Công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường
Để làm tốt hơn nữa công tác giáo dục trong giai đoạn hiện nay, nhà trường xác định đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh xã nhà và xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của trường Mẫu giáo Sơn ca I nói riêng và xã Hòa Tịnh ta nói chung.
I. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
Công tác GD-ĐT nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của PGDĐT huyện Mang Thít, HĐND-UBND xã Hòa Tịnh và các tổ chức đoàn thể, các mạnh thường quân, …
Nhận thức của nhân dân về giáo dục và đào tạo có nhiều chuyển biến, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động, duy trì số lượng, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện học sinh.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường chủ động khắc phục khó khăn, đoàn kết hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; tích cực bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, phù hợp với đối tượng học sinh.
Nhiều cá nhân đã tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ nhà trường về vật chất và tinh thần, tạo môi trường giáo dục thân thiện, tích cực.
Qua các năm học, chất lượng dạy và học được cải thiện đáng kể, tỷ lệ bé ngoan xuất sắc tăng đáng kể.
Trường có tổng diện tích 3.609,6m2. Đến nay, trường có 6 lớp bán trú với 195/88 trẻ (Trong đó: lớp Lá 1 có 32/11 học sinh, Lá 2 có 32/13 học sinh, lớp Lá 3 có 34/16 học sinh, lớp Chồi 1 có 33/16 học sinh, lớp Chồi 2 có 29/14 học sinh, lớp Mầm có 35/18 học sinh); có 156/70 trẻ học bán trú và 39/18 trẻ học 2 buổi/ngày. Cơ sở vật chất, thiết bị cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu để thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Khó khăn
Xã Hòa Tịnh là xã vùng sâu, vùng xa nên rất khó khăn trong việc đóng góp kinh phí cùng với ngành Giáo dục để đảm bảo các điều kiện cho việc dạy và học tại trường. Địa bàn xã rộng, nhiều điểm trường lẻ, giao thông không thuận lợi, đặc biệt trong mùa mưa lũ.
Về cơ sở vật chất, diện tích khuôn viên, đồ dùng thiết bị, phương tiện dạy học, sân chơi, sân chơi ở một số trường chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
II. GIẢI PHÁP
Trước thực trạng đó, nhà trường đã đề ra các giải pháp thực hiện XHH giáo dục có hiệu quả, cụ thể như sau:
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường
Kịp thời triển khai, cụ thể hóa nội dung các Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý trong toàn ngành. Tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo về thực hiện XHHGD và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ các năm học.
Phân công cán bộ phụ trách công tác XHHGD của ngành nhằm thường xuyên nắm bắt nhu cầu, khó khăn của cơ sở, tích cực kêu gọi sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và kết nối với các nhà trường tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa đơn vị cần sự quan tâm, giúp đỡ với các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm.
Tích cực tham mưu các cơ quan có thẩm quyền, các tổ chức từ thiện, cá nhân có lòng hảo tâm hỗ trợ các trường xây dựng cơ sở vật chất: xây dựng phòng học, hỗ trợ kinh phí, sách vở, gạo, quần áo, các xuất quà, … cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hướng dẫn giáo viên, nhân viên rà soát số lượng, đánh giá chất lượng, kịp thời tham mưu trang cấp bổ sung tài liệu, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Nhà trường chú trọng xây dựng kế hoạch XHHGD và triển khai thực hiện tới 100% CB-GV-NV tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ, động viên CB-GV-NV phát huy tinh thần trách nhiệm, cán bộ quản lý đi đầu, gương mẫu.
Kịp thời tham mưu cho các cấp quản lý, chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục phù hợp, sát thực tế.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhằm tranh thủ sự hỗ trợ về vật chất, tinh thần để cải tạo, mua sắm các đồ dùng, thiết bị,… Đây phải được coi là giải pháp quan trọng có tính chiến lược, vì nếu tư tưởng thông suốt thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết tận gốc.
Đẩy mạnh tuyên truyền đến cha mẹ học sinh về lợi ích, hiệu quả của giáo dục, đặc biệt là việc cha mẹ tạo điều kiện cho con, em học bán trú tại trường.
Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện nhằm không ngừng cải thiện chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh.
3. Đối với giáo viên, nhân viên
Tích cực tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là kỹ năng thực hiện xã hội hóa giáo dục.
Kết hợp với chính quyền địa phương, hội khuyến học, hội người cao tuổi có uy tín trong xã hội, các chi hội cha mẹ học sinh… nhằm tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ cho học sinh trong các độ tuổi phổ cập ra lớp.
Kêu gọi, vận động phụ huynh đóng góp kinh phí, ngày công lao động để tu sửa, cải tạo khuôn viên trường lớp, ủng hộ các nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học,…
III. KẾT QUẢ
Mặc dù gặp không ít khó khăn xong dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, trong những năm qua nhà trường đã đạt được những kết quả khả quan, đặc biệt là trong XHHGD như sau:
Nhà trường đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ tập, cặp,… để phát thưởng cho học sinh vào dịp khai giảng và tổng kết năm học.
Vận động mạnh thường quân hỗ trợ quà Trung thu cho các bé thuộc diện nghèo, cận nghèo và các bé có hoàn cảnh khó khăn,… để vui Trung thu.
Vào cuối năm học, nhà trường kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức chương trình văn nghệ nhằm gây quỹ xã hội hóa giáo dục để trồng cây xanh tạo bóng mát góp phần xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp và an toàn. Ngoài ra, nhà trường đã vận động cha mẹ học sinh ủng hộ ngày công lao động cải tạo, tu sửa khuôn viên trường lớp,…
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Một là: Tập thể nhà trường có nhiều đóng góp tích cực trong công tác tham mưu, kêu gọi các cơ quan tổ chức, các nhà hảo tâm, các chương trình dự án của Nhà nước để thực hiện kiên cố hóa trường, lớp,…
Hai là: Kết hợp chặt chẽ với Cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong công tác huy động, duy trì số lượng, tu sửa CSVC và giáo dục trẻ.
Ba là: Chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trong xây dựng cảnh quan trường, lớp học. Tranh thủ các chương trình dự án để hoàn thiện cảnh quan, khuôn viên trường tại các đơn vị.
Bốn là: Động viên, nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nói đi đôi với việc làm nhằm tạo niềm tin cho chính quyền và nhân dân trong địa bàn huyện.
Năm là: Phối hợp với phụ huynh và cộng đồng, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ từ các tổ chức từ thiện nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, đa dạng hóa các nguồn thực phẩm,….
Sáu là: Tập trung công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội, của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân trên địa bàn về công tác XHH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục đòi hỏi các cá nhân có những giải pháp thiết thực, phù hợp với đặc thù của từng đơn vị thì mới thực sự đem lại hiệu quả.
Thay mặt lãnh đạo nhà trường, các cháu học sinh, bà con nhân dân trên địa bàn chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, các tập thể… đã quan tâm đầu tư cho các cháu học sinh trong trường để bớt đi những khó khăn vất vả và có được điều kiện học hành tốt hơn, chúng tôi hy vọng sẽ được sự quan tâm của các tấm lòng hảo tâm đến các cháu học sinh nhiều hơn nữa, xin trân trọng cảm ơn./.