Công trình là gì? Đặc điểm và phân loại công trình mới nhất

Công trình là gì? Khi nhắc tới định nghĩa công trình, hẳn là bạn sẽ nghĩ ngay tới một khu chung cư hay một tòa cao ốc nào đó. Tuy nhiên, bạn có biết khái niệm này còn được dùng với các ý gì nữa trong đời sống của chúng ta không? Nếu bạn chưa biết thì hãy dành ra vài phút để tham khảo bài viết sau đây của Xây dựng Tiên Phong nhé, bạn sẽ hiểu rõ về công trình ngay thôi.

Công trình là gì?

Công trình là gì?

Không chỉ là một thuật ngữ dùng trong xây dựng, công trình còn hiển diện và được dùng rất thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Vậy thì công trình là gì? Để giải đáp băn khoăn về công trình, chúng ta có thể nói đến 2 ý nghĩa:

  • Công trình là tổ hợp các hạng mục xây dựng yêu cầu sử dụng kĩ thuật phức tạp để tiến hành thi công. Chẳng hạn như công trình xây dựng, công trình kiến trúc,…

  • Công trình là các tác phẩm khoa học, nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu như công trình điêu khắc, công trình khoa học, công trình nghiên cứu,…

Ngoài ra, từ công trình còn được dùng để chỉ sự phức tạp, khó khăn hay công sức bỏ ra để làm điều gì đó. Tuy nhiên đây là nghĩa cũ, ít được áp dụng hiện nay.

Như vậy, công trình cũng có thể được xem là một tác phẩm mà bất kì người nào cũng có khả năng sáng tạo, gây dựng nên. Ví dụ như người nông dân sáng chế, tạo ra công cụ, máy móc gặt lúa mới. Người họa sĩ vẽ nên một bức tranh mang giá trị nghệ thuật cao. Kiến trúc sư, người công nhân xây dựng nên một tòa nhà với kiến trúc độc đáo chưa từng có. Hay một đàn ong xây nên nơi ở của chúng. Tất cả những sản phẩm đó đều được xem là một công trình.

Không chỉ băn khoăn về định nghĩa công trình, mà nhiều độc giả còn thắc mắc không biết trong tiếng Anh công trình là gì? Trong tiếng Anh, người ta dùng từ construction để nói về công trình. Trong một số trường hợp, công trình cũng được gọi là build.

Khái niệm công trình nêu trên là định nghĩa tổng quát, là cách hiểu theo nghĩa rộng. Còn trong lĩnh vực xây dựng, công trình được hiểu là các sản phẩm ta ra nhờ sức lao động của con người, các vật liệu xây dựng cùng các thiết bị cần thiết, được liên kết và cố định với đất. Phần đất nói ở đây có thể là trên mặt đất, dưới mặt đất, trên mặt nước và dưới mặt nước. Các công trình thường được thi công theo thiết kế. Công trình xây dựng gồm có công trình nhà ở, công trình công cộng, công trình thủy lợi, giao thông, công trình công nghiệp,…

Công trình xây dựng thường có thiết kế từ trước

Một số khái niệm liên quan đến công trình 

Xoay quanh khái niệm “công trình là gì?” Vẫn còn rất nhiều những định nghĩa liên quan. Tiếp theo đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về 2 thuật ngữ quan trọng nhất đó là công trình hạ tầng kĩ thuật và hạng mục công trình.

Nói về công trình hạ tầng kĩ thuật, khái niệm này được hiểu là cơ sở hạ tầng được xây dựng nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Chẳng hạn như hệ thống đường xá, điện nước, trường, trạm, cầu cống,… Để phát triển nền kinh tế, các hệ thống xử lý rác thải, nước thải, chống ngập nước, hệ thống nước sạch,… cũng là những cơ sở hạ tầng kĩ thuật được quan tâm.

Còn về hạng mục công trình, đây là một phần thuộc công trình. Phần này có thể được vận hành độc lập hoặc phụ thuộc vào nhau. Giả sử như khi thi công xây dựng một khách sạn gồm nhiều hạng mục thì bể bơi có thể được xem là 1 hạng mục công trình. Cụ thể hơn thì hạng mục công trình là những bộ phận chính trong một công trình lớn, từng hạng mục sẽ mang một công dụng riêng biệt. Mỗi công trình có thể bao gồm nhiều hạng mục công trình hoặc chỉ là một hạng mục.

