Consultant là gì? Khám phá bí mật về công việc Consultant

Consultant là một trong những nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn hiện nay, được đông đảo các bạn trẻ đặc biệt quan tâm và muốn tìm hiểu. Vậy Consultant là gì, thu nhập của công việc này có cao hay không, và làm thế nào để theo đuổi ngành nghề này?

Định nghĩa khái niệm về Consultant là gì?

Consultant là thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh miêu tả đội ngũ nhân viên tư vấn làm việc cho một doanh nghiệp. Bộ phận này làm nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng cho công ty. Công việc chính của các Consultant là giải đáp thắc mắc của khách hàng đồng thời thuyết phục, góp ý, đưa ra lời khuyên cho những vấn đề mà khách đang gặp phải.

Trong một đơn vị doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty hoạt động về kinh doanh sản phẩm và dịch vụ, các nhân viên tư vấn có vai trò rất quan trọng, giúp khách hàng tương tác hiệu quả với doanh nghiệp. Do tính chất công việc, các Consultant chủ yếu sẽ chỉ đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp tìm ra hướng xử lý tốt nhất cho khách hàng. Tư vấn viên sẽ không được quyền lựa chọn thay cho các khách hàng.

senior-consultant-job-description-4088x2725-2020128-1659414710.jpeg
Consutant là những người làm công việc tư vấn cho doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Vai trò của các Consultant trong đơn vị doanh nghiệp

Tuy các nhân viên Consultant không tạo nên doanh thu trực tiếp cho các công ty, doanh nghiệp như bộ phận kinh doanh, thế nhưng họ có đóng góp vô cùng quan trọng trong việc giữ chân các khách hàng cũ và tạo nên sự uy tín, danh tiếng cho cả công ty. Mặt khác, lý do để các đơn vị doanh nghiệp tuyển dụng các Consultants là họ sở hữu một lượng kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực, chuyên môn nhất định, từ đó có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề, khó khăn vướng mắc tiềm ẩn mà các đơn vị doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. Đội ngũ tư vấn viên cũng sẽ góp một phần quan trọng việc cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty hoặc giúp cho các đơn vị doanh nghiệp có thể định hướng phát triển theo chiều hướng mới và giảm thiểu mức rủi ro xuống tối thiểu.

consultant-la-gi-1659414790.jpeg
Consultants có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp

Những kỹ năng cần có của một người làm nghề Consultant

Đội ngũ Consultant sẽ phải làm việc, tương tác trực tiếp với khách hàng và các đối tác. Chính vì thế nhân viên tư vấn chuyên nghiệp sẽ phải sở hữu rất nhiều những kỹ năng chuyên môn đặc thù. Vậy kỹ năng và đức tính cần có của Consultant là gì?

Kỹ năng trò chuyện, giao tiếp

Tính chất công việc của những người làm nghề Consultant đi đôi với việc nói chuyện, giao tiếp. Tư vấn viên sẽ phải thường xuyên làm việc, tương tác với rất nhiều người: trực tiếp trò chuyện, tư vấn, trao đổi và thuyết phục khách hàng, làm việc, hỗ trợ với nhiều bộ phận, phòng ban khác nhau để có thể đưa ra định hướng hoạt động thích hợp nhất cho công ty.

Bởi vậy, việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trò chuyện một cách nhẹ nhàng, khéo léo, tinh tế sẽ giúp tư vấn viên tạo được thiện cảm, ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, đối tác. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng cao cơ hội ký kết được hợp đồng và giữ chân những khách hàng cũ, thu hút được khách hàng tiềm năng.

Khả năng tổng hợp, nghiên cứu và phân tích thông tin

Trong công việc hàng ngày, các nhân viên tư vấn sẽ phải đối mặt với rất nhiều những tình huống phức tạp, khó khăn. Để đối phó với sự biến động, thay đổi liên tục của thị trường kinh doanh và những trường hợp khó lường, thì kỹ năng cần có của các Consultant là gì? Đó là khả năng quan sát, thu thập thông tin, đánh giá tình huống và phân tích những vấn đề đột ngột phát sinh. Từ đó, tư vấn viên sẽ đưa ra những kế hoạch phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách hàng, đồng thời thay đổi cục diện những vướng mắc, khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

Kỹ năng nắm bắt và thấu hiểu tâm lý của khách hàng

Việc khách hàng quyết định có mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay không phần lớn đến từ việc đội ngũ nhân viên tư vấn có đủ khả năng

để nắm bắt được tâm lý của khách hàng hay không. Vì thế, việc tôn trọng khách hàng, nắm bắt tốt tâm lý của khách hàng sẽ chính là chìa khóa quan trọng để thuyết phục họ sẵn sàng mua hàng và trải nghiệm dịch vụ của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý và sử dụng, sắp xếp thời gian hợp lý

Công việc của nhân viên Consultant khá nhiều đặc biệt là những người làm ở những công ty uy tín, có quy mô lớn, khách hàng phát sinh trong những giai đoạn cao điểm. Vì thế nhân viên Consultant cần phải biết cách quản lý sắp xếp thời gian hợp lý, để có thể phục vụ tất cả các khách hàng một cách tối ưu, đảm bảo tất cả các công việc bàn giao sẽ được hoàn thành vào đúng thời hạn.

ky-nang-cua-consultant-1024x684-1659414894.jpg
Các tư vấn viên cần phải kiên nhẫn với khách hàng

Tính kiên trì và kiên nhẫn 

Làm Consultant là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người và mở rộng thêm các mối quan hệ. Tuy nhiên, sẽ lúc nhân viên tư vấn phải đối mặt với những khách hàng vô cùng khó tính, khắt khe hoặc giao tiếp không tốt. Đây là lúc các Consultant cần phải thể hiện sự kiên nhẫn để có thể thấu hiểu được suy nghĩ, tâm lý của khách hàng,

Hơn nữa, với mỗi một người khách hàng, tư vấn viên cũng sẽ tương tác không giống nhau. Đối với đa số khách hàng, consultant sẽ phải nhẹ nhàng mềm mỏng trong việc thuyết phục, nhưng đối với những người có thái độ cợt nhả, thiếu nghiêm túc thì nhân viên cần cách nói chuyện cứng rắn. Đối xử lịch sự, nhã nhặn với khách hàng sẽ giúp tư vấn viên có thể tránh được việc bị khiếu nại, đồng thời giữ được hình ảnh tốt đẹp cho công ty.

Vì sao công việc Consultant hấp dẫn đối với người lao động?

Hiện nay nghề Consultant được rất nhiều người yêu thích, lựa chọn theo đuổi bởi những lý do sau đây:

Mức thu nhập trung bình tương đối hấp dẫn

Mức thu nhập trung bình của nhân viên Consultant hiện nay sẽ dao động trong ngưỡng từ 8– 15 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, mức thu nhập của công việc này cũng còn tùy thuộc vào quy mô công ty, nơi làm việc, vị trí của ứng viên, năng lực thực tiễn, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Ngoài ra một số tư vấn viên cũng có lương doanh số KPI, giúp nâng tổng thu nhập trung bình hàng tháng lên con số từ 20-50 triệu đồng.

Thời gian làm việc thoải mái, linh động

Thời gian làm việc tương đối linh hoạt. Một số vị trí tư vấn viên không yêu cầu người lao động phải liên tục làm việc 8 tiếng tại văn phòng mà có thể chủ động ra ngoài để gặp gỡ đối tác, khách hàng trao đổi công việc. Ngoài ra các bạn sinh viên cũng có thể tham gia làm Consultant part-time, phù hợp với những bạn trẻ mong muốn tìm được công việc thời gian linh động, không bị quá gò bó, từ đó tăng cao hiệu suất làm việc.

Môi trường làm việc thoải mái và năng động, có cơ hội để phát triển bản thân

Công việc Consultant đòi hỏi người lao động sẽ phải thường xuyên di chuyển đến nhiều nơi, trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với khách hàng, đối tác ở quán cà phê, nhà hàng, khách sạn…Việc này sẽ giúp tư vấn viên có thể mở rộng các mối quan hệ và nâng cao trình độ, kinh nghiệm làm việc của bản thân. Ngoài ra các nhân viên Consultant cũng có thể cải thiện nhanh chóng các kỹ năng mềm quan trọng như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý tình huống nhanh, kỹ năng trò chuyện giao tiếp,….

unsplash-image-vbxyfxlgpjm-1659414933.jpg
Môi trường làm việc của các tư vấn viên khá năng động

Những vị trí việc làm của nghề Consultant 

Nghề tư vấn có rất nhiều các vị trí công việc mà bạn có thể tham khảo ứng tuyển làm việc như:

Business Consultant

Business Consultant là gì? Đây là những chuyên gia thực hiện công việc lên ý tưởng, chuẩn bị kế hoạch kinh doanh theo định hướng của khách hàng là những đơn vị doanh nghiệp. Các công việc chủ yếu mà một Business Consultant cần phải làm là: Đóng góp các ý tưởng hay để quảng bá, phát triển thương hiệu của công ty. Lên các những kế hoạch, định hướng để phát triển công việc kinh doanh theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Lên các kế hoạch đẩy mạnh doanh thu lợi nhuận, mở rộng thị trường, gia tăng thị phần.

Sale Consultant

Sale Consultant là nhân viên tư vấn bán hàng trong các công ty. Sale Consultant gánh vác trách nhiệm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng mới và giữ chân các khách hàng cũ cho doanh nghiệp. Các công việc chính của nhân viên tư vấn bán hàng gồm có: Nhận hàng hóa và kiểm kê số lượng hàng hóa, giám sát đảm bảo chất lượng hàng hóa, bảo quản chất lượng hàng hóa. Trưng bày, sắp xếp sản phẩm đẹp mắt, cuốn hút tại không gian bán hàng. Đặc biệt, vai trò quan trọng nhất của Sale Consultant tư vấn, giải quyết các câu hỏi, thắc mắc, khiếu nại, ý kiến phản hồi từ khách hàng.

Tổng kết

Bài viết trên đây đã cho thấy được khái niệm của Consultant là gì những điều kiện cần và đủ của nghề này cũng như cơ hội, tiềm năng và các vị trí của công việc này. Chúc bạn có thể tìm được công việc thích hợp với kỹ năng và cá tính của bản thân.