Công ty tư nhân (Private Company) là gì? Đặc điểm, phân loại, ưu điểm và nhược điểm
Công ty tư nhân (tiếng Anh: Private Company) là một công ty thuộc sở hữu tư nhân, có thể phát hành cổ phiếu và có cổ đông, nhưng cổ phiếu không được giao dịch trên các sàn giao dịch công khai và không được phát hành IPO.
(Ảnh minh họa: Resolution law firm)
Mục Lục
Công ty tư nhân
Khái niệm
Công ty tư nhân trong tiếng Anh là Private Company.
Công ty tư nhân là một công ty thuộc sở hữu tư nhân.
Các công ty tư nhân có thể phát hành cổ phiếu và có cổ đông, nhưng cổ phiếu không được giao dịch trên các sàn giao dịch công khai và không được phát hành IPO.
Do đó, các công ty tư nhân không cần phải đáp ứng các yêu cầu nộp đơn nghiêm ngặt của Ủy ban Chứng khoán như các công ty đại chúng.
Nhìn chung, cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân ít thanh khoản hơn và việc định giá của họ khó xác định hơn.
Đặc điểm của Công ty tư nhân
Các loại công ty tư nhân chính ở Việt Nam: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, và công ty cổ phần, tất cả các loại đều có các qui tắc khác nhau về cổ đông, thành viên và cách tính thuế. Ở Mỹ, phổ biến thêm 2 hình thức là công ty S và công ty C.
Tất cả các công ty ở Mỹ đều bắt đầu từ các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân trải dài trên nhiều qui mô và phạm vi, bao gồm hàng triệu doanh nghiệp tư nhân ở Mỹ và hàng chục công ty khởi nghiệp kì lân trên toàn thế giới.
Ngay cả các công ty của Mỹ như Cargill, Koch Industries, Deloitte và PricewaterhouseCoopers có doanh thu hàng năm lên tới 25 tỷ USD cũng nằm dưới sự bảo trợ của công ty tư nhân.
Tuy nhiên, việc duy trì một công ty tư nhân có thể khiến việc huy động tiền trở nên khó khăn hơn, đó là lí do tại sao nhiều công ty tư nhân lớn cuối cùng chọn cách ra công chúng thông qua IPO.
Trong khi các công ty tư nhân có quyền truy cập vào các khoản vay ngân hàng và quĩ vốn chủ sở hữu, các công ty đại chúng thường có thể bán cổ phiếu hoặc huy động tiền thông qua các dịch vụ trái phiếu dễ dàng hơn.
Các loại hình Công ty tư nhân
– Doanh nghiệp tư nhân: quyền sở hữu nằm trong tay của một người duy nhất.
Tài sản, nợ phải trả và tất cả các nghĩa vụ tài chính của công ty hoàn toàn thuộc về chủ sở hữu cá nhân.
Mặc dù điều này mang lại cho cá nhân toàn quyền kiểm soát các quyết định, nhưng nó cũng làm tăng rủi ro và khiến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn.
– Công ty hợp danh: là công ty trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, ngoài các thành viên, công ty hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, các thành viên có quyền quản lí công ty và tiến hành các hoạt động kinh doanh thay công ty, cùng nhau chịu trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn: là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật Việt Nam thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt.
– Công ty cổ phần là loại hình công ty, trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần được thành lập và tồn tại độc lập.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
– Công ty S và công ty C tương tự như các công ty đại chúng có cổ đông, phổ biến ở Mỹ.
Tuy nhiên, các loại công ty này vẫn duy trì là công ty tư nhân và không cần phải gửi báo cáo tài chính hằng quý hoặc hằng năm.
Các tập đoàn S có thể có không quá 100 cổ đông và không bị đánh thuế vào lợi nhuận của họ trong khi các tập đoàn C có thể có số lượng cổ đông không giới hạn nhưng phải chịu thuế gấp đôi.
Ưu điểm và nhược điểm của Công ty tư nhân
– Chi phí cao khi thực hiện IPO là một lí do khiến nhiều công ty nhỏ vẫn muốn là công ty tư nhân. Các công ty đại chúng phải yêu cầu tiết lộ thông tin nhiều hơn, phải công khai báo cáo tài chính và các hồ sơ khác theo lịch trình thường xuyên.
– Một lí do khác khiến các công ty vẫn thuộc tư nhân là để duy trì quyền sở hữu gia đình.
Nhiều công ty tư nhân lớn nhất hiện nay đã thuộc sở hữu của cùng một gia đình trong nhiều thế hệ, chẳng hạn như công ty Koch, vẫn tồn tại trong gia đình Koch kể từ khi thành lập năm 1940.
– Công ty tư nhân không phải đáp ứng cổ đông công chúng hoặc có quyền chọn thành viên khác nhau vào hội đồng quản trị.
– Một số công ty gia đình đã thành công ty đại chúng, và công ty vẫn duy trí quyền sở hữu gia đình và tính kiểm soát thông qua cấu trúc cổ phần hai lớp, có nghĩa là cổ phần thuộc sở hữu gia đình có thể có nhiều quyền biểu quyết hơn.
– Công khai ra công chúng là một bước cuối cùng cho các công ty tư nhân. Quá trình IPO sẽ tốn chi phí và mất thời gian để công ty thiết lập được.
(Theo Investopedia và Thư viện pháp luật)