Công tắc tơ là gì? Nguyên lý hoạt động của công tắc tơ.

Công tắc tơ hay còn được biết đến với tên là công tắc điện. Công tắc là thiết bị không thể thiếu trong các thiết bị điện, tủ điện công nghiệp. Nó còn có tên gọi khác là thiết bị khởi động từ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ nói về công tắc tơ là gì và một số nguyên lý hoạt động của công tắc. 

Công tắc tơ là gì?

– Công tắc là một thiết bị trung gian có khả năng đóng cắt các thiết bị tải điện.

Ví dụ: Chúng ta thường sử dụng công tắc tơ để bật tắt động cơ điện hoặc các thiết bị tải điện.

– Bật và tắt các thiết bị điện tải lớn như động cơ, biến tần là một yêu cầu tự động hoá phổ biến.Các ứng dụng được tìm thấy trong các tòa nhà thương mại, thiết bị công nghiệp và xưởng sản xuất. Thiết bị cơ bản để chuyển đổi nguồn điện được gọi là công tắc tơ . Công tắc tơ về cơ bản là rơ le được tăng cường, nhưng có một số tính năng chuyên biệt để xử lý tải công suất cao.

 

Tại sao chúng ta nên sử dụng công tắc tơ?

– Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta phải dùng công tắc tơ? chúng ta không thể nối trực tiếp PLC đến động cơ sao? tất nhiên câu trả lời là không rồi.

– Bởi vì bạn không được kết nối trực tiếp động cơ điện cao áp với PLC, vì PLC có chức năng điều khiển, điều này sẽ làm hỏng card PLC nếu có bất kỳ dòng điện nào ở phía động cơ,

– Công tắc tơ thường được sử dụng cho các ứng dụng công suất cao. Chúng cho phép dòng điện áp và dòng điện thấp chuyển mạch công suất cao hơn, vì vậy chúng thường lớn hơn và nặng hơn so với rơ le điều khiển, cho phép chúng bật và tắt tải điện cao hơn trong nhiều chu kỳ. 

– Vì vậy, để tối ưu nhất chúng ta nên sử dụng công tắc tơ để kết nối động cơ với PLC một cách gián tiếp và an toàn. 

– Khi cuộn dây được cung cấp năng lượng khi đó một trường điện từ sẽ được tạo ra. Trường điện từ này sẽ làm cho 3 tiếp điểm ở đây bị đóng lại và đó là cách nguồn điện 3 pha sẽ đến động cơ và có thể bật nó lên.

– Vì vậy, sẽ không có kết nối điện giữa cuộn dây và các tiếp điểm. Các tiếp điểm sẽ được đóng mở thông qua trường điện từ do cuộn dây tạo ra.

– Ở trạng thái bình thường khi công dây được cung cấp điện, các tín hiệu DC 24V được gửi từ PLC, cuộn dây được cung cấp điện năng các tiếp điểm sẽ đóng và động cơ được bật.

– Với cách thiết lập này, sẽ không có sự kết nối trực tiếp giữa động cơ và PLC. Và đó là cách mà bạn có thể bật tắt động cơ có điện áp cao một cách gián tiếp và an toàn, đảm bảo card PLC của bạn sẽ không bị hỏng và sẽ không có bất kỳ sự cố điện nào xảy ra. Và đó là lý do tại sao chúng ta nên sử dụng công tắc tơ.

Sự khác biệt giữa công tắc tơ và relay

– Bạn đã biết tại sao chúng ta cần có công tắc tơ, vậy bạn có biết công tắc tơ khác với relay như thế nào?

– Có thể nói rơ le hoạt động tương tự như công tắc tơ nhưng chúng ta không thể sử dụng một rơ le thay vì một công tắc tơ để bật tắt động cơ được. Tại sao?

– Đáp án tất nhiên là không Rơ le hoạt động giống như công tắc tơ. Có nghĩa là rơ le cũng có một cuộn dây và một số tiếp điểm. Khi cuộn dây được cấp điện, các tiếp điểm sẽ đóng lại. Đây cũng giống với nguyên lý hoạt động của công tắc tơ phải không?

– Nhưng sự khác biệt ở đây là rơ le thường được sử dụng cho các thiết bị nhỏ hơn với tốc độ dòng điện và điện áp nhỏ hơn. Còn công tắc tơ thường được sử dụng cho các thiết bị có tốc độ dòng điện và điện áp cao hơn.

– Vì vậy, sự khác biệt giữa công tắc tơ và rơ le là các thiết bị sử dụng dòng điện và điện áp cao thấp.

Chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về kiến thức kỹ thuật:

Đấu dây công tắc tơ vào thiết bị điện như thế nào?

Bây giờ, chúng ta hãy nói một chút về các đầu nối dây trên công tắc tơ.

Xác định đầu cuối cuộn dây.

– Ở các thiết bị công tắc tơ, phía trước sẽ có 2 đầu nối A1 và A2, tại đây sẽ là nơi chúng ta có thể kết nối nguồn DC 24V với cuộn dây để cung cấp năng lượng cho nó.

