Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trong chứng khoán
Cung và cầu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều tiết giá cả của hàng hóa bất kỳ trên thị trường nào. Vậy khái niệm cung cầu là gì và cách vận hành của quy luật cung cầu ra sao? Hôm nay hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu cùng với chuyên mục kiến thức FTV nhé.
Mục Lục
Cung cầu là gì?
Mối quan hệ cung cầu
Khái niệm về cung và cầu vẫn luôn bất biến trên thị trường, đây cũng là quy luật được hình thành để điều chỉnh mức giá phù hợp cùng lượng giao dịch sao cho cân bằng nhất để có thể xác định được.
Cung là gì?
Cung trong tiếng anh là “Supply”, đây là thuật ngữ dùng để chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà các nhà cung cấp sẵn sàng bán ra thị trường với một mức giá cả riêng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo quy luật về cung, hàng hóa có mức giá tăng theo xu hướng tăng, nguồn cung cũng tăng theo và ba thành phần cung bao gồm:
– Cung cá nhân hay còn gọi là lượng cung: Là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp buôn bán trong thời gian cố định. Khái niệm cung cá nhân thường đi kèm với mức giá mới có nghĩa.
– Cung thị trường: Là số lượng hàng hóa, dịch vụ của một ngân hàng trong nền kinh tế xác định.
– Tổng cung: Là số lượng hàng hóa, dịch vụ của tất cả ngân hàng kết hợp trong nền kinh tế xác định.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến nguồn cung như là giá, trình độ công nghệ kỹ thuật, nguồn cung với vật liệu thô, chính sách của chính phủ, định chế kinh tế cùng với các nguyên nhân bất khả kháng khác như thiên tai lũ lụt.
Cầu là gì?
Độ co giãn của cung cầu
Trong tiếng Anh cầu là Demand. Thuật ngữ này dùng để chỉ số lượng hàng hóa, dịch vụ mà họ sẵn sàng mua với nhiều mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.
Theo quy luật về cầu, khi giá của hàng hóa tăng lên, lượng cầu của hàng hóa đó giảm xuống. Các thành phần của cầu bao gồm:
– Cầu cá nhân (hay còn gọi là lượng cầu): Thể hiện số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua muốn mua hàng hoá ở mức giá cụ thể và trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy cầu cá nhân hay lượng cầu thường chỉ có ý nghĩa ở một mức giá cụ thể.
– Cầu thị trường: Là số lượng hàng hóa hay dịch vụ của một ngân hàng cụ thể, xét trên quy mô nền kinh tế xác định.
– Tổng cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ của toàn bộ các ngành hàng gộp lại trên quy mô kinh tế xác định.
Các yếu tố tác động đến nguồn cầu gồm giá cả, thị hiếu của người dùng, giá mặt hàng có liên quan đến thị trường, thu nhập, kỳ vọng của nền kinh tế.
Mối quan hệ giữa cung và cầu hay giá cả thị trường
Xét về nền kinh tế vĩ mô, việc cân bằng của thị trường là trạng thái có các sản lượng giao dịch và mức giá có khả năng tự động ổn định, không phải bị thay đổi do chịu áp lực. Ở trạng thái cân bằng, cung cầu sẽ nhận được sự hài lòng từ cả hai phía, gồm cả người mua và cả người bán. Ở mức giá cân bằng với sản lượng hàng hóa lớn, người bán sẵn lòng cung cấp bằng với sản lượng hàng hóa người mua đã sẵn sàng mua.
Nội dung của quy luật cung cầu
Vậy mối quan hệ của giá cả với cung cầu có thể hiểu tóm tắt như sau:
– Giá cả ổn định khi cung bằng cầu (Cung = Cầu)
– Giá cả sẽ giảm khi cung lớn hơn cầu (Cung > cầu)
– Giá cả sẽ tăng khi cung nhỏ hơn cầu (Cung < cầu)
Nếu nền kinh tế thị trường có tính chất giá cả luôn biến động. Vì vậy các cơ quan quản lý thị trường, tái điều chỉnh để kiểm soát giá cả thị trường một cách ổn định. Khi giá cả ổn định thì nền kinh tế thị trường cũng sẽ dễ dàng tăng trưởng đúng như kế hoạch đã đề ra.
Những tác dụng nổi bật của quy luật cung cầu
Để giải đáp những thắc mắc về tác dụng của cung cầu, chúng ta sẽ làm rõ lợi ích nhận được từ quy luật này đối với các đối tượng khác nhau như Nhà nước, bên cung, bên cầu…
Đối với Nhà nước
Quy luật cung cầu thường có tác dụng lớn đối với Nhà nước, hỗ trợ điều chỉnh tình hình nền kinh tế. Nếu cầu vượt cung (cầu > cung), Nhà nước sẽ thực hiện các biện pháp nhằm điều chỉnh để tăng nguồn cung ra thị trường. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể sử dụng các biện pháp để điều tiết và tìm ra kẻ đầu cơ.
Còn trong trường hợp cung vượt cầu (cung > cầu), dựa vào quy luật cung cầu thì Nhà nước có thể đưa ra những biện pháp khác nhau để kích cầu.
