Công ty Long Hải thu mua sâm Fansipan giá cao cho nông dân Lào Cai
Ngoài ưu đãi về giá, Công ty Long Hải còn ứng trước cho bà con 10% chi phí phân bón, giống, vốn đầu tư phục vụ mô hình canh tác hữu cơ. Giám đốc Sở NN&PTNT Lào Cai Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trước đây bà con xã Y Tý chỉ trồng củ sâm bán nhỏ lẻ, đầu ra bấp bênh. Nay sản phẩm được bao tiêu, bà con an tâm hơn trong đầu tư trồng trọt. “Ngoài việc bà con trồng sâm được thu mua bao tiêu với giá hợp lý, đảm bảo lợi nhuận, công ty còn hướng đến canh tác hữu cơ. Việc này sẽ giúp địa phương có thêm sản phẩm tính cạnh tranh cao trên thị trường”, ông Tuấn nhận định.
Nhà máy sản xuất nước ép hơn 10 triệu USD của Long Hải tại Hải Dương đã đi vào hoạt động
Củ sâm Fansipan được di thực từ một loài sâm Tây Tạng, trồng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn có độ cao trên 1600m so với mực nước biển. Loại sâm này có nhiều hoạt chất quý. Nguồn nguyên liệu sạch này được công ty Long Hải sản xuất nước ép đóng chai.
Chia sẻ về mô hình liên kết bốn “nhà”: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý, cùng hành động tháo gỡ bài toán tồn đọng nông sản, CEO công ty Long Hải, ông Nguyễn Văn Thành bày tỏ “Chúng tôi sẽ cùng các nhà khoa học, bà con nông dân hướng canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững, tạo vùng nguyên liệu sạch, an toàn, giá trị cao. Ngoài nhà máy sản xuất nước rong biển ép đóng chai có nguyên liệu chủ yếu từ vùng biển Nam Trung bộ, sắp tới Long Hải sẽ mở rộng sang sản xuất các loại nước ép khác như dưa hấu, thanh long,….giúp nông dân có thêm đầu ra thị trường nội địa”.