Cửa hàng tiện lợi là gì? Phân biệt cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini – GoSELL

Cửa hàng tiện lợiSiêu thị miniKhách hàng

– Là đối tượng trẻ, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, dân văn phòng,…

– Đối tượng bận rộn, không có đủ thời gian mua sắm.

– Nhu cầu ăn uống nhanh chóng, đơn giản.

– Là đối tượng có gia đình, độ tuổi trên 25, thường là các người nội trợ.

– Đối tượng có nhiều thời gian mua sắm và xem xét đánh giá sản phẩm.

– Nhu cầu ăn uống cầu kỳ, cần đảm bảo đầy đủ 

Hàng hóa

– Các mặt hàng mang tính tiện lợi, có thể sử dụng ngay như: thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, dược phẩm, mỹ phẩm,…

– Các mặt hàng phục vụ cho gia đình như thực phẩm: thịt cá, rau củ, sữa,…và một số loại hàng hóa gia dụng thiết yếu như: chất tẩy rửa, dầu ăn,… 

Dịch vụ

– Phục vụ xuyên suốt 24/24, kể cả cuối tuần, lễ, Tết.

– Cung cấp các dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại), thẻ điện thoại, nạp game,…

– Phục vụ từ sáng đến tối, thông thường từ 8h sáng đến 10h tối, ngày lễ đôi khi đóng cửa.

– Không cung cấp các dịch vụ tiện ích bổ sung như cửa hàng tiện lợi.

Địa điểm

– Tọa lạc tại các địa điểm gần trường học, công ty, có nhiều dân công sở.

– Tọa lạc tại nơi có đông hộ gia đình sinh sống như tòa nhà, khu đô thị.

Chủ sở hữu

– Chủ sở hữu độc lập với tên gọi riêng.

– Phần lớn là nhượng quyền thương hiệu lớn như: Circle K, 7-Eleven, Ministop,…

– Chủ sở hữu thường là các doanh nghiệp, nhà sản xuất lớn.

– Phần lớn nằm trong cùng hệ thống các siêu thị lớn như: Co.op Food, Satra Foods, Hapro food,…

Giá cả

– Giá “nhỉnh” hơn so với các kênh bán hàng khác.

– Ưu tiên mức giá rẻ, giá tốt cho người mua.

Khuyến mãi

– Các chương trình khuyến mãi mang nhiều yếu tố sáng tạo, tạo sự tò mò, thích thú, kích thích khách mua hàng.

– Các chương trình khuyến mãi giảm giá kinh điển, tập trung vào yếu tố giá cả.