Công trình xây dựng là gì? Công trình xây dựng phân loại như thế nào?
Mục Lục
Công trình xây dựng là gì? Công trình xây dựng phân loại như thế nào?
Xây dựng là một trong những lĩnh vực đang phát triển mạnh trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, nhiều người khi mới tham gia vào lĩnh vực này vẫn chưa thực sự hiểu rõ khái niệm công trình xây dựng là gì? Công trình xây dựng gồm có những loại nào? Vì vậy bài viết sau Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony sẽ giúp các bạn tìm lời giải đáp.
Xem thêm: Căn hộ Moonlight An Lạc
1. Khái niệm xây dựng là gì?
Trong từ điển tiếng Anh, xây dựng được gọi bằng từ “Construction”. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công để có thể tạo ra các cơ sở hạ tầng hoặc nhà ở hay công trình.
Quá trình xây dựng gồm các bước như sau: lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng. Xây dựng thường được xem là một hoạt động riêng lẻ. Tuy nhiên trên thực tế thì thành quả của nó lại là của sự kết hợp của nhiều nhân tố.
Người chịu trách nhiệm quản lý công việc chung sẽ là người quản lý dự án. Sau đó là các chủ đầu tư, nhà thầu, kỹ sư tư vấn và thiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát…Đây là những người có trách nhiệm triển khai, điều hành, thực hiện việc giám sát các hoạt động của dự án.
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công công trình, cơ sở hạ tầng
Có thể bạn quan tâm: +50 mẫu biệt thự mặt tiền 8m đẹp đang được ưa chuộng trong năm 2023
2. Định nghĩa về kinh tế xây dựng
Khi nhắc đến kinh tế xây dựng là nói đến những con số, đến giá trị lợi nhuận mà một công trình tạo ra. Tuy nhiên, hiểu một cách chính xác thì Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng. Nó là sự kết hợp của lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng.
Những công việc cụ thể của ngành kinh tế xây dựng có thể kể đến như: tài chính, thống kê, kế toán, công tác soạn thảo và thẩm định dự án đầu tư; thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán công trình xây dựng; định giá và quản lý chi phí công trình xây dựng;…
Kinh tế xây dựng là sự kết hợp của lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng
Xem thêm: Khách sạn Moonlight Đà Nẵng
3. Khái niệm chính xác nhất về “công trình xây dựng”
Về câu hỏi công trình xây dựng là gì thì theo các chuyên gia trong ngành, công trình xây dựng là sản phẩm, kết quả công việc do những người thợ thi công tạo ra. Sản phẩm của ngành xây dựng chúng ta có thể kể đến như: ngôi nhà, trường học, bệnh viện, siêu thị, chung cư, đường xá, cầu cống…
Khái niệm chính xác nhất về công trình xây dựng là: Sản phẩm tạo ra bởi công sức lao động của con người, thiết bị lắp đặt của công trình, vật liệu xây dựng. Chúng bao gồm cả những phần dưới mặt đất và phần trên mặt đất hoặc phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, hoàn thiện theo thiết kế.
Công trình xây dựng là một sản phẩm của ngành xây dựng
Có thể bạn quan tâm: Công trình công cộng là gì? Phân loại công trình công cộng
4. Các loại “công trình xây dựng” phổ biến hiện nay
Theo quy định tại Phụ lục I Ban hành kèm theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ thì Công trình xây dựng được chia ra làm 5 loại chính. Mỗi loại gắn với lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội:
4.1.Công trình dân dụng
Công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở như nhà chung cư, nhà tập thể, nhà riêng. Bên cạnh đó còn có công trình công cộng như công trình giáo dục, thể thao, y tế; Các công trình tôn giáo; Công trình dịch vụ, thương mại; Các khu vực trụ sở làm việc của các tổ chức xã hội, sự nghiệp và doanh nghiệp; trụ sở cơ quan nhà nước; nhà ga…
Công trình dân dụng bao gồm các loại nhà ở, công trình công cộng
4.2. Công trình công nghiệp
Công trình công nghiệp bao gồm các hạng mục như: công trình sản xuất các loại vật liệu xây dựng; công trình luyện kim và cơ khí chế tạo; Công trình dầu khí, công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công trình năng lượng, công trình công nghiệp nhẹ; Công trình hoá chất.
4.3. Công trình hạ tầng và kỹ thuật
Công trình hạ tầng và kỹ thuật bao gồm các công trình cấp, thoát nước, công trình xử lý các chất thải rắn, đèn sáng công cộng. Ngoài ra còn các công trình khác như: nhà hỏa táng, nghĩa trang, cây xanh, công viên, bãi đỗ xe…
4.4. Công trình giao thông
Công trình xây dựng giao thông gồm: công trình đường bộ, đường sắt, hầm, cầu, công trình hàng hải, hàng không. Những dự án thi công này nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giao thương, trao đổi hàng hóa… Khi giao thông thuận tiện thì nền kinh tế khu vực cũng phát triển thuận lợi hơn.
4.5. Công trình xây dựng nông nghiệp & phát triển nông thôn
Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các loại như: công trình thủy lợi, hệ thống đê điều, công trình trồng trọt, chuồng trại chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp. Chúng chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân trong khu vực để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Các loại công trình xây dựng phổ biến gắn với các lĩnh vực đời sống
5. Những loại công trình được miễn xin cấp phép
Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, những trường hợp được miễn xin cấp phép xây dựng bao gồm:
- a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
- b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
- c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
- d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
- e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
- h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Các công trình được miễn xin cấp phép xây dựng quy định tại luật xây dựng
Kết luận
Bài viết trên đây Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony đã chia sẻ với bạn đọc các thông tin cơ bản về công trình xây dựng là gì và phân loại công trình xây dựng phổ biến hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo mỗi người sẽ có thêm kinh nghiệm, kiến thức hữu ích khi bước vào lĩnh vực này.
Nguồn bài viết: https://anlacmoonlight.vn