Công nghiệp nhẹ gồm những ngành nào?
Bên cạnh các ngành công nghiệp nặng thì ngành công nghiệp nhẹ cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Không chỉ là ngành phục vụ chủ yếu cho đời sống sinh hoạt, xã hội mà công nghiệp nhẹ còn góp phần mang lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế nước ta. Cùng GTECO tìm hiểu xem công nghiệp nhẹ gồm những ngành nào dưới bài viết sau đây nhé!
1. Công nghiệp nhẹ là gì?
Công nghiệp nhẹ (Light industry) được biết tới là lĩnh vực công nghiệp chủ yếu sản xuất và cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ hiện nay đều ít tập trung tư bản hơn so với công nghiệp nặng. Đặc biệt, nó không tác động nhiều đến môi trường. Do đó, công nghiệp nhẹ thường được phân bố rộng rãi ở các khu tập trung đông dân cư.
Thực tế các ngành công nghiệp nhẹ sẽ thiên về việc cung cấp hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng hơn là phục vụ cho các doanh nghiệp. Các thành phẩm của ngành này đều hướng đến mục đích sử dụng của con người trong đời sống hằng ngày.
2. Đặc điểm của các ngành công nghiệp nhẹ
Nhắc đến điểm nổi bật của các ngành công nghiệp nhẹ thì không thể bỏ qua những yếu tố sau:
-
Phân bố tập trung gần các khu dân cư, trong các khu đất công nghiệp.
-
Các ngành công nghiệp nhẹ sẽ cần nhiều nguồn lao động và làm việc trong một không gian rộng lớn.
-
Mức độ ô nhiễm thấp vì ít tác động xấu đến môi trường tự nhiên.
-
Mục đích của các ngành công nghiệp nhẹ là sản xuất hàng hóa tiêu dùng và phân phối đến thị trường bán lẻ.
-
Thành phẩm của ngành công nghiệp nhẹ luôn cần chú trọng về đặc tính vật lý nhằm thu hút người dùng.
-
Chi phí đầu tư đối với công nghiệp nhẹ tương đối thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh chóng hơn so với các ngành công nghiệp nặng.
3. Công nghiệp nhẹ gồm những ngành nào?
Công nghiệp nhẹ bao gồm 8 nhóm ngành cơ bản nhất như sau:
3.1 Chế biến thực phẩm
Đầu tiên phải kể tới ngành công nghiệp nhẹ chế biến thực phẩm. Đây được xem là ngành chịu trách nhiệm trong việc vận hành, sản xuất và chế biến nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật để tiêu thụ trên thị trường.
Phổ biến nhất trong nhóm ngành này đó là sản xuất các loại thực phẩm ngọt, pho mát, bánh mì, thịt chế biến, sản phẩm đóng hộp,… Chính sự phong phú, đa dạng về sản phẩm cũng như nhu cầu sử dụng cao đã giúp ngành chế biến thực phẩm thu hút được nhiều lao động hơn so với mặt bằng chung của thị trường. Tuy nhiên, sẽ tùy vào từng sản phẩm mà sự phân chia vị trí lao động
sẽ có sự khác nhau. Điều này thường tương ứng với các bộ phận làm việc như đóng gói thành phẩm, kỹ thuật viên quản lý khâu sản xuất,…
3.2 Linh kiện điện tử
Theo đánh giá thì ngành linh kiện điện tử chính là một trong các ngành công nghiệp nhẹ khá phổ biến hiện nay. Lĩnh vực này có nhiệm vụ sản xuất, thiết kế và lắp ráp các mặt hàng điện tử. Mục đích của nó là nhằm để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước ở các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, quân sự,…
Ngoài ra, các sản phẩm của ngành điện tử cũng hỗ trợ cho nhiều ngành công nghiệp khác như đồ gia dụng, ô tô, thông tin liên lạc,… Đặc biệt, đây được xem là một trong các ngành công nghiệp nhẹ liên tục có sự cập nhật, thay đổi và điều chỉnh các sản phẩm theo chiều hướng đổi mới, Điều này nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thời đại công nghệ.
