Cùng Xem: Thủ tục xin nghỉ không lương? Nghỉ không lương có phải đóng BHXH? – Nội Thất Xinh
Mục Lục
1. Thủ tục xin nghỉ không lương như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em là giáo viên, trước em có làm đơn xin nghỉ việc không hưởng lương thời hạn một tháng để đi thụ tinh ống nghiệm tại bệnh viện Từ Dũ. Nay vừa hết hạn em muốn tiếp tục xin nghỉ không hương lương để dưỡng thai xin hỏi em phải làm thủ tục như thế nào? Rất mong luật sư giải đáp giúp em. Trân trọng cám ơn!
Bạn Đang Xem: Thủ tục xin nghỉ không lương? Nghỉ không lương có phải đóng BHXH?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này, do bạn không nói rõ là bạn là giáo viên đang làm việc theo hợp đồng hay là viên chức nên có 2 trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp 1: Bạn là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động
Theo đó, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”
Do đó, đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2 Điều 115) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi vậy, để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
Trường hợp người sử dụng lao động đồng ý thì Chị nên liên hệ với bộ phận nhân sự hoặc những người có thẩm quyền để hỏi về thủ tục nghỉ phép không lương, thủ tục nghỉ phép của nhân viên do người sử dụng lao động quy định). Thông thường khi người lao động xin nghỉ phép thì cần làm đơn xin nghỉ phép gửi đến người sử dụng lao động (các văn bản khác tại tổ chức nếu có quy định).
Xem thêm: Quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương mới nhất
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài:1900.6568
Trường hợp 2: Bạn là viên chức
Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010:
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Thời gian nghỉ không hưởng lương của viên chức tối đa là bao lâu?
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, để được nghỉ không lương thì bạn phải trình bày lý do chính đáng là việc bạn xin nghỉ để dưỡng thai và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn đang làm việc.
Tóm lại, khi người lao động, viên chức muốn xin nghỉ việc không lương thì phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cũng như người đứng đầu sự nghiệp công lập.
2. Nghỉ không lương có phải đóng bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi: Tôi hiện đang dạy học tại một trường THPT, tôi được biên chế đã 3 năm. Hiện tại tôi bị mất ngủ và trầm cảm. Tôi muốn xin được nghỉ không lương 3 tháng để đi xa trị bệnh và học thiền. Vậy Luật sư cho tôi hỏi các chế độ bảo hiểm tôi phải đóng như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau: “4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH”
Như vậy, nếu Chị nghỉ không lương từ 14 ngày trở lên trong tháng sẽ không phải đóng BHXH và không được tính để hưởng BHXH.
3. Nghỉ không lương có được tính ngày nghỉ hàng năm không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Quy định về xin nghỉ việc riêng, nghỉ không lương, nghỉ ốm đau mới nhất
Tôi có một vấn đề cần được tư vấn từ các Luật sư như sau, tôi tham gia làm việc tại một doanh nghiệp dịch vụ thương mại tại Hà Nội, tôi đã làm ở đây được hai năm, có tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Các đây 5 tháng, do công ty có mâu thuẫn nên công việc bị ảnh hưởng, ít hoạt động đúng lúc đó gia đình tôi cũng có việc nên tôi xin nghỉ không lương một thời gian cụ thể là từ ngày 28/3/2015 đến ngày 20/4/2015. Sau đó tôi vẫn quay lại làm việc bình thường. Đến nay là tháng 9 tôi muốn xin nghỉ việc nên đã chủ động xin chấm dứt hợp đồng lao động. Công ty có đồng ý và thanh toán các khoản chi phí cho tôi. Tuy nhiên trong đó lại tính cho tôi thiếu 1 ngày nghỉ phép hàng năm và nói rằng do tôi xin nghỉ không lương thì đương nhiên không tính. Tôi có nói là do bên công ty cũng đồng ý nhưng họ không nghe, họ làm như vậy có đúng hay không ạ? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày thì bạn được bên công ty đồng ý cho nghỉ không lương từ ngày 28/3/2015 đến ngày 20/4/2015. Tuy nhiên công ty lại không tính khoảng thời gian đó vào ngày nghỉ hàng năm cho bạn.