Đối với các nhà sản xuất và kinh doanh
Tác dụng của quy luật cung cầu
Nhà sản xuất, kinh doanh cũng có thể áp dụng quy luật cung cầu cho mọi hoạt động của mình.
Nếu cầu vượt cung (cầu > cung), nghĩa là giá hàng hóa tăng cao hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất tìm cách tăng sản xuất để tăng lợi nhuận thu về.
Khi cung vượt cầu (cung > cầu) điều này có nghĩa là giá hàng hóa thấp hơn giá trị thực tế, nhà sản xuất sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để tối ưu khoản chi phí phải bỏ ra.
Đối với người tiêu dùng
– Đối với người tiêu dùng, quy luật cung cầu mang đến nhiều tác dụng không ngờ đến
– Với dấu hiệu cung vượt cầu, mức giá tăng cao nên người tiêu dùng cũng sẽ giảm hoạt động mua sắm
– Còn với dấu hiệu cung vượt cầu, giá cả đang thấp nên người tiêu dùng lại tăng hoạt động mua sắm
Quy luật của cung cầu trên thị trường chứng khoán hiện nay
Đối với thị trường chứng khoán, quy luật về cung cầu thường thể hiện sự điều chỉnh về lượng cung và lượng cầu trên thị trường để xác định mức giá cân bằng với lượng giao dịch.
Tác động của quy luật cung – cầu trên thị trường chứng khoán hiện nay là gì? Thực tế thì quy luật này ảnh hưởng đến sự biến động của giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường. Thông qua quy luật cung cầu này, tâm lý của các nhà đầu tư cũng được thể hiện qua sự thay đổi về giá cả của các mã cổ phiếu.
Xét theo ví dụ về quy luật cung cầu trên thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu ROS. Loại cổ phiếu này có tỷ lệ cầu tăng mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2017 – 2018.
Vì lý do này nên mức giá của cổ phiếu đó được đẩy lên từ 10.000 đồng lên đến 200.000 đồng mặc dù các nhà đầu tư cho rằng cổ phiếu này không có giá trị cao như vậy.
Sau đó vào khoảng thời gian cuối năm 2020, lượng cầu của cổ phiếu này giảm dần thì mức giá bắt đầu giảm xuống còn 2000 đồng/cổ phiếu.
Sự ảnh hưởng của quy luật cung cầu đối với thị trường cổ phiếu
Cung cầu trong chứng khoán
Từ ví dụ trên cho thấy, quy luật cung cầu sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường cổ phiếu. Hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán được xếp vào loại giao dịch đặc biệt.
Vì vậy, thị trường chứng khoán cũng bị tác động bởi quy luật cung cầu. Quy luật này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với những nhà đầu tư ngắn hạn do tâm lý sợ bỏ lỡ.
Có nhiều nhà nghiên cứu về tâm lý đã chỉ ra rằng, đa số các nhà đầu tư có xu hướng mua và bán theo cảm xúc nhiều hơn việc phân tích các yếu tố để quyết định giao dịch. Việc hiểu và nắm bắt quy luật cung – cầu cũng sẽ phần nào giúp đựợc các nhà đầu tư đánh giá một cách khách quan diễn biến về giá cả chứng khoán và giảm thiểu hạn chế về tình trạng chạy theo đám đông.
Đối với thị trường chứng khoán, những cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư mua vào sẽ có xu hướng cung – cầu tăng lên và ngược lại.
Kết luận
Cung và cầu là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong việc điều tiết giá cả của hàng hóa bất kỳ trên thị trường nào, đặc biệt là thị trường chứng khoán, những dự án kinh doanh, các nhà sản xuất và quan trọng đối với kinh tế của cả một quốc gia. Thông qua việc hiểu rõ quy luật cung cầu là gì, các bạn có thể dễ dàng nắm bắt được thay đổi của giá sản phẩm và đưa ra những quyết định đúng đắn.
FTV là đơn vị uy tín tại Việt Nam chuyên tư vấn các kiến thức về đầu tư chứng khoán và hàng hóa phái sinh
Chứng khoán vẫn luôn có sức hút mạnh mẽ khiến rất nhiều người quan tâm và đặc biệt là muốn thử sức. Bởi thị trường này trong năm 2022 tại Việt Nam vẫn được đánh giá cao khi là một trong các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn thông qua các yếu tố khác nhau.
Là những chiến binh mới, chưa có kinh nghiệm và kiến thức chứng khoán, các bạn tìm kiếm địa chỉ để có thể tìm hiểu về chứng khoán mà tìm được thì hãy liên hệ ngay với Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghệ FTV (viết tắt là FTV).
Các bạn cần liên hệ với FTV về cung cầu là gì thì vui lòng truy cập nhanh vào website ftv.com.vn hoặc gọi ngay đến số Hotline 0983 668 883 để được giải đáp kịp thời. Tại đây, sẽ luôn có đội ngũ chuyên gia tư vấn vô cùng nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ kiến thức cho cá bạn 24/7.
Xem thêm: