Công nghiệp hỗ trợ là gì? Triển vọng cho nền công nghiệp Việt Nam trong tương lai
Công nghiệp hỗ trợ là gì? Triển vọng cho nền công nghiệp Việt Nam trong tương lai
Công nghiệp hỗ trợ là gì? hay công nghiệp phụ trợ là những khái niệm quen thuộc trong các ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp hiện nay. Dân số Việt Nam trẻ đã đem lại nguồn lao động dồi dào cho công hiệp hỗ trợ phát triển. Vậy Công nghiệp hỗ trợ là gì? Các ngành công nghiệp hỗ trợ nào phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Công nghiệp hỗ trợ là gì?
Công nghiệp hỗ trợ là các ngành công nghiệp về sản xuất phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện cho sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh .
Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất ở quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công nghiệp phụ trợ ngày càng khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp phụ trợ cũng dần có quy hoạch, quy mô với những hoạch định chiến lược rõ ràng, đưa ngành phụ trợ công nghiệp trở thành một phần quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất toàn cầu.
2. Các ngành công nghiệp hỗ trợ phổ biến ở Việt Nam hiện nay
2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo
Công nghiệp hỗ trợ như sản xuất linh kiện, phụ tùng, băng tải, cung cấp nguyên vật liệu hiện tại rất phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, ngành cơ khí chế tạo đang được chú trọng phát triển nhưng chưa có sự chuyển biến tích cực.
Lợi thế của Việt Nam trong ngành này đó là có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào. Tuy nhiên chưa có kinh nghiệm, tay nghề cao trong việc chế tạo phôi, đúc, xử lý nhiệt và xử lý bề mặt các sản phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khiến cho giá thành không được cao.
Xét về tổng thể thì công nghệ chế tạo cơ khí nội địa còn đơn giản, lạc hậu. Các thiết bị máy móc thiếu độ chính xác, không được bảo dưỡng định kỳ, thiếu phụ tùng thay thế, chưa được nâng cấp và đổi mới. Tuy nhiên những năm gần đây đã có sự chuyển giao của khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam và các nước có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhờ vậy ngành cơ khí chế tạo Việt Nam đã sử dụng những loại máy cắt, máy phay, hàn hiện đại hơn với độ chính xác cao.
Xem thêm: Thiết bị phụ trợ công nghiệp – Trợ thủ đắc lực của nền công nghiệp sản xuất
2.2. Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô
Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô là đòn bẩy để đưa thị trường Việt Nam phát triển và cạnh tranh với các xe hơi nhập khẩu từ nước ngoài.
Công nghiệp phụ trợ ô tô là ngành sản xuất các bộ phận, phụ tùng, chi tiết dùng để lắp ráp nên một chiếc ô tô hoàn chỉnh. Lĩnh vực phụ trợ ô tô không chỉ thúc đẩy ngành công nghiệp xe hơi phát triển mà còn có những tác động tích cực cho các ngành liên quan như: cơ khí, điện tử, kim loại,…
Ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam trong những năm gần đây đã có những phát triển vượt bậc, đáng chú ý.
Việt Nam sở hữu nguồn lực dồi dào trong các lĩnh vực: linh kiện cơ khí, linh kiện xe, dây cáp điện, nhựa, cao su,… Đây là nguồn cung ứng tốt cho ngành công nghiệp ô tô trong nước và xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, các khu sản xuất với máy móc hiện đại. Hướng phát triển này giúp các doanh nghiệp Việt Nam tự chủ trong cung ứng phụ tùng, linh kiện cho sản xuất lắp ráp ô tô thành phẩm. Nhờ vậy góp phần giảm kim ngạch nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại.
Điển hình cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là VinFast. Năm 2019, VinFast đã xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện cho ô tô tại Hải Phòng. Cũng chính từ đây VinFast đã cho ra đời nhãn hiệu ô tô của người Việt với mẫu mã, màu sắc đa dạng.
2.3. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giày
Ngành công nghiệp dệt may, da giày của Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc cả trong sản xuất và xuất khẩu. Đơn hàng dồi dào, song các doanh nghiệp dệt may còn gặp khó khăn trong việc nguồn cung đầu vào dẫn đến giảm sức cạnh tranh của Việt Nam với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Để khắc phục tình trạng thiếu nguyên vật liệu hay giá nguyên vật liệu nhập khẩu cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã đẩy mạnh hợp tác với các công ty cung cấp trong nước. Ngoài ra còn chú trọng sản xuất ra nguồn nguyên liệu xanh, nguyên liệu tái chế, dễ phân hủy thân thiện với môi trường. Việc làm này góp phần không nhỏ để giải quyết vấn đề nguyên liệu đầu vào cho hãng may này.
3. Triển vọng của công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam trong tương lai
Công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò quan trọng trong việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh cho Việt Nam.
Trong định hướng phát triển dự kiến đến năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành có khả năng sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng 45% nhu cầu sản xuất, lắp ráp thành phẩm trong nước, chiếm 11% giá trị sản xuất công nghiệp.
Đến năm 2030, công nghiệp phụ trợ đáp ứng 70% nhu cầu sản xuất trong nước, chiếm 14% giá trị sản xuất công nghiệp. Các khu công nghiệp phụ trợ được xây dựng tập trung, từ đó giúp Việt Nam tự chủ nguyên liệu đầu vào, giảm việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam còn liên kết với các doanh nghiệp FDI đa quốc gia như Samsung, Toyota,… để sản xuất nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng trong nước. Các doanh nghiệp tiếp thu khoa học công nghệ, không ngừng đổi mới, nâng cao tay nghề của nhân công trong sản xuất. Đầu tư về quy mô sản xuất, máy móc, công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cho nguyên liệu, linh kiện đáp ứng nhu cầu các ngành công nghiệp ô tô, dệt may, cơ khí.
Công nghiệp hỗ trợ phát triển, từng bước giúp Việt Nam tự chủ được nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Đây là cốt lõi để thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam phát triển một cách bền vững. Các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ cần nâng cao năng lực, tay nghề và quy mô để trở thành các nhà cung cấp, chuỗi cung ứng lâu dài, bền vững cho các doanh nghiệp sản xuất. Từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cho các sản phẩm, doanh nghiệp của Việt Nam trên thị trường quốc tế.