Công nghệ thông tin – Ngành len lỏi vào mọi lĩnh vực xã hội –

1. Thông tin về ngành Công nghệ Thông tin

Công nghệ Thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.

Ngành Công nghệ Thông tin trải rộng trên tất cả lĩnh vực của cuốc sống từ kinh tế, kỹ thuật, viễn thông đến y tế, an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, ngành công nghệ thông tin suốt bao năm qua vẫn chưa hề có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Với tình hình cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay, dự báo trong những năm tới tình hình nhân lực chất lượng cao ngành Công nghệ thông tin sẽ phát triển vô cùng mạnh mẽ.

2. Học gì trong ngành Công nghệ Thông tin tại trường Đại học Phan Thiết?

Theo chương trình đào tạo ngành Công nghệ Thông tin của trường Đại học Phan Thiết, trong suốt 3,5 năm học tập, sinh viên sẽ được tích lũy đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho nhu cầu thực tiễn của xã hội hiện đại sau khi tốt nghiệp ra trường. Cụ thể:

Về kiến thức:

  • Được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và kiến thức cơ bản như: mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm…

  • Được trang bị hệ thống kiến thức chuyên ngành như: Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính…

  • Được trang bị những kiến thức khác liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công, ứng dụng hệ thống phần mềm; bảo mật hệ thống thông tin; thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành, bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính….

Với lượng kiến thức khoa học tự nhiên, xã hội, và cơ sở chuyên môn được đào tạo, sinh viên có khả năng thích ứng tốt với nhiều công việc khác nhau như nghiên cứu lý thuyết, đưa ra ý tưởng xây dựng mô hình, thiết kế kỹ thuật và phát triển giải pháp công nghệ, tư vấn, quản lý và sản xuất đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực của ngành CNTT.

Về kỹ năng:

  • Tích lũy được đa dạng kỹ năng như: lập luận, phân tích, xử lý các vấn đề kỹ thuật; tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm; giao tiếp, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, giải quyết tình huống….

Đồng thời, sau khi học tập tại Đại học Phan Thiết, sinh viên cũng sẽ có được năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; khả năng tự định hướng, thích nghi với nhiều môi trường làm việc khác nhau; tác phong làm việc chuyên nghiệp, tuân thủ kỷ luật lao động, trách nhiệm trong công việc.

3. Tốt nghiệp ngành Công nghệ Thông tin sẽ làm những việc gì?

  • Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật.

  • Đối với ngành Thiết kế đồ họa sinh viên ra trường sẽ có thể làm việc trong các công ty chuyên về thiết kế đồ họa, các công ty về game, các studio ảnh, hoặc các công ty về xây dựng front-end cho website…

  • Đối với ngành Mạng máy tính sinh viên ra trường sẽ làm việc trong các công ty, các doanh nghiệp có thể triển khai hệ thống mạng nội bộ, mạng không dây tại nơi làm việc hoặc trở thành các kỹ sư cầu nối về mạng tại các tập đoàn lớn hay các công ty nước ngoài tại Nhật Bản hoặc Mỹ…

  • Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính…

  • Ngoài ra, công nghệ thông tin có mặt trong tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống xã hội hiện nay và vì vậy sinh viên công nghệ thông tin ra trường sẽ không phải lo lắng quá nhiều về vấn đề việc làm như đối với các ngành học khác.

4. Các phương thức xét tuyển ngành Công nghệ Thông tin

1) Dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

2) Dựa trên kết quả học bạ THPT với điều kiện học sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt được 1 trong 6 tiêu chí sau:

– Điểm trung bình của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của cả năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của học kỳ 1 lớp 11, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

– Điểm trung bình của 3 môn thuộc khối xét tuyển của cả năm học lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 ≥ 6.0

Link đăng ký xét tuyển trực tuyến: ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen

3) Dựa trên kết quả kỳ thì đánh giá năng lực của Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

XÉT TỔ HƠP MÔN

Toán, Vật lý, Hóa học

A00

Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A01

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh

D01

Toán, Vật lý, Ngữ văn

C01

 

ts.upt.edu.vn/xettuyentructuyen 

Đăng ký xét tuyển và nhận học bổng:


bit.ly/2HvwIFI 

Đăng ký để được hỗ trợ tư vấn:

Thông tin liên hệ:

  • Hotline: 0762538686 – 02526283838

  • Website: ts.upt.edu.vn 

  • facebook.com/upt.edu.vn/ 

    Fanpage:

  • Địa chỉ: 225 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận