Cua ăn gì? Cách nuôi cua đồng hiệu quả thu nhập cao

Cua đồng ăn gì để sống, thức ăn của cua đồng là gì. Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cua đồng trong bể xi măng, thùng nhựa, ao hồ đạt hiệu quả kinh tế cao.

hinh-anh-cua-dong

Hình ảnh cua đồng

Cua đồng là một loại thủy sản vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Cua đồng chủ yếu sống hoang dã ở các bờ ruộng, ao hồ, bờ sông. Cua như là một loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Vì vậy các món ăn được chế biến từ cua đồng cũng được đưa vào nền ẩm thực Việt và được nhiều người ưa chuộng. Bởi vậy, gần đây nhiều bà con nông dân đã mạnh dạn triển khai các mô hình nuôi cua đồng và nó đã đem lại giá trị kinh tế rất cao. 

Với đặc tính sống nơi hoang dã nên cua đồng rất dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn của cua đồng cũng rất dễ kiếm, người nuôi không cần phải tốn nhiều chi phí về thức ăn cho cua. Bạn chỉ cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật nuôi cua đồng chắc chắn sẽ khởi nghiệp thành công từ việc nuôi cua đồng.

Nói đến đây, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng cua ăn gì để sống, đây cũng là vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm. Hãy cùng ẩm thực vùng miền tìm hiểu xem nuôi cua đồng cho ăn gì và cách nuôi cua đồng hiệu quả thu nhập cao ngay sau đây!

Cua ăn gì?

Loài cua sống hoang dã trong môi trường tự nhiên, nên thức ăn của cua chủ yếu là các mảnh vỡ hữu cơ, giáp xác, ốc, cá, xác động vật, lúa, bèo,…. có trong môi trường tự nhiên, dưới ao, ruộng lúa.

Ngoài ra, để tăng năng suất, người nuôi còn có thể cho cua ăn thêm các loại rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu hay tấm, cám gạo,…. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cua, người nuôi sẽ khẳng định được con cua ăn cái gì thích, từ đó xác định loại thức ăn, kích cỡ sao cho tương xứng để cua dễ dàng sử dụng mồi. Vì vậy cách cho ốc ăn cũng là vấn đề cần lưu ý để đem lại nguồn thu tốt nhất.

cua-an-gi

Cua là loài ăn tạp, dễ nuôi

Cách nuôi cua đồng

Tùy thuộc vào điều kiện thích hợp của từng hộ để bạn có thể áp dụng với mỗi mô hình nuôi khác nhau. Bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bà con nông dân một vài mô hình nuôi cua phổ biến để bà con có thể tham khảo

 Kỹ thuật nuôi cua đồng trong ao và ruộng

Nuôi cua trong ao

  • Phải có nguồn nước chủ động, không ô nhiễm.

  • Đảm bảo cống cấp và thoát nước rõ ràng.

  • Đáy ao cần phải có đất thịt, lớp bùn dày tốt tất là khoảng 20cm.

  • Diện tích ao nuôi khoảng từ 300 – 1.000 mét vuông, độ sâu là 0,8 – 1,2 mét.

  • Xung quanh bờ ao phải được rào chắn bằng đăng tre, tấm nhựa hoặc lưới cước, đặt hơi nghiêng về phía ao tránh để cua thoát ra ngoài.

Nuôi cua ngoài ruộng

  • Chọn ruộng nuôi có địa thế bằng phẳng, giữ nước tốt, nguồn nước luôn dồi dào.

  • Có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện, nước không bị ô nhiễm.

  • Chọn ruộng có đất thịt.

  • Diện tích nuôi từ 1/3 ha – 2/3 ha là vừa, nếu nhỏ quá chất nước sẽ không ổn định, ngược lại nếu lớn quá sẽ khó để quản lý cua.

  • Đào mương nuôi tạm ở góc hoặc rìa ruộng, với chiều rộng 4 – 6m, chiều sâu 1 – 1.5m, diện tích khoảng 3/5 diện tích ruộng.

  • Đào mương bao quanh và ở giữa ruộng với chiều sâu khoảng 1m, chiều rộng khoảng 3 – 5m. Hoặc có thể đào thêm ở giữa ruộng theo hình chữ “+” hay chữ “=” với chiều rộng 1 – 1.5m và chiều sâu 0,5 – 0,8m nếu diện tích rộng.

