Cung Xử Nữ – Xử Nữ hôm nay – Tử vi, tính cách cung Xử Nữ

1.Trương Mạn Ngọc
 

Trương Mạn Ngọc (20/9/1964) là nữ diễn viên Hồng Kông nổi tiếng. Cô được coi là một trong “tứ đại mỹ nhân” của điện ảnh Hoa ngữ thập niên 1980 và 1990 cùng với Củng Lợi và Quan Chi Lâm và Lý Gia Hân. 

 

Trương Mạn Ngọc không chỉ nổi tiếng nhờ sắc đẹp mà còn nhờ khả năng diễn xuất tuyệt vời của mình. Cô là nữ diễn viên châu Á đầu tiên giành giải nữ diễn viên xuất sắc tại Liên hoan phim Cannes và đang là người giữ kỉ lục về số lần được trao giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông. Cho đến nay, tuy gần như đã tạm ngừng sự nghiệp điện ảnh, chuyển sang lĩnh vực hội họa và sáng tác nhạc, Trương Mạn Ngọc vẫn được coi là một trong những nữ diễn viên xuất sắc nhất trong lịch sử nghệ thuật thứ bảy của Trung Quốc. Những bộ phim có sự tham gia diễn xuất của cô luôn được đánh giá cao.

 

Hãy nhẫn nại, bạn sẽ thành công, đó là điều bạn có thể thấy ở Xử Nữ quyến rũ – Trương Mạn Ngọc. 
 

2.Johann Wolfgang von Goethe
 

Johann Wolfgang von Goethe (28 tháng 8 năm 1749–22 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới, ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sỹ của Đức. Do đó ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái. Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới.[3] Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister’s Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther…

 

Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi (đoạn tuyệt) trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.
 

3.Stephen King
 

Johann Wolfgang von Goethe (trợ giúp·chi tiết) (28 tháng 8 năm 1749–22 tháng 3 năm 1832) được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới,[1][2][3] ông là một nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn nhà khoa học, họa sỹ của Đức. Do đó ông là một trong số ít những người được xem là nhà thông thái. Hầu hết các tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ Faust gồm 2 phần, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao của nền văn chương thế giới.[3] Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của ông là Wilhelm Meister’s Apprenticeship và tiểu thuyết dưới dạng thư Nỗi đau của chàng Werther…

 

Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi (đoạn tuyệt) trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, sự đoạn tuyệt này cũng trùng với thời kỳ khai sáng, và chủ nghĩa lãng mạn. Ông có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn chương thế giới đặc biệt là ở châu Âu, nhiều tác phẩm của ông là nguồn cảm hứng trong âm nhạc cổ điển Đức, kịch, thơ, và triết học.Sinh năm 1947 tại Portland, Maine, Stephen King viết truyện đầu tay vào năm lên 7 và bán bản quyển đầu tiên năm 18 tuổi. Ông nhận bằng bằng thạc sĩ tại Đại học Maine, Orono vào năm 1970.

 

Nhiều tác phẩm của King đã được dựng thành phim, như Carrie (1976), The Shining (1980), Misery (1990), The Shawshank Redemption (1994), The Green Mile (1999)…

 

Stephen King là người đi tiên phong trong việc xuất bản “sách điện tử” (e-book) trên mạng internet.

 

Ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn học, kể cả giải Hugo cho tác phẩm Danse Macabre (1980) và Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry cho truyện ngắn The Man in the Black Suit (1994).

 

Tác phẩm mới nhất của ông là Lisey’s Story, đã đạt mức bán chạy nhất nhiều tuần liền. Hầu hết tất cả các tác phẩm của ông khi tung ra đều đạt mức bán chạy nhất, nhưng có người gọi ông chỉ là một kẻ “viết truyện rùng rợn”, như một cách chê bai thể loại văn học bình dân.
 

4.Mẹ Teresa 
 

Mẹ Teresa còn được gọi là Mẹ Teresa Calcutta (26 tháng 8, 1910 – 5 tháng 9, 1997) là nữ tu Công giáo Rôma người Albania, và là nhà sáng lập Dòng Thừa sai Bác Ái ở Kolkata (Calcutta), Ấn Độ năm 1950. Trong hơn bốn mươi năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ côi, người hấp hối, trong khi hoàn tất nhiệm vụ lãnh đạo dòng tu phát triển khắp Ấn Độ, và đến các quốc gia khác.

 

Năm 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng, một phần là nhờ một quyển sách và cuốn phim tư liệu tựa đề Something Beautiful for God của Malcome Muggeridge. Bà được trao Giải Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà.

 

Dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Teresa tiếp tục phát triển, đến thời điểm bà từ trần, tổ chức từ thiện này đang điều hành 610 cơ sở truyền giáo tại 123 quốc gia, trong đó có các nhà trọ và nhà tình thương có người mắc bệnh HIV/AIDS, cũng như bệnh nhân phong và lao, các bếp ăn từ thiện, các chương trình tư vấn cho gia đình và trẻ em, các trại mồ côi, và trường học.

 

Mặc dù Teresa được tôn vinh bởi nhiều cá nhân, chính quyền và các tổ chức, bà cũng là mục tiêu của không ít chỉ trích từ những người như Christopher Hitchens, Aroup Chatterjee, và Vishva Hindu Parishad. Thường thì những phê phán này nhắm vào nỗ lực cải đạo trong công tác từ thiện, trong đó có việc rửa tội cho những người sắp chết; lập trường cứng rắn chống phá thai, và niềm tin cho rằng sự nghèo khó sản sinh những lợi ích tâm linh.

 

Sau khi mất, bà được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước.