Cong vẹo cột sống ở học sinh: Phòng chống thế nào?

Vẹo cột sống là một đường cong bất thường trong cột sống, khiến người bệnh bị đau và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy nguyên nhân và phương pháp điều trị cong vẹo cột sống như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Vẹo cột sống là gì?

Cột sống không hoàn toàn nằm ở tư thế thẳng đứng, mà có một số đoạn cong sinh lý trên mặt phẳng đối xứng dọc. Trong tư thế đứng thẳng, nếu nhìn từ sau về trước, cột sống là một đường thẳng, nếu nhìn từ trái qua phải (hoặc phải qua trái), cột sống có hai đoạn cong uốn về phía trước là cổ và thắt lưng (lordosis), hai đoạn cong uốn về phía sau là lưng và cùng – cụt (kyphosis). Quá trình hình thành các đoạn cong cột sống diễn ra sau khi sinh.

Vẹo cột sống là tình trạng cột sống hoặc xương sống bị cong bất thường. Những người bị vẹo cột sống phát triển các đường cong bổ sung ở hai bên của cơ thể và xương cột sống xoắn vào nhau, tạo thành một đường cong hình chữ C hoặc hình chữ S. Vẹo cột sống dao động từ 10-20 độ (nhẹ), 20-50 độ (trung bình) và nghiêm trọng (lớn hơn 50 độ).

Vẹo cột sống phổ biến ở trẻ gái gấp hai lần so với trẻ em trai và xảy ra chủ yếu ở những người trên 10 tuổi.

Nguyên nhân gây vẹo cột sống

Vẹo cột sống ảnh hưởng đến khoảng 2% nữ và 0,5% nam. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân của vẹo cột sống là không rõ (được gọi là vô căn) chiếm đến 80% bệnh nhân vẹo cột sống.

Có thể phân chia vẹo cột sống thành 3 loại:

Vẹo cột sống không cấu trúc: Cột sống bị vẹo nhưng không làm biến đổi cấu trúc và làm xoay các đốt sống. Nguyên nhân do độ dài một chân ngắn hơn chân kia, thói quen khi ngồi, mang vác nặng gây ra trọng lượng không đồng đều hoặc do co thắt cơ ở lưng.

Thần kinh cơ: Do gặp phải vấn đề khi xương cột sống được hình thành. Xương cột sống không hình thành hoàn toàn hoặc chúng không thể tách rời nhau trong quá trình phát triển của thai nhi. Loại vẹo cột sống bẩm sinh này phát triển ở những người mắc các rối loạn như dị tật bẩm sinh, loạn dưỡng cơ, bại não hoặc hội chứng Marfan (một bệnh mô liên kết di truyền). Những người mắc các bệnh này thường phát triển một đường cong hình chữ C dài và có cơ bắp yếu không thể giữ chúng thẳng lên.

Thoái hóa: Không giống như các dạng vẹo cột sống khác được tìm thấy ở trẻ em và thanh thiếu niên, vẹo cột sống thoái hóa xảy ra ở người lớn tuổi. Nguyên nhân gây ra bởi những thay đổi trong cột sống do viêm khớp làm suy yếu dây chằng bình thường và các mô mềm khác của cột sống kết hợp với gai xương bất thường có thể dẫn đến cột sống bị cong. Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi loãng xương, gãy xương đốt sống và thoái hóa đĩa đệm.

Có những nguyên nhân tiềm tàng khác gây vẹo cột sống, bao gồm các khối u cột sống như u xương khớp. Đây là một khối u lành tính có thể xảy ra ở cột sống và gây đau, cơn đau khiến người ta nghiêng sang phía đối diện để giảm lượng áp lực tác động lên khối u. Điều này có thể dẫn đến một biến dạng cột sống.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho rằng di truyền (di truyền), rối loạn cơ và / hoặc chuyển hóa fibrillin bất thường có thể đóng vai trò gây ra hoặc góp phần vào sự phát triển vẹo cột sống.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến vẹo cột sống là gì?

Các yếu tố rủi ro khiến vẹo cột sống bao gồm:

Tuổi tác: Các dấu hiệu và triệu chứng thường bắt đầu trong giai đoạn tăng trưởng xảy ra ngay trước tuổi dậy thì.

Giới tính: Mặc dù cả bé trai và bé gái đều mắc chứng vẹo cột sống nhẹ với tỷ lệ như nhau, nhưng bé gái có nguy cơ cao hơn về đường cong xấu đi và cần phải điều trị.