  • Dùng đất đào mương để đắp bờ ruộng để bờ cao và to ra. Các cửa cống cấp thoát nước phải chắn bằng săm hoặc loại lưới phù hợp.

  • Rào chắn lưới xung quanh ruộng, hoặc lưới nilon, tấm nhựa,…. Cần phải vùi đất và đóng cọc cẩn thận tránh để cua thoát ra ngoài.

  • Dùng vôi sống với hàm lượng 75 – 105kg/1000 mét vuông hòa với nước, rồi té đều khắp mương.

  • Trồng loại cỏ nước phủ kín phần đáy mương, đồng thời thả các giống cây nổi như bèo tấm, bèo cái, rau muống nước, rau dừa nước,… khoảng 1/3 mặt nước.

Xem thêm:

Cải tạo ao nuôi, ruộng nuôi

Trước khi nuôi khoảng 1 – 2 tuần, bà con nên tát cạn nước để diệt hết mầm bệnh và những nhân tố có hại đến cua, bằng cách bón vôi 7 – 10kg/100 mét vuông, phơi nắng trong khoảng 3 – 5 ngày, sau đó cấp nước vào ao. Đối với ruộng nuôi thì cấp nước vừa phải không để nước tràn lên ruộng, đợi đến thời kỳ lúa sắp làm đòng mới cho nước lên ruộng để cua có thể lên ruộng tự tìm kiếm thức ăn.

Để tạo nguồn động vật phù du tạo ra nguồn thức ăn cho cua giống mới thả, bà con tiến hành gây màu nước cho ao bằng các loại phân chuồng hoặc phân hóa học.

Trong ao, ruộng nuôi nên có chất chà làm nơi để cua trú ẩn lúc cua lột xác tránh bị hao hụt, cần thả thêm bèo, rau muống, rau dừa nước,… để che phủ làm bóng mát cho cua trong những ngày nắng nóng. Mật độ che phủ chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt ao là được.

Chọn và thả cua giống

  • Thời vụ thích hợp để thả giống thường rơi vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.

  • Nên chọn những con giống khỏe mạnh, không bệnh tật, đầy đủ chân và càng, màu sắc tươi sáng, không bị đóng rong rêu, để góp phần tăng thêm năng suất và giá trị cho thương phẩm bà con có thể chọn cua đực để nuôi, chọn giống cua ở đâu đảm bảo chất lượng, uy tín.

  • Mật độ phù hợp: Khoảng 10 – 15 con/mét vuông đối với ao nuôi, 5 – 7 con/mét vuông đối với ruộng nuôi.

  • Không nên thả cua trực tiếp xuống ao mà phải thả từ mé bờ ao để cua tự bò xuống ao/ruộng, việc này có thể tránh được hiện tượng cua bị sốc môi trường.

Chăm sóc cua nuôi

Thức ăn cho cua đồng khá đa dạng, chủ yếu là động vật như cá tạp, ốc, hến, hoặc khoai lang, khoai mì,… Người nuôi cần xác định cua con ăn gì, cua lớn ăn gì để lựa chọn kích cỡ thức ăn sao cho phù hợp, có thể băm nhỏ để vừa miệng cua.

cua-dong-an-gi-de-song

Cua thành phẩm

Khẩu phần ăn trong ngày từ 5 – 8% so với trọng lượng cua, nên cho cua ăn ngày 2 lần, sáng sớm ăn khoảng 20 – 40%, chiều ăn khoảng 60 – 80%. Thức ăn cho cua ăn phải tươi, không ôi thiu hay nấm mốc.

Chú ý cho cua ăn với lượng thức ăn vừa đủ để đảm bảo chất lượng của nguồn nước và giúp cua đồng tiêu hóa tốt, từ đó giảm hao hụt, lãng phí thức ăn. Để có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp, người nuôi cần bố trí một số sàng ăn, từ đó dễ dàng xác định tình trạng bắt mồi của cua.

Thức ăn cho cua đồng 

Cua đồng ăn cái gì?

 Như chúng ta đã biết cua là loài ăn tạp, nguồn thức ăn của chúng thường hướng về động vật. Cua rất thích ăn các loại thịt nhuyễn thể như cá tạp, trai, hến, ốc. Nếu nguồn thức ăn không đủ, chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là những con cua mới lột vỏ. 

