Công ty cho thuê tài chính là gì ? Tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

Công ty cho thuê tài chính là tổ chức tín dụng thành lập dưới hình thức công tỉ kinh doanh theo phương thức cung ứng vốn cho khách hàng chủ yếu thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các loại động sản khác.

Công ty cho thuê tài chính thuộc loại tổ chức tín dụng phi ngân hàng; việc thành lập và hoạt động chịu sự quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước.

 

1. Quy định chung về công ty cho thuê tài chính

Công ty cho thuê tài chính được thành lập dưới các hình thức sau:

1) Công ti cho thuê tài chính do ngân hàng, công ti tài chính hoặc ngân hàng, công ti tài chính cùng doanh nghiệp khác của Việt Nam thành lập;

2) Công ti cho thuê tài chính liên doanh giữa bên Việt Nam và các bên nước ngoài;

3) Công ti cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài;

4) Công ti cho thuê tài chính có thể là thành viên của tập đoàn tài chính ngân hàng nhưng phải có tư cách pháp nhân độc lập.

Do thuộc loại hình thức tổ chức tín dụng nên pháp luật các nước đều đặt ra các điều kiện về tài chính, năng lực quản lí của sáng lập viên, nhu cầu thị trường… đối với việc thành lập công ti cho thuê tài chính. Công ti cho thuê tài chính có bộ máy quản trị điều hành gồm: Hội đồng quản trị, tổng giám đốc (hoặc giám đốc) và ban kiểm soát. Công ti cho thuê tài chính chịu một số hạn chế của pháp luật trong kinh doanh.

Chức năng kinh doanh chính của công tỉ cho thuê tài chính là cho thuê máy móc, thiết bị và các loại động sản khác thông qua việc kí kết hợp đồng cho thuê tài chính (Xem thêm: Cho thuê tài chính). Ở Việt Nam, cơ sở pháp lí cơ bản của việc tổ chức và hoạt động của công ti cho thuê tài chính lần đầu tiên được quy định ở Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ti cho thuê tài chính tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định số 64/Cpb của Chính phủ ngày 09.10.1995, về sau đó là Luật các tổ chức tín dụng.

 

2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

Điều kiện cần để thiết lập giao dịch cho thuê tài chính là sự tồn tại của bên cho thuê tài chính (bên cung) và bên có nhu cầu thuê tài chính (bên cầu). Trong điều kiện có thị trường tài chính hoạt động, để cung và cầu gặp nhau không phải là vấn đề khó. Vì vậy, vấn đề còn lại là bên cho thuê và bên thuê phải có phương tiện nhằm xác lập mối quan hệ giữa các bên, tức là để làm hình thành giao dịch cho thuê tài chính. Nói cách khác, hai bên chủ thể phải có những cam kết, giao kèo nhất định về việc thuê máy móc, thiết bị hoặc các loại tài sản khác, tức là có hợp đồng.

Như vậy, điều kiện cần và đủ để hình thành giao dịch cho thuê tài chính là sự tồn tại của các chủ thể (công ti cho thuê tài chính và bên có nhu cầu sử dụng tài sản thuê) và có phương tiện thực hiện giao dịch (hợp đồng). Đây là các giao dịch có chứa các yếu tố như quyền tài sản, quan hệ hợp đồng giữa bên cho thuê và bên thuê. Chính các yếu tố này quyết định các bộ phận cấu thành của pháp luật điều chỉnh cho thuê tài chính. Nhìn chung, các quốc gia đều sử dụng các chế định về quyền sở hữu, về hợp đồng, về bảo vệ người tiêu dùng để điều chỉnh các giao dịch cho thuê tài chính, vấn đề quyền sở hữu tài sản và họp đồng thường được quy định trong bộ luật dân sự. Riêng vấn đề bảo vệ người tiêu dùng (mà trong trường hợp này là bên thuê) là vẩn đề các nước phát triển thường chú trọng và thường

Như vậy, công ti cho thuê tài chính chỉ được thành lập dưới một trong hai hình thức: công ti trách nhiệm hữu hạn hoặc công ti cổ phần. Chính vì vậy, các công ti cho thuê tài chính sẽ phải chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành hai đạo luật này song song với các quy định có tính chuyên ngành của pháp luật về cho thuê tài chính.