– Ở đầu nối dây A1 là nơi kết nối tín hiệu điện áp dương DC 24V với các đầu cuối này là cuộn dây hoạt động với nguồn DC 24V cho công tắc tơ.

– Đối với một số loại công tắc tơ khác, cuộn dật này có thể hoạt động với các điện áp khác nhau như DC 12V hoặc có thể là 220V DC

– Tuỳ thuộc vào loại công tắc, cuộn dây có thể làm việc với dòng điện xoay chiều. 

Ví dụ: Cuộn dây của công tắc cơ có thể hoạt động với nguồn điện 24, 120, 220V.

– Vì vậy, trước khi nối dây vào cuộn dây, trước tiên bạn cần kiểm tra điện áp cuộn dây. Hầu hết các bộ tiếp điểm đều hoạt động với nguồn điện một chiều 24Vdc.

– Xác định đầu nối của tải.

– Ở phía bên kia của công tắc tơ, chúng ta sẽ có 6 đầu dây nối khác. Các đầu dây nối ở trên cung lần lượt từ trái sang phải sẽ là L1, L2, L3. Các đầu dây nối ở phía dưới sẽ là T1, T2 và T3.

– Các cực L1, L2 và L3 là nơi các dây nguồn kết nối với công tắc tơ. Các cực T1, T2 và T3 là nơi các dây thiết bị kết nối với công tắc tơ.

– Tiếp điểm L1 kết nối với tiếp điểm T1, tiếp điểm L2 kết nối với tiếp điểm T2 và tiếp điểm L3 kết nối với tiếp điểm T3.

– Ở tất cả các nguồn điện của công tắc tơ được mở bình thường. Khi cuộn dây không được cấp điện, thiết bị được kết nối với các cực T1, T2 và T3 không có điện. Khi cuộn dây được cấp điện, lúc này thiết bị sẽ có điện.

Tiếp điểm phản hồi

– Tiếp điểm này được sử dụng để gửi tín hiệu đến đầu vào của PLC về tính trạng hoạt động của công tắc tơ. Vậy chúng có ý nghĩa gì? Cách thức hoạt động của tiếp điểm này là khi cuộn dây được cấp điện và ba tiếp điểm chính được đóng lại, thì tiếp điểm này sẽ được đóng lại và gửi tín hiệu về PLC.

– Tuy nhiên, khi công tắc tơ bị hỏng và việc cấp điện cho cuộn dây sẽ không dẫn đến việc ba tiếp điểm chính này bị đóng, tiếp điểm phản hồi cũng sẽ không được đóng và không có tín hiệu nào được gửi đến đầu vào PLC.

– Bằng cách này bạn sẽ nhận được thông báo khi công tắc tơ bị hỏng.

Cách đấu dây công tắc tơ với PLC và động cơ.

– Để sử dụng PLC cho việc điều khiển động cơ bằng công tắc tơ, bạn cần phải kết nối đầu ra PLC với cuộn dây để có thể cấp nguồn và khử nguồn cho nó.

– Bạn kết nối nguồn điện 3 pha với L1, L2 và L3 từ một đầu, sau đó từ đầu kia, bạn kết nối T1, T2 và T3 với động cơ.

– Khi công tắc bị hỏng bạn muốn thiết bị thông báo cho bạn biết thì phải kết nối tiếp điểm phụ trợ hoặc phản hồi này với đầu vào PLC.

– Bạn cần có một công tắc khởi động và dừng để được kết nối với đầu vào PLC. Bằng cách này, khi bạn nhấn công tắc khởi động, cuộn dây sẽ được cung cấp năng lượng, các tiếp điểm sẽ được đóng lại và động cơ sẽ được bật. Khi điều này xảy ra, tiếp điểm phản hồi cũng được đóng lại và tín hiệu sẽ được gửi đến đầu vào PLC, nó sẽ cho bạn biết rằng công tắc tơ vẫn hoạt động bình thường.

– Khi bạn dừng công tắc tơ, cuộn dây sẽ được khử điện, tiếp điểm sẽ tự động mở và động cơ sẽ tắt.

Bài viết này là khái niệm cơ bản về công tắc tơ là gì và một số kiến thức kỹ thuật về công tắc tơ, nếu bạn có thắc mắc gì về công tắc hoặc có nhu cầu mua thiết bị điện công tắc vui lòng liên hệ công ty.

Xem thêm bài viết:

Cảm biến nhiệt độ là gì

Biến tần là gì

Tủ điện là gì

THIẾT BỊ ĐIỆN – TỰ ĐỘNG HÓA BITEK 

Địa chỉ: 28 Đường DC7, Phường Sơn Kỳ, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh 

CN Bình Dương: Nguyễn Thị Minh Khai, P. Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương 

Tel: 028-62771887 

Hotline: 0938 992 337 

Email: [email protected]