Xem thêm: Mandu là gì, tìm hiểu món bánh mandu đặc trưng của Hàn Quốc

Thức ăn của cua đồng thường được khai thác tại chỗ. Vì vậy, trước khi thả giống, người nuôi nên bón phân lót ở ven mương theo tỉ lệ 300 – 400kg/1000 mét vuông tạo đà cho động vật phù du phát triển và làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4, người nuôi nên thả ốc giống vào ruộng với 450 – 600kg/1000 mét vuông hoặc có thể thả tôm ôm trứng để nó sinh sản thành tôm con làm thức ăn cho cua đồng cỡ lớn. Bên cạnh đó, người nuôi có thể dùng các loại thức ăn được chế biến ở dạng hạt có chứa dinh dưỡng cao. Ngoài ra, có thể tận dụng cá tạp hay phế thải động vật để làm thức ăn cho cua.

Cách cho cua ăn

Căn cứ vào từng mùa vụ, nhiệt độ nước và giai đoạn sinh trưởng của cua để áp dụng cách cho ăn hợp lý.

  • Từ tháng 3 đến tháng thứ 5, cua chủ yếu ăn thức ăn tinh, theo tỉ lệ 20 30% trọng lượng của cua, thức ăn nên làm thành các nắm bột nhão.

  • Từ tháng thứ 6 đến 9 tháng, cần cho cua ăn thêm rong rêu, cỏ, khoai sắn, đồng thời bổ sung thức ăn viên hoặc thức ăn tự chế biến từ cá tạp.

  • Tháng thứ 10 trở đi, nên tăng thêm nguồn thức ăn từ động vật, với lượng thức ăn từ 7 – 10% lượng cua.

  • Mỗi ngày cho cua ăn 2 lần, vào sáng sớm và chiều tối. Sáng sẽ cho ăn 20 – 40%, chiều ăn chính sẽ là 60 –  80% tổng thức ăn mỗi ngày.

  • Đặt sáng ăn ở một số vị trí để kiểm soát lượng thức ăn của cua.

Quản lý cua

Thường xuyên thay nước cho ruộng, ao nuôi khoảng 1 tuần/lần nhằm kích thích cua lột xác và bắt mồi, mỗi lần thay từ 1/4 – 1/3 lượng nước đang có sẵn.

Bón vôi theo định kỳ 15 ngày/lần với lượng vôi 2 – 3kg/100 mét vuông hòa vào nước, rồi lấy nước trong tạt đều khắp ao, ruộng nuôi.

Thường xuyên chú ý kiểm tra đăng chắn cống và bờ rào chắn tránh để cua thất thoát ra ngoài.

Cách thu hoạch cua

Thời điểm thu hoạch cua chủ yếu vào tháng thứ 10:

  • Khi cua đã đạt kích cỡ thương phẩm được giá cao.

  • Thu hoạt bằng phương pháp đặt lờ, tát cạn, bắt bằng tay nếu thu hoạch tổng thể.

  • Cua nhỏ chưa đạt kích cỡ nên để lại nuôi tiếp.

Hướng dẫn cách nuôi cua đồng trong bể xi măng

Việc nuôi cua ngoài đồng ruộng cũng có những nhược điểm nhất định, chẳng hạn như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết, khó quản lý, thu hoạch vất vả,… Vì vậy nên nhiều bà con đã mạnh dạn áp dụng cách nuôi cua đồng tại nhà bằng bể xi măng, thậm chí là nuôi cua đồng trong thùng nhựa và đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ thêm về cách nuôi cua đồng trong bể xi măng.

Chuẩn bị bể xi măng thả cua giống

  • Tùy vào từng mô hình, với mỗi diện tích nuôi lớn, nhỏ khác nhau. Tốt nhất là bể xi măng có chiều rộng hơn 50 mét vuông, chiều cao 1 mét, đáy bể nên có độ dốc chênh lệch, có hệ thống cấp thoát nước bằng ống nhựa có khóa van đặt ở vùng trũng, trên bể có lưới che chắn giảm lượng ánh nắng chiếu vào bể.

