hóa không đủ để cung cấp cho người tiêu dùng thì việc mà những nhà sản xuất họ thực hiện tăng giá là một điều dễ hiểu. Khi đó thì người tiêu dùng họ sẽ phải chấp nhận chi một mức giá cao hơn so với bình thường để mua sản phẩm hàng hóa dịch vụ đó.
Ví dụ: Trong thời gian dịch covid thì que thử covid là hàng hóa quan trọng và cấp thiết cho nên nhu cầu sử dụng tăng cao. Theo đó mà giá của que thử covid tăng đáng kể. Có nơi bán đến 100k một que thử. Như vậy thì khi nhu cầu cao thì giá cả hàng hóa theo đó mà tăng theo. Cũng như khẩu trang y tế thì trước dịch thì giá cả rẻ tầm 25k một hộp nhưng trong đợt dịch covid nhu cầu dùng của người dân nâng cao, hàng hóa không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do đó thì giá cả tăng vọt.
Quy luật cung cầu luôn biến động trên thị trường nên giá cả cũng chịu tác động và biến động theo. Do vậy mà các cơ quan quản lý luôn phải thực hiện kiểm soát giá cả một cách ổn định. Tránh tình trạng ép giá thị trường và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm.
Quy luật về cung: Giá cả hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng. Khi các nhà cung cấp họ thấy giá cả hàng hóa tăng cao hơn so với mức bình thường thì thông thường bắt kịp những cơ hội thì các bên cung ứng thường đưa ra lượng hàng hóa dịch vụ lớn nhằm thu lợi nhuận. Cụ thể thì do dịch covid thì khẩu trang tăng giá, từ đó mà các nhà sản xuất khẩu trang cũng mọc ra nhiều hơn so với trước đây.
Quy luật về cầu: Giá cả hàng hóa giảm thì lượng cầu tăng lên. Xu hướng của người tiêu dùng là mong muốn mua được hàng hóa dịch vụ với giá rẻ hơn so với thị trường chung. Do vậy mà khi hàng hóa nhiều phía bên cung cấp phải tiến hành giảm giá thì người tiêu dùng sẽ đổ bộ đi mua đồ. Nhìn chung thì quy luật này nó đánh vào yếu tố tâm lý muốn mua đồ rẻ.
Trên đây là toàn bộ những nội dung có liên quan đến quan hệ cung- cầu và tác động của quan hệ cung cầu. Hi vọng rằng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về quan hệ cung cầu, từ đó có thể phân tích thị trường và tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa một cách hiệu quả và tốt nhất.