Theo quy định tại Nghị định số 145/2020/NĐ-CP:
“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm
Xem Thêm : Mẫu đơn xin đi làm lại
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
Xem thêm: Nghỉ chăm sóc mẹ ốm có được hưởng nguyên lương?
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”
Như vậy việc công ty không tính, đưa ra lý do không tính ngày nghỉ hàng năm cho bạn là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật. Bạn có thể dựa vào căn cứ trên để yêu cầu công ty giải quyết cho quyền lợi của bạn.
Xem thêm: Trừ tiền lương vào thời gian nghỉ tết có đúng không?
4. Giáo viên nghỉ không lương một năm học có được nhận lương hè không?
Tóm tắt câu hỏi:
Ở trường em có 1 giáo viên nghỉ không hưởng lương có chủ trương cho nghỉ nguyên 1 năm học.Khi kết thúc năm học là ngày 31/5. Vậy từ tháng 6 đến tháng 8 khi nghỉ hè giáo viên này có được nhận lương không. ?
Luật sư tư vấn:
Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với nhau về số ngày nghỉ không lương. Như vậy, giáo viên ở trường bạn hoàn toàn có thể nghỉ không lương cả năm, tùy vào thỏa thuận của giáo viên đấy và Hiệu trưởng trường bạn.
Bên cạnh đó, Khoản 3 điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT có quy định:
3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
Như vậy, giáo viên đấy vẫn được nhận lương khi nghỉ hè, việc nghỉ không lương không ảnh hưởng gì đến quyền lợi này của giáo viên.
Xem thêm: Công ty có được cho người lao động nghỉ không lương không?
5. Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng khi đang nghỉ không lương:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi công tác được 1 năm tại công ty. Đến tháng 9/2015 tôi nghỉ sinh con, đến 31/3/2016 hết chế độ. Do con nhỏ, ốm yếu lại không có ông bà nên tôi làm đơn xin nghỉ không lương 1 năm, đã được ban giám đốc công ty đồng ý, ký đơn cho nghỉ. Đến nay được 4 tháng, công ty đang giảm biên vận động tôi chấm dứt hợp đồng nhưng tôi không muốn nghỉ mà chỉ nghỉ hết thời gian trên sẽ tiếp tục đi làm. Bây giờ công ty báo là đơn xin nghỉ không lương của tôi phải thỏa thuận lại, trước đồng ý nhưng giờ Tổng công ty định biên lại nên không cho nghỉ không lương nữa, yêu cầu tôi phải đi làm nếu không sẽ chấm dứt hợp động. Vậy luật sư tư vấn giúp tôi, như vậy đúng hay sai, cho tôi xin các khoản điều trong luật lao động với trường hợp của tôi để tôi khiếu nại với. Chúng tôi thấp cổ bé họng nên mất hết quyền lợi rồi ạ.
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
Xem thêm: Nghỉ làm không lương thì có đóng bảo hiểm xã hội không?
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”
Ngoài ra, tại Điều 187, Điều 188, Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Xem Thêm : Mẫu đơn xin chuyển công tác, điều chuyển công tác năm 2022
“Điều 187. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
1. Hòa giải viên lao động;
2. Hội đồng trọng tài lao động;
Xem thêm: Cách tính công khi nghỉ chăm con ốm
3. Tòa án nhân dân.”
“Điều 188. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động
1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Xem thêm: Viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan quy định tại khoản 3 Điều 181 của Bộ luật này, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
3. Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
4. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét. Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
5. Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Xem thêm: Lao động nữ mang thai có được nghỉ phép không hưởng lương không?
6. Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
7. Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều này mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành theo quy định tại khoản 4 Điều này thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:
a) Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài:1900.6568
“Điều 190. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Xem thêm: Nghỉ việc không hưởng lương có được đóng bảo hiểm không?
2. Thời hiệu yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
4. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.”
Nguồn: https://noithatxinh.net.vn
Danh mục: Mẫu đơn xin