  • Tẩy rửa chất xi măng trong bể trước khi nuôi bằng cách dùng cây chuối chặt nhỏ ngâm trong bể khoảng 1 tuần rồi vớt ra rửa sạch bể, dùng với xịt mạnh để trôi sạch lớp xi măng ra ngoài. Sau đó khử trùng bằng thuốc tím trước khi thả cua.

  • Xếp các tảng đá ong chồng lên nhau (cách miệng bể khoảng tầm 0,5m) để tạo hang hốc cho cua trú ngụ. Hang trú ẩn phải làm ở phần cao của bề. 

Điều kiện thức và nhiệt độ

  • Nguồn nước phải là nước ngọt, không ô nhiễm, không phải nước thải sinh hoạt, nên dùng nước giếng khoan với độ PH khoảng 6,5 – 8.

  • Nhiệt độ thích hợp giúp cua phát triển tốt là từ 25 – 27 độ C.

Cách chọn cua giống thả bể 

  • Chọn cua cùng một lứa là yếu tố rất quan trọng để quyết định số lượng cua thu được sau này. Bởi là loài giáp sát khi vừa lột vỏ chúng rất yếu, nếu cùng không cùng một lứa thì chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.

  • Chọn cua khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vỏ sáng bóng, to đồng đều nhau, với kích thước 1,2 – 1,4cm, khoảng chừng 350 -400con/kg. Có đầy đủ chân và càng.

Mật độ thả và thời điểm tốt nhất để thả cua giống

  • Mật độ thả: Từ 20 – 30 con/mét vuông.

  • Thời gian thích hợp để thả giống là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm, nên thả giống vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Vệ sinh bể nuôi

  • Thường xuyên vệ sinh bể nuôi bằng cách xả hết nước trong bể, rồi thay nước sạch chao cua. Tránh để cua ăn phải thức ăn thừa đã bị ôi thiu.

  • Tháng đầu, khi cua còn nhỏ nên thay nước 5 ngày/lần, các tháng kế tiếp 2 ngày thay 1 lần. Việc thay nước thường xuyên không chỉ giúp cua mua chóng lột vỏ mà còn giúp phòng ngừa một số bệnh ký sinh trùng cho cua.

  • Nên thay nước vào buổi trưa vì thời điểm này cua đang ẩn trú trong hang hốc.

  • Trong quá trình thay nước cần chú ý để nhặt bỏ những con cua đã bị chết ra khỏi bể.

ky-thuat-nuoi-cua-dong

Cua đồng ăn gì, cách cho cua ăn như thế nào?

  • Vì cua là loài ăn tạp nên rất dễ để kiếm nguồn thức ăn cho cua đồng và tốn ít chi phí. Thức ăn chính của cua là mùn bã hữu cơ, bột ngô, bột gạo, cám rang,… Ngoài ra, cua đồng còn thích ăn thịt các loại thân mềm như trai, hến, ốc, cá tạp, giun cỡ nhỏ,…

  • Cua con ăn gì để sông? Cua con mới thả người nuôi cần nấu chín bột ngô rồi thả vào bể, ngày cho ăn 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều muộn với khẩu phần 5% so với lượng cua.

  • Tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 có thể cho ăn thêm cám công nghiệp, cám ngô nấu chín hoặc thịt ốc bươu vàng theo tỉ lệ 7% so với lượng cua.

  • Từ 4 – 6 tháng khẩu phần ăn của cua cần táng lên 10%.

Thời gian thu hoạch

  • Vào khoảng tháng 9 đến tháng thứ 10 cua có thể đạt kích thước thương phẩm 50 -55con/kg được giá cao khi đó bà con sẽ tiến hành thu hoạch cua.

  • Bà con có thể lựa chọn những con cái khỏe mạnh, đang ôm trứng nuôi tiếp để chúng sinh sản giúp nhân giống cho vụ sau.

Cua đồng nhả con

Kết bài

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về 2 cách nuôi cua đồng hiệu quả thu nhập cao đã và đang được nhiều bà con nông dân áp dụng thành công thu được lợi nhuận kinh tế rất cao. Nếu có thể bà con có thể tham khảo và áp dụng kỹ thuật nuôi cua đồng vào mô hình canh tác của gia đình mình. Chúc bà con nông dân thành công!