 

2.1 Thủ tục thành lập công ty cho thuê tài chính

Ở các nước phát triển trước đây, thủ tục thành lập các định chế tài chính (financial institutions) tương đối đơn giản. Do diễn biến xấu của thị trường tài chính, các chính phủ đã thắt chặt hơn quy chế thành lập các định chế tài chính này và việc đưa ra các điều kiện tiên quyết để được thành lập các định chế tài chính đã được luật hoá ở nhiều nước. Ví dụ ở Mỹ, từ cuối thế ki XVIII đến trước cuộc khủng hoảng thị trường tài chính năm 1929, được coi là kỉ nguyên tự do của các định chế tài chính. Các sáng lập viên của các định chế tài chính chỉ cần có mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật là được chính quyền bang chuẩn y điều lệ hoạt động. Sau cuộc khủng hoảng thị trường tài chính nói trên, yêu cầu về thành lập các định chế tài chính ở Mỹ trở nên chặt chẽ hơn. Ngoài yêu cầu về mức vốn tối thiểu, các yêu cầu khác về khả năng quản lí, về nhu cầu của thị trường… đã được đặt ra. Ngoài ra, các sáng lập viên còn phải đệ đơn để xin được chuẩn y điều lệ hoạt động. Ở Nhật, để thành lập các định chế tài chính cần phải có giấy phép thành lập do Thủ tướng Chính phủ cấp.

Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đề ra các điều kiện mà các tổ chức muốn vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP) hoặc thuộc chủ sở hữu (đổi với CTTNHH) và có quyền sử dụng con dấu của công ti để thực hiện nhiệm vụ của mình.

Trước đây, pháp luật ngân hàng quy định hội đồng quản trị có ít nhất 3 thành viên nhưng hiện nay cho phép điều lệ công ti cho thuê tài chính được quy định cụ thể về sổ thành viên của hội đồng quản trị nhưng không frái những quy định có liên quan của Luật doanh nghiệp. Nhiệm kì của hội đồng quản trị không quá 05 năm và nhiệm kì của thành viên hội đồng theo nhiệm kì của hội đồng quản trị. Các thành viên hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế nhưng cũng có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bất kì lúc nào theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền bầu, bổ nhiệm hoặc chỉ định nếu rơi vào những tình huống luật định (Điều 36 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

Để đảm bảo cho hội đồng quản trị thực hiện tốt chức năng của mình, pháp luật yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị phải là người có uy tín, có đạo đức nghề nghiệp và cố kiến thức về hoạt động tài chính, ngân hàng. Bên cạnh đó pháp luật còn có quy định ràng buộc trách nhiệm của hội đồng quản trị bằng quy định cấm chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị uỷ quyền cho những người không phải là thành viên hội đồng qúản trị thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, để nầng cao tính khách quan và chất lượng của hội đồng quản trị, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 đã quy định thêm một loại thành viên mới của hội đồng quản trị dưới danh nghĩa “thành viên độc lập”. Vì vậy, ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện chung, Luật các tổ chức tín dụng quy định thêm các tiêu chuẩn.

 

2.2 Ban kiểm soát Công ty cho thuê tài chính

Ban kiểm soát là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật và các nghị quyết, quyết định của công ti. Ban kiểm soát có tối thiểu là 3 thành viên trong đó có ít nhất một nửa số thành viên là thành viên chuyên trách. Nhiệm kì của ban kiểm soát và các thành viên không quá 05 năm (quy định cụ thể tại điều lệ công ti). Thành viên ban kiểm soát có thể được bàu lại với số nhiệm kì không hạn chế. Để đảm bảo các thành viên ban kiểm soát thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, pháp luật quy định các thành viên phải thoả mãn các yêu cầu về trình độ chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp và không phải là người có liên quan của người quản lí tổ chức tín dụng cũng như không phải là người không được đảm nhiệm vị trí công tác theo quy định của pháp luật. Các thành viên chuyên trách còn phải thoả mãn thêm một điều kiện đó là phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

