Công thức tính C % và nồng độ mol (kèm bài tập thực hành)

Nồng độ mol (CM) và nồng độ phần trăm (C%) , công thức tính C của dung dịch là gì, tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của kienthucviet nhé.

Công thức tính C % của dung dịch

Định nghĩa nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan

Công thức tính 

C% = mct/mdd x 100%

Trong đó:

  • mdung dịch = mdung môi  + mchất tan
  • mct: khối lượng của chất tan (gam)
  • mdd: khối lượng của dung dịch (gam)

Ví dụ

Ví dụ 1:

Cho 1 dung dịch H2SO4 có nồng độ là 28%, hãy tính khối lượng của H2SO4 có trong 300 gram dung dịch

Đáp án:

Ta tính nồng độ phần trăm của H2SO4 bằng công thức sau:

m = (28 x 300)/100 = 84 (gam)

Ví dụ 2:

Ta cho 30 gram muối ăn hòa tan vào trong 90 gram nước, hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch trên.

Đáp án:

Trước tiên, ta tính khối lượng của dung dịch NaCl qua công thức:

mdd = 30 + 90 = 120 (gam)

Sau đó, ta tính nNồng độ phần trăm của dung dịch NaCl qua công thức :

C% = (30/120) x 100% = 25%.

Công thức tính nồng độ mol (CM) của dung dịch

Khái niệm nồng độ mol

Nồng độ Mol (ký hiệu là CM) của 1 dung dịch chính là 1 đại lượng mà từ đó ta có thể biết được trong 1 lít dung dịch sẽ có bao nhiêu số mol chất tan

Công thức tính 

CM = n/V ( đơn vị: mol/l)

Trong đó:

  • Đơn vị mol/l còn được viết là M
  • V: thể tích dung dịch (lít)
  • n: số mol chất tan

Ví dụ

Ví dụ 1:

Trộn 3 lít dung dịch đường 0,5 M với 1 lít dung dịch đường 2 M, bạn hãy tính nồng độ mol của dung dịch đường sau khi đã trộn 2 dung dịch với nhau.

Đáp án

Ta có:

  • Số mol đường trong dd 1: n2 = 0,5 x 3 = 1,5 (mol)
  • Số mol đường trong dd 2: n1 = 2 x 1 = 2 (mol)
  • Thê tích của dd sau khi trộn: Vdd = 1 + 3 = 4 (lít)

Nồng độ mol của dung dịch đường sau khi trộn với nhau là

CM = (2 + 1,5) / 4 = 0,875 (M)

Ví dụ 2:

Hòa tan 16 gram CuSO4 vào trong 250 ml dung dịch, hãy tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4

Đáp án:

Số mol của CuSO4 trong 250 ml dung dịch là:

nCuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol)

Nồng độ mol của CuSO4 trong 300 ml dung dịch là:

CM = 0,1/0,25 = 0,4 (mol/l)

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1

Ở 25 °C, độ tan của đường là 204 g , của NaCl là 36 g, Tính nồng độ phần trăm (C%) của các dd bão hòa đường và NaCl  ở dung dịch trên.

Giải:

Ta có, độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định

Như vậy, nồng độ phần trăm của các dd bão hòa NaCl và đường là:

C% NaCl = [36/(36+100)] x 100% = 26,47%

C% đường = [204/(204+100)] x 100% = 67,11%

Câu 2

Tính số mol và số gam chất tan của các dung dịch sau:

a) 2 lít dd Na2SO4 0,3 M

  • Số mol Na2SO4: nNa2SO4 = 0,3 x 2 = 0,6 (mol)
  • Khối lượng Na2SO4: mNa2SO4 = 0,6 x 142 = 85,2 (g)

b) 250 ml dd CaCl2 0,1 M

  • Số mol CaCl2: nCaCl2 = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)
  • Khối lượng CaCl2: mCaCl2 = 0,025 x 111 = 2,775 (g)

c) 500 ml dd KNO3 2 M

  • Số mol KNO3: nKNO3 = 2 x 0,5 = 1 (mol)
  • Khối lượng KNO3: mKNO3 = 1 x 101 = 101 (g)

d) 1 lít dd NaCl 0,5 M

  • Số mol NaCl: nNaCl = 0,5 x 1 = 0,5 (mol)
  • Khối lượng NaCl: mNaCl = 0,5 x 58,5 = 29,25 (g)

Câu 3

Tính nồng độ phần trăm (C%) của các dung dịch sau:

a) 75 g K2SO4 trong 1500 g dung dịch

⇒ C% = (75/1500) x 100% = 5%

b) 32 g NaNO3 trong 2 kg dung dịch

⇒ C% = (32/2000) x 100% = 1,6%

c) 20 g KCl trong 600 g dung dịch

⇒ C% = (20/600) x 100% = 3,33%

Câu 4

Tính nồng độ mol (CM) của 850 ml dd có hòa tan 20 g KNO3 , hãy chọn kết quả đúng:

A – 233 M

B – 2,33 M

C – 23,3 M

D – 0,233 M

⇒ Đáp án: D

Hướng dẫn giải:

Ta có:

  • Số mol của KNO3 là: nKNO3 = 20/101 = 0,198 (mol)
  • Nồng độ mol của dung dịch là: CM = 0,198/0,85 = 0,233 M

Câu 5

Tính nồng độ mol (CM) của các dung dịch sau:

a)0,06 mol Na2CO3 trong 1500 ml dung dịch

⇒ CM = 0,06/1,5 = 0,04 (M)

b)400 g CuSO4 trong 4 lí dung dịch

– Ta có, số mol CuSO4 là: nCuSO4 = 400/160 = 2,5 (mol)

⇒ CM = 2,5/4 = 0,625 (M)

c) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch

⇒ CM = 0,5/1,5 = 0,333 (M)

d) 1 mol KCl trong 750 ml dung dịch

⇒ CM = 1/0,75 = 1,33 (M)

Câu 6

Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch sau:

a) 250 ml dung dịch MgSO4 0,1 M

  • Số mol MgSO4: nMgSO4 = 0,1 x 0,25 = 0,025 (mol)
  • Khối lượng MgSO4 cần dùng là: mMgSO4 = 0,025 x 120 = 3 (g)

b) 50 g dd MgCl2 4%

  • Khối lượng chất tan MgCl2 cần dùng là: mMgCl2 = (4 x 50)/100 = 2 (g)

c) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9 M

  • Số mol NaCl: nNaCl = 0,9 x 2,5 = 2,25 (mol)
  • Khối lượng NaCl cần dùng là: mNaCl = 2,25 x 58,5 = 131,625 (g)

Câu 7

Chọn câu trả lời đúng: Bằng cách nào để ta có thể có được 200gram dung dịch BaCl2 5%

A- Hòa tan 10 g BaCl2 trong 200 g nước

B- Hòa tan 200 g BaCl2 trong 10 g nước

C- Hòa tan 100 g BaCl2 trong 100 g nước

D- Hòa tan 10 g BaCl2 trong 190 g nước

E- Hòa tan 190 g BaCl2 trong 10 g nước

⇒ Đáp án: D

Các bạn đã nắm được công thức tính C (%) và nồng độ mol của 1 dung dịch rồi phải không, đừng quên like nếu thấy bài viết hữu ích nhé.

==>> Xem thêm Công thức hóa học của phèn chua và công dụng ít ai biết