Khối lượng công tác trong một hạng mục thường nhỏ, gọn hơn so với cả một công trình. Phân chia công trình thành nhiều hạng mục sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc giám sát, thi công cũng như huy động vốn đầu tư. Bởi lẽ, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho bạn số vốn là 100 triệu cho một hạng mục nhưng nếu bỏ ra 1 tỷ cho cả một công trình thì lại là điều khó khăn.

Phân chia hạng mục cũng giúp bạn dễ dàng kiểm soát vốn hơn. Nếu không chia nhỏ mà số vốn đầu tư đó bao quát toàn bộ công trình thì khi nhà đầu tư rút vốn, bạn sẽ phải trì hoãn việc thi công. Bởi lẽ việc huy động số tiền đầu tư lớn trong thời gian ngắn là vô cùng khó khăn.

Phân chia hạng mục trong công trình giúp kiểm soát vốn và tiến độ thực hiện

Phân loại công trình 

Sau khi đã hiểu được công trình là gì, thông tin tiếp theo đây sẽ giúp bạn đọc biết công trình hiện nay có bao nhiêu loại. Dựa theo nguồn gốc vốn đầu tư, người ta chia công trình xây dựng thành 2 loại bao gồm công trình nhà nước (hay công trình công cộng) và công trình tư nhân.

Công trình nhà nước

Công trình nhà nước hay công trình công cộng là những công trình xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu của nhân dân. Công trình loại này được cơ quan nhà nước rót vốn đầu tư, nguồn vốn lấy từ ngân sách quốc gia, cũng có thể dùng vốn vay chính phủ. Doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài cũng có thể đầu tư vào công trình loại này nhưng nguồn vốn chủ yếu vẫn của từ nhà nước.

Công trình nhà nước bao gồm:

  • Công trình giáo dục: Các trường học, trường dạy nghề,…

  • Công trình thể thao: Nhà thi đấu, sân vận động,…

  • Công trình y tế: Nhà điều dưỡng, bệnh viện,…

  • Công trình văn hóa: Bảo tàng, rạp xiếc, tượng đài, nhà hát,…

  • Công trình tín ngưỡng, tôn giáo: Nhà thờ, đền chùa,…

  • Công trình thương mại và dịch vụ: Trung tâm thương mại, chợ, bưu điện, bưu cục, sân bay, nhà ga, bến xe hoặc trụ sở làm việc của cơ quan Nhà nước,…

  • Công trình giao thông: Đường bộ, đường sắt, hầm, cầu, hàng hải,…

Công trình tư nhân

Công trình tư nhân là các công trình xây dựng dựa trên vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, người làm việc trong cơ quan nhà nước nhưng sử dụng nguồn vốn của cá nhân để đầu tư thì cũng thuộc loại công trình tư nhân. Một công trình tư nhân thường được thi công dưới sự góp vốn đầu tư của nhiều cá nhân. Một số công trình tư nhân đó là công viên, khu vui chơi giải trí, sân golf, resort, khách sạn, trường học tư nhân,…

Công trình tư nhân được xây dựng từ vốn của cá nhân và tổ chức 

Ngoài việc phân chia theo vốn đầu tư, công trình xây dựng còn được phân ra thành công trình theo tuyến và công trình không theo tuyến. Cụ thể:

  • Công trình theo tuyến là các công trình thi công theo hướng tuyến giữa một hoặc một số địa giới, khu vực hành chính. Loại công trình này bao gồm các dự án thi công đường sắt, đường bộ, đường cáp viễn thông, đường dây tải điện, đường ống cấp thoát nước, đường ống dẫn khí, dẫn dầu,…

  • Công trình không theo tuyến được hiểu rất đơn giản là các công trình không thi công theo một hướng tuyến nào cả.

Hy vọng qua các thông tin mà chúng tôi truyền tải, các bạn đã hiểu rõ công trình là gì cũng như các loại công trình hiện nay. Hãy tiếp tục theo dõi Xây dựng Tiên Phong để cập nhật thêm nhiều kiến thức và đừng quên chia sẻ bài viết nếu bạn cảm thấy những thông tin này hữu ích nhé!

[lienhe]

[lienhe]