 

2.3 Tổng giám đốc (giám đốc)

Tổng giám đốc (giám đốc) của công ti cho thuê tài chínỉílà người điều hành cao nhất của công ti, chỉ đạo hoạt động hàng ngày của công ti và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực thi các nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Pháp luật quy định một số tiêu chuẩn và điều kiện mà ứng cử viên của chức vụ tổng giám đốc (giám đốc) phải thoả mãn, đó là: 1) Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệĩrT điều hành, quản lí công ti cho thuê tài chính; 2) Tiêu chuẩn về sức khoẻ, về đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng; về mức độ hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp những rủi ro vốn có trong lữih vực kinh doanh tiền tệ. Với lí do này, mặc dù ở nhiều nước, yêu cầu về mức vốn tối thiểu (minimum capital requừement) phải có khi thành lập công ti nói chung đã bị bãi bỏ nhưng yêu cầu đó vẫn được duy trì đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong một số lĩnh vực đặc thù như: tài chính – ngân hàng, chửng khoán, bảo hiểm.

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về mức vốn pháp định của công ti cho thuê tài chính . Trước đây, mức vốn 50 tỉ VND áp dụng đối với công ti cho thuê tài chính cổ phần và công ti cho thuê tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng; và 5 triệu USD áp dụng với công ti cho thuê tài chính liên doanh và công ti cho thuê tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Từ khi Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 có hiệu lực, các công ti cho thuê tài chính thành lập và hoạt động tại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu mới về vốn pháp định là 100 tỉ VNĐ hoặc 150 tỉ VNĐ tuỳ thuộc vào thời điểm các công ti này được cấp phép thành lập và hoạt động. Các công ti cho thuê tài chính đang hoạt động hoặc được thành lập và hoạt động sau ngày Nghị định 141/2006 có hiệu lực nhưng trước ngày 31/12/2008 phải bảo đảm có đủ hay có ngay số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tương đương với mức vốn pháp định là 100 tỉ đồng. Các công ti cho thuê tài chính được cấp phép thành lập và hoạt động sau ngày 31/12/2008 buộc phải có đủ ngay số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tương đương với mức vốn pháp định là 150 tỉ VNĐ. Nghị định của Chính phủ số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP vẫn giữ nguyên.

 

2.4 Vốn huy động của công ty cho thuê tài chính

Trong quá trình hoạt động của mình, với tư cách là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ti cho thuê tài chính được phép huy động thêm vốn phục vụ nhu cầu kinh doanh. Nguồn von huy động gồm: nhận tiền gửi của các tổ chức; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn từ các tổ chức; vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước và vay Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, các công ti này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tuỳ thuộc vào loại giấy tờ có giá được phát hành mà cần có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước hoặc cúa cả Ngân hàng Nhà nước và Ưỷ ban chứng khoán Nhà nước.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến luật ngân hàng, hoạt động ngân hàng về công ty cho thuê tài chính, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng trực tuyến. Đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.

5. Ban kiểm soát Công ty cho thuê tài chính

Ban kiểm soát là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật và các nghị quyết, quyết định của công ti. Ban kiểm soát có tối thiểu là 3 thành viên trong đó có ít nhất một nửa số thành viên là thành viên chuyên trách. Nhiệm kì của ban kiểm soát và các thành viên không quá 05 năm (quy định cụ thể tại điều lệ công ti). Thành viên ban kiểm soát có thể được bàu lại với số nhiệm kì không hạn chế. Để đảm bảo các thành viên ban kiểm soát thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, pháp luật quy định các thành viên phải thoả mãn các yêu cầu về trình độ chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp và không phải là người có liên quan của người quản lí tổ chức tín dụng cũng như không phải là người không được đảm nhiệm vị trí công tác theo quy định của pháp luật. Các thành viên chuyên trách còn phải thoả mãn thêm một điều kiện đó là phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng – Công ty luật Minh Khuê