Công nhân là gì? Tìm hiểu các công việc của nghề công nhân | CareerBuilder.vn

Công nhân là gì? Tìm hiểu các công việc của nghề công nhân

Với sự phát triển mạnh mẽ của công ty sản xuất như hiện nay đòi hỏi họ phải có một lượng công nhân lớn để đảm bảo hàng hóa được đáp ứng đầy đủ cho thị trường. Vậy thuật ngữ công nhân là gì? Các công việc của nghề công nhân có đa dạng không? Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu những thông tin liên quan đến nghề công nhân nhé!

Công nhân là gì?

Công nhân hay còn được gọi là lao động phổ thông, đây là nghề dùng sức lao động, lao động chân tay để tạo ra sản phẩm và nhận tiền công từ các chủ doanh nghiệp. Những người này sẽ đảm nhiệm một công việc cụ thể và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và điều khoản ghi trong hợp đồng lao động.

Công nhân là nguồn lao động lớn nhất hiện nay. Họ làm việc trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo,…

Xem thêm: Accountant là gì? Mô tả công việc của accountant, kỹ năng cần có

Công nhân là những người lao động chân tay để tạo ra sản phẩm

Công nhân là những người lao động chân tay để tạo ra sản phẩm (Nguồn: Internet)

Các công việc phổ biến của nghề công nhân là gì?

Công nhân là những người tham gia vào các dây chuyền sản xuất, họ trực tiếp tạo ra sản phẩm. Việc làm của công nhân ngày càng đa dạng trong các lĩnh vực khác nhau. Các công việc phổ biến nhất hiện nay của nghề công nhân là:

  • Công nhân

    vận hành máy móc

    /thiết bị;

  • Công nhân may;

  • Công nhân

    lắp ráp linh kiện điện tử

    /oto;

  • Công nhân

    đóng gói

    ;

  • Công nhân nhà máy thực phẩm;

  • Công nhân soạn hàng;

  • Công nhân môi trường;

  • Công nhân khai thác;

Các nhiệm vụ cơ bản mà công nhân sẽ phải thực hiện:

  • Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của cấp quản lý.

  • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động.

  • Làm đúng công đoạn, tuân thủ đúng vị trí công việc được giao.

  • Đảm bảo thực hiện đúng chỉ tiêu số lượng, chất lượng sản phẩm.

  • Hợp tác với những vị trí, bộ phận khác để hoàn thành tốt công việc.

  • Phát hiện lỗi sai và báo cáo với cấp quản lý kịp thời để khắc phục.

Công nhân có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất

Công nhân có thể làm việc trong các lĩnh vực sản xuất (Nguồn: Internet)

Công nhân thường làm việc ở đâu?

Rất nhiều nhà máy, công ty hay các doanh nghiệp tuyển dụng công nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp đó có thể là của tư nhân hoặc của nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, công nhân làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trên khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Trình độ học vấn và yêu cầu tối thiểu của nghề công nhân

Tùy thuộc vào ngành nghề, công việc và nhiệm vụ cần thực hiện mà sẽ có những yêu cầu về trình độ học vấn và yêu cầu tuyển dụng khác nhau. Thông thường các doanh nghiệp sản xuất yêu cầu trình độ học vấn tối thiểu là tốt nghiệp trung học cơ sở (9/12).

Đối với các nhà máy sản xuất không yêu cầu cao về kỹ thuật như dệt may, thực phẩm,… thì họ không đòi hỏi trình độ học vấn cao, công nhân sẽ được đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc. Trong quá trình làm việc họ sẽ được vừa học vừa làm để nâng cao tay nghề. Một số doanh nghiệp sẽ đòi hỏi công nhân có kinh nghiệm, có tay nghề trong lĩnh vực sản xuất của họ.

Với các nhà máy sản xuất các mặt hàng có yêu cầu cao về kỹ thuật như chế tạo máy, lắp ráp linh kiện điện tử,… Các lĩnh vực này thường yêu cầu bằng cấp đào tạo nghề, trung cấp hoặc cao đẳng,…

Trong quá trình làm việc, các công nhân luôn được yêu cầu phải học hỏi để tích lũy kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Từ đó giúp đảm bảo tiến độ và thực hiện công việc một cách tốt nhất.

Chế độ lương thưởng và đãi ngộ của công nhân

Sau khi giải đáp được thắc mắc công nhân là gì cũng như các công việc phổ biến của công nhân, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề lương thưởng và các đãi ngộ mà công nhân nhận được.

Hiện nay mức lương căn bản của đại số công nhân ở các ngành trung bình khoảng 6-10 triệu đồng/tháng. Mức lương này có thể cao hoặc thấp hơn phụ thuộc doanh nghiệp mà họ làm việc cũng như kinh nghiệm của họ.

Bên cạnh mức lương cơ bản, các doanh nghiệp còn hỗ trợ thêm nhiều khoản phụ cấp khác như chuyên cần, nhà ở, đi lại, ăn uống… cho công nhân. Ngoài ra, công nhân sẽ nhận thêm tiền làm việc ngoài giờ, phụ cấp làm ca đêm,… hoặc tiền thưởng hiệu suất công việc.

Những cơ hội và thách thức của nghề công nhân là gì?

Bạn thắc mắc rằng làm công nhân với trình độ học vấn không cao thì liệu có thăng tiến được hay không, tương lai sẽ như thế nào hay có khó khăn gì không? Tuy nhiên nghề nào cũng sẽ có những cơ hội và thách thức riêng theo tính chất công việc của nó. Hãy cùng CareerBuilder tiếp tục tìm hiểu vấn đề này đối với nghề công nhân này nhé!