Tiền sử gia đình: Vẹo cột sống có thể di truyền trong các gia đình.

Triệu chứng vẹo cột sống

Sự thay đổi đường cong của cột sống thường xảy ra rất chậm nên rất dễ bị bỏ sót cho đến khi nó trở thành một biến dạng vật lý nghiêm trọng hơn.

Vẹo cột sống khiến đầu cúi về phía trước hoặc nghiêng sang một bên, một bên hông hoặc vai cao hơn so với bên đối diện.

Nếu vẹo cột sống nghiêm trọng hơn, có thể gây khó khăn hơn cho tim và phổi hoạt động bình thường. Điều này có thể gây khó thở và đau ngực.

Trong hầu hết các trường hợp, vẹo cột sống không đau, nhưng có một số loại vẹo cột sống hơn có thể gây đau lưng, đau xương sườn, đau cổ, co thắt cơ và đau bụng.

Phương pháp chẩn đoán vẹo cột sống

Khám thực thể

Bác sĩ sẽ nhìn vào đường cong của cột sống từ hai bên, phía trước và phía sau. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu cởi quần áo từ thắt lưng trở lên để nhìn rõ hơn bất kỳ đường cong bất thường, dị dạng vật lý hoặc vòng eo không đều.

Người bệnh cũng sẽ được yêu cầu cúi xuống để cố gắng chạm vào ngón chân của họ. Vị trí này có thể làm cho đường cong rõ ràng hơn. Bác sĩ cũng sẽ nhìn vào sự đối xứng của cơ thể để xem hông và vai có cùng chiều cao, nghiêng sang một bên hay không, nếu có độ cong ngang.

Chụp X-quang

Vị trí chụp từ phía trước ở tư thế đứng để đo sự thẳng hàng, độ cong và sự cân đối của các phân đoạn cột sống, xương chậu và hông.

Cong-veo-cot-song

Chụp MRT hoặc CT

Nếu bác sĩ tìm thấy bất kỳ thay đổi nào trong chức năng của dây thần kinh có thể được yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh khác về cột sống bao gồm chụp MRI hoặc CT để xem xét kỹ hơn về xương và dây thần kinh của cột sống.

Điều trị cong vẹo cột sống như thế nào?

Thuốc

Để giảm cơn đau liên quan đến vẹo cột sống, thuốc giảm đau là giải pháp đầu tiên áp dụng. Người bệnh nên đi đến các địa chỉ khám uy tín về xương khớp để được tư vấn cụ thể và kê đơn thuốc phù hợp.

Tập thể dục đều đặn

Việc tập thể dục có thể làm giảm các cơn đau do chèn ép cột sống, nhất là các động tác kéo cơ và kéo dài lưng. Đồng thời khi vận động sẽ duy trì một cơ thể khỏe mạnh, chống vẹo cột sống.

Tiêm thuốc vào cột sống

Đây cũng là một phương pháp giúp giảm đau khi các dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép. Người bệnh sẽ được tiêm steroid và gây tê cục bộ trực tiếp vào vùng lưng để giảm đau trong một vài tuần hoặc vài tháng.

Áo nẹp chỉnh hình

Nẹp cột sống là phương pháp điều trị vẹo cột sống được ưu chuộng nhất và thay thế được cho phẫu thuật, giúp ổn định cấu trúc ống cột sống và giúp giảm đau bằng cách hỗ trợ từ bên ngoài.

Cong-veo-cot-song

Phẫu thuật

Được chỉ định cho trường hợp vẹo cột sống lớn hơn 50 độ, điều trị bằng áo nẹp chỉnh hình không hiệu quả.

Phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật như cắt bỏ một phần xương trong đốt sống hay đĩa đệm, hợp nhất hai hoặc nhiều đốt sống với nhau để giảm áp lực lên dây thần kinh.

Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị vẹo cột sống có thể đến Bệnh viện Hồng Ngọc để thăm khám và điều trị nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống lâu dài. Tại Hồng Ngọc có đội ngũ bác sĩ khoa Cơ – Xương – Khớp chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm cùng với hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, đạt chuẩn quốc tế sẽ cho kết quả điều trị và chẩn đoán chính xác cao.

Đăng ký để được tư vấn về Vật lý trị liệu:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/