3.3 Dược phẩm
Ngành công nghiệp dược phẩm là ngành công nghiệp nhẹ chịu trách nhiệm sản xuất và tiếp thị các loại thuốc, hóa chất có tác dụng điều trị và phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, các công ty hay doanh nghiệp hoạt động trong ngành dược phẩm cũng sẽ tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển các loại thuốc mới.
3.4 Trang thiết bị y tế
Có thể nói sản xuất trang thiết bị y tế chính là một trong các ngành công nghiệp nhẹ luôn nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ. Đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Minh chứng cho điều này là đã có nhiều chính sách ưu đãi riêng được ban hành cho các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế thông dụng, thiết bị phục hồi chức năng, công nghệ cao, thiết bị tiệt trùng,…
3.5 Mỹ phẩm
Nhắc tới các nhóm ngành công nghiệp nhẹ đang phát triển mạnh ở Việt Nam hiện nay thì chắc chắn không thể bỏ qua ngành mỹ phẩm. Đây là nhóm ngành chuyên cung cấp và sản xuất các mặt hàng về làm đẹp như chăm sóc da và tóc, cơ thể, đồ trang điểm, nước hoa và nhiều sản phẩm liên quan khác. Thực tế thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm có thể vừa sản xuất, vừa phân phối bán lẻ sản phẩm.
Hiện nay khi nhu cầu làm đẹp của người dùng tăng lên thì nhóm ngành kinh doanh mỹ phẩm cũng ngày càng được đầu tư và phát triển. Theo đó, các sản phẩm làm đẹp cũng liên tục ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.
3.6 Nội thất
Ngành công nghiệp nội thất là ngành có nhiệm vụ thiết kế, sản xuất các sản phẩm nội thất dành cho gia đình, doanh nghiệp,… Đặc biệt, đây được xem là nhóm ngành tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và cả khoa học kỹ thuật. Do đó, bên cạnh việc thiết kế các sản phẩm nội thất thì đây cũng là ngành công nghiệp nhẹ còn liên quan đến lĩnh vực kiến trúc hoặc đồ họa.
3.7 Dệt may
Dệt may thuộc nhóm công nghiệp nhẹ chuyên sản xuất sợi, dệt nhuộm, vải hay thiết kế sản phẩm, hoàn tất hàng may mặc và phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng.
Theo đánh giá thì ngành may mặc đóng vai trò cung cấp các sản phẩm thiết yếu bởi nhu cầu tiêu dùng trên thị trường hiện nay là rất lớn. Chu kỳ sản xuất sản phẩm dệt may thường sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của thời tiết, thị hiếu của người dùng cũng như phong tục tập quán của từng vùng, miền.
Đối với ngành công nghiệp nhẹ này thì đối tượng lao động sử dụng chủ yếu là nữ và không yêu cầu trình độ cao. Tuy nhiên, vốn đầu tư của ngành may mặc không quá lớn. Do đó, chúng phù hợp hơn với các tổ chức sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, ngành này cũng đóng vai trò hỗ trợ và thúc đẩy phát triển nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
3.8 Giày, dép
Công nghiệp giày dép cũng thuộc nhóm ngành công nghiệp nhẹ tại Việt Nam. Lĩnh vực này sẽ chịu trách nhiệm thiết kế, sản xuất, phân phối và tiếp thị tất cả các loại giày, dép.
Có thể nói đây là nhóm ngành thu hút rất nhiều lao động và góp phần tạo điều kiện việc làm cho xã hội cũng như gia nhập vào quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Ngoài ra ngành giày dép còn mang lại nhiều nguồn thu ngoại tệ cho đất nước nhờ vào hoạt động xuất khẩu.
Hiện nay, thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành công nghiệp giày, dép ở nước ta là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, cụ thể chiếm tới 75% tổng kim ngạch. Theo thống kê, các sản phẩm giày, dép đang chiếm vị trí hàng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Xem thêm: Hệ thống làm mát xưởng may
Trên đây chính là tổng hợp và chia sẻ của chúng tôi để giúp bạn hiểu được công nghiệp nhẹ gồm những ngành nào? Đồng thời, qua đó, chúng ta cũng có thể thể thấy được rằng các nhóm ngành này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của đất nước. Do đó, việc đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp nhẹ là điều mà các doanh nghiệp tại Việt Nam luôn cần hướng đến.