Cơ hội của nghề công nhân

Không đòi hỏi cao về trình độ học vấn

Đây chính là một trong những yếu tố giúp thu hút được một số lượng lớn nguồn lao động phổ thông, đặc biệt là lao động trẻ từ nhiều tỉnh thành về làm việc. Với bất kỳ ai, nếu không có đủ điều kiện để tiếp tục học tập, thì đều có thể nộp hồ sơ cho vị trí công nhân này để có thể kiếm được công việc phù hợp cũng như nguồn thu nhập ổn định.

Có sự lựa chọn đa dạng về việc làm và ngành nghề

Các doanh nghiệp sản xuất ở nhiều các lĩnh vực khác nhau xuất hiện ở nước ta ngày càng nhiều, do vậy nhu cầu tuyển dụng nhân công của họ rất lớn. Khi đó, người lao động phổ thông sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng, sức khỏe, vị trí địa lý,… của mình.

Hình thức làm việc linh hoạt và thời gian linh động

Các doanh nghiệp sản xuất với thời gian và hình thức làm việc linh động. Bên cạnh việc làm việc toàn thời gian, thì một số công ty sẽ dùng công nhân thời vụ để giải quyết các đơn hàng trong thời gian cao điểm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay còn làm việc theo hình thức ca kíp. Vì vậy, tùy thuộc vào quỹ thời gian mà người công nhân có thể chọn hình thức làm việc phù hợp với bản thân.

Có cơ hội thăng tiến

Dù xuất phát điểm là công nhân với mức lương thấp nhưng cơ hội thăng tiến luôn dành cho những người có sự cố gắng, ham học hỏi. Khi người lao động làm việc trong thời gian dài, có tay nghề cao, tiến bộ nhanh và có sự thể hiện tốt, họ có thể hoàn toàn được thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm hay thậm chí là trưởng bộ phận. Khi đó, chức vụ tăng thì mức lương cũng sẽ được tăng lên.

Xem thêm: Kế Toán Chi Phí Là Gì? Vai Trò Của Kế Toán Chi Phí Trong Doanh Nghiệp

Cơ hội thăng tiến của nghề công nhân dành cho những người có sự cố gắng (Nguồn: Internet)

Cơ hội thăng tiến của nghề công nhân dành cho những người có sự cố gắng (Nguồn: Internet)

Thách thức của nghề công nhân

Khối lượng công việc khá nhiều

Công nhân hiện nay thường tính lương theo hiệu suất công việc. Do vậy, để có thể đạt mục tiêu đó được họ phải làm việc rất nhiều và hết công suất của bản thân.

Thời gian làm việc liên tục

Do khối lượng công việc lớn, ngoài 8 tiếng làm việc cơ bản, việc tăng ca là điều không thể tránh khỏi. Họ phải làm việc ngoài giờ để đảm bảo kịp tiến độ sản xuất cũng như đạt được hiệu suất công việc.

Thu nhập chưa cao

Mức thu nhập của công nhân hiện nay được xem là trung bình đối với những vùng chưa phát triển và tương đối thấp so với mức sống ở khác khu vực thành phố. Do đó, đời sống công nhân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt với những người còn nuôi cha mẹ già hay có con nhỏ,…

Ảnh hưởng sức khỏe

Việc tăng ca nhiều, làm ca đêm thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như không có nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân, gia đình.

Hay những người công nhân thường xuyên tiếp xúc với các nguyên vật liệu, hóa chất độc hại,… mà không có các biện pháp bảo hộ lao động tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sau thời gian dài làm việc.

Nguy cơ gặp tai nạn lao động

Công nhân là nhóm đối tượng có nguy cơ gặp tai nạn lao động lớn nhất, đặc biệt là những công nhân vận hành máy móc, công nhân xây dựng. Chỉ cần một chút lơ là, bất cẩn có thể gây ra tai nạn đáng tiếc.

Có tính đào thải cao

Công nhân là nghề dễ tuyển dụng nhưng cũng có tính đào thải cao. Những người công nhân lớn tuổi sẽ khó được tiếp tục sử dụng thay vào đó là những người công nhân trẻ tuổi với khả năng lao động tốt hơn.

Ngoài ra, tùy tình hình kinh doanh, doanh nghiệp có thể cắt giảm lao động phổ thông để giảm chi phí chi trả nhân công cho đến khi tình hình ổn định sẽ tuyển dụng trở lại.

Xem thêm: Coaching là gì? Làm coach là làm gì? Bí quyết để trở thành chuyên gia

Lượng công việc và thời gian làm việc liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân

Lượng công việc và thời gian làm việc liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân

(Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về công nhân

Làm công nhân nghỉ Tết được bao nhiêu ngày?

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương vào dịp Tết Dương lịch 1 ngày và Tết m lịch 5 ngày.

Sự khác biệt giữa công nhân và nhân viên?

Khác với công nhân là người làm công ăn lương bằng việc lao động chân tay, thì nhân viên là thuật ngữ dùng để chỉ người làm việc cho một tổ chức hoặc doanh nghiệp để thực hiện một công việc đặc thù.

 

Thông qua bài viết này, hy vọng có thể giúp bạn hiểu được định nghĩa công nhân là gì cũng như giúp bạn có thêm nhiều thông tin liên quan khác đến nghề công nhân. Hãy theo dõi CareerBuilder để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác cũng như định hướng nghề nghiệp bạn nhé!

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

